Chết cười với những giấc mơ kì quái của CĐM, bạn đã từng có giấc mơ như thế chưa?
Ắt hẳn trong lúc ngủ, ai cũng đã từng có một giấc mơ vô cùng lý thú. Nó có thể đẹp không tưởng tượng được nhưng cũng có thể vô cùng kỳ quặc đến nỗi bật cười.
Đôi lúc khi có một giấc mơ đẹp, ta chỉ ước rằng có thể sống mãi trong giấc mơ đó. Bởi thực tế thì lúc nào cũng nhiều phiền muộn hơn cả, chỉ có mơ mới mang đến những điều phi thường. Nhưng cũng có khi giấc mơ đó quá tàn nhẫn, sẵn sàng cuốn đi vài giọt nước mắt trong lúc ngủ mà ta chỉ mong có thể tỉnh dậy thật mau. Tóm lại, đã là mơ, thì thôi cứ mơ cho đã, rồi khi thức dậy có thể có tâm trạng hơn để lại bắt đầu chuỗi ngày thường nhật.
Ảnh minh họa
Vậy thì bạn đã bao giờ có một giấc mơ nào đó vô cùng lạ lùng hay chưa? Phá vỡ mọi giới hạn, “xé nát” cả thực tế? Cùng xem thử một số giấc mơ “không thú vị không ăn tiền” đến từ cộng đồng mạng luôn chứa đầy bất ngờ nhé.
“Mơ được thừa hưởng tài sản kếch xù từ cha mẹ, nhưng bị anh chị em trong nhà mưu mô hãm hại. Drama gia tộc :)”
“Tao vừa ngủ trưa và mơ thấy có 1 kẻ đã đến và lấy 2 hộp sữa chua hương bạc hà việt quất và lựu của tao, bọn tao đã đánh nhau tung chưởng 7 sắc cầu vồng như trong Aquaman nhưng tao đã bị trọng thương và thua. Thật kì cục là tao tìm trong tủ không còn hộp sữa nào thật..”
Những giấc mơ về tài sản luôn chứa đầy những tiếc nuối. Nhỡ có thật và nhỡ cũng có thể… mất thật. Nhưng chắc chắn vẫn chưa đủ mặn để thấm đượm khẩu vị của bạn rồi đúng không? Đừng lo, bởi những giấc mơ đáng trân quý nhất, hài hước nhất của chị em tất nhiên đều phải xuất hiện đàn ông ở trong đó.
Video đang HOT
“Mơ thấy tui với trai đẹp leo lên nóc nhà ngồi nói chuyện xong tui lỡ làm anh té. Từ đó anh ko ghé qua giấc mơ của tui lần nào nữa.”
“Mơ Chanyeol bảo vào phòng lấy cho anh mượn quyển Giáo dục công dân :D”
“Ngày trc mơ người yêu cũ đứng gõ cửa, dậy ra chửi bảo đừng đến. Thế nào lúc tỉnh dậy vì chủ nhà gõ cửa, đang vẫn tưởng mơ chạy ra: Tao bảo mày đừng đến cơ mà. Tí nữa thì bị đuổi”
“G-Dragon cầu hôn nhưng chảnh, không chịu nhận để rồi tỉnh dậy hối hận đến mức đập đầu vô tường”
“Mới mơ thấy 1 dàn trai đang tắm suối, tao lướt nhanh qua trượt chân được 2 anh đỡ nhưng lại té xuống suối chung ahihi. Nghĩ là happy ending cho 1 tấm bồ trong mơ sau đó nhưng không :) báo thức reo và vỡ mộng…”
Cứ tưởng sẽ thoát ế, ai dè tiếng chuông vang bên tai làm tan vỡ cả giấc mộng yêu đương. Chắc là rất nhiều bạn đã phải trải qua trường hợp đầy ấm ức này rồi. Người ta đang hạnh phúc thế cơ mà, và cũng nên nhớ nếu có cơ hội được ai tỏ tình hay cầu hôn trong mơ thì cứ chịu luôn đi nghen, bởi ít nhất thì mình cũng tạm có chồng hoặc người yêu đó chớ.
Và tất nhiên là không thể nào thiếu được chuyên mục những giấc mơ vô cùng quái đản. Nhiều khi không biết lúc tỉnh táo họ đã làm những gì để rồi mang vào trong mơ những sự kiện phi lý đến mức không thể nhịn cười được.
“Tao đã từng mơ thấy mình cưỡi tấm thảm thần bay vòng vòng khắp trường, ai cũng ghen tị cho đến khi tao xém bị bắt về để làm nghiên cứu tra hỏi vì sao tao lại có tấm thảm đó”
“Mơ Dạ vương trong Game of thrones cưỡi con rồng chết phun băng vào nhà mình xong mình biến thành Éo Sà”
“Trước tao nằm ngủ mơ bị ma đuổi, xong tao giật mình tỉnh dậy lấy con dao để dưới gối rồi ngủ tiếp. Thế là nằm mơ thấy ma cầm dao đuổi mình… Sợ thật sự!”
“Tao cứ nằm mơ cái này 5, 6 lần luôn rồi é. Tao thấy tao đang chạy ngang ruộng thấy thằng nào ngồi ăn bánh mì. Ngon quá tao xuống xin nó cho tao cắn miếng đi. Nó không cho còn đạp tao xuống ruộng :
Thế mới nói, một khi đã mơ là chúng ta thường để cho câu chuyện đi đến đâu luôn. Đôi khi giấc mơ ấy như một bộ phim dài tập đến nỗi mình chỉ nhớ được đoạn kết. Nhưng nếu có thể nhớ hết toàn bộ thì chắc chúng ta cũng có thể xuất bản ra được một tập văn rồi ấy chứ.
Theo yan.vn
GS Nguyễn Minh Thuyết: ào tạo sư phạm nên như ngành y
Một số vụ bạo lực và xâm hại học đường xảy ra trong thời gian qua cho thấy nhiều giáo viên chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ.
Các trường sư phạm nên thay đổi phương thức đào tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định nội dung Giáo dục công dân được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn đạo đức ở tiểu học, môn giáo dục công dân ở cấp THCS, môn giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT là những môn học cốt lõi.
Chúng tôi thấy đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhưng đồng thời đây cũng là một thách thức đối với các khoa đào tạo giáo viên giáo dục công dân. Có đáp ứng được chương trình này không, có thể hiện được mục tiêu là phát triển năng lực cho học sinh hay không?
Hiện chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học vẫn theo định hướng tiếp cận nội dung. Đã đến lúc cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Theo đó, trước hết phải xác định chuẩn đầu ra của người học, từ đó mới xác định nội dung và phương pháp dạy học.
Vì rõ ràng, môn Giáo dục công dân ở phổ thông đang thay đổi rất lớn. Các trường sư phạm cần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để giáo sinh ra trường có thể dạy được môn này.
Các kỹ năng giáo viên cần đạt được như soạn giáo án, kỹ năng tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm như thế nào, nghiệp vụ của Tổng phụ trách đội ra sao, nghiệp vụ của người tư vấn như thế nào... tất cả đều phải được dạy trong trường sư phạm.
Rồi mô hình đào tạo như thế nào? Hiện nay, sư phạm tuyển sinh trên giấy. Trước đây, tuyển sinh sư phạm kỹ lắm như tiếp cận, phỏng vấn xem thí sinh có thích hợp với nghề giáo không? Không yêu trẻ, không nhận thấy đây là nghề cao quý, không chấp nhận cuộc sống thanh bạch thì làm sao mà làm nghề giáo được?
Nhưng hiện nay thi là trên giấy để tuyển sinh. Thứ hai thời gian đào tạo ở trường chiếm tới 90%. Trong khi đó, trường Y khoa muốn đào tạo một bác sĩ chữa bệnh thì 50% đào tạo ở trường, còn 50% đào tạo tại bệnh viện.
Các trường sư phạm cũng phải thay đổi phương thức đào tạo theo hướng này. Dạy ở trường chỉ cần 50% thời gian, còn lại để giáo sinh tiếp cận ngay với thực tiễn phổ thông, được giáo viên phổ thông hướng dẫn làm những công việc thực tiễn thì mới vững vàng được. Tôi cho rằng giáo sinh phải được đào tạo thực tế, được xử lý tình huống ngay từ khi còn học ĐH.
Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y, kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện, là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm.
Theo Tiền phong
Phụ huynh "tố" cô giáo tát gãy răng học sinh Theo phản ánh của một phụ huynh, chỉ vì quên không mang sách vở mà cháu chị bị cô T. tát ra máu mồm. Liên quan đến thông tin cô giáo bị tố đánh, xúc phạm và đuổi học sinh khỏi lớp, chiều 15.11, lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hoà (TP.Hà Nội) cho biết đã nắm được thông tin và yêu cầu...