Chết cười với câu chuyện “tiếng rên”
Hãi hùng hơn nữa khi cụ thấy những tiếng kêu ấy ngày một to và dồn dập, lúc thì tiếng rên rỉ như bị nghẹn họng, lúc thì kêu la thậm chí là phát ra tiếng cầu cứu: “Tha cho em … Em xin anh!”. Không nghi ngờ gì nữa, đúng là có trộm rồi!
Cứ mỗi lần nhắc đến sự kiện có 1 không 2 liên quan đến “tiếng rên” đó, cả khu tập thể nhà chị Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) lại được phen cười nghiêng cười ngả.
Chả là hôm đó, ban ngày ban mặt, mọi nhà đều đi làm hết. Nhưng có cặp vợ chồng nhà Tuyết và Thành , sau khi đi nghỉ tuần trăng mật về vẫn chưa phải đi làm. Buổi trưa, hai vợ chồng ở nhà, cảm hứng lên cao liền đóng cửa “chiến đấu”. Cứ nghĩ cả khu đi làm hết, vắng vẻ chả có ai nên 2 vợ chồng thoải mái còn hơn ở khách sạn hôm đi du lịch.
Nhà chị Mai sát vách nhà Tuyết, có mẹ chồng chị – bà Nhâm mới ở quê lên trông cháu cho anh chị đi làm. Hôm đó, cụ vừa dỗ cháu ngủ trưa xong thì bỗng nhiên nghe thấy những âm thanh lạ, khi to khi nhỏ, khi gần khi xa, mà hình như phát ra từ chính nhà hàng xóm.
Bà Nhâm giật mình đánh thót, rón rén mở cửa ra ngoài để nghe ngóng. Hãi hùng hơn nữa khi cụ thấy những tiếng kêu ấy ngày một to và dồn dập, lúc thì rên rỉ như bị nghẹn họng, lúc thì kêu la thậm chí là phát ra tiếng cầu cứu: “Tha cho em … Em xin anh…!”. Không nghi ngờ gì nữa, bà nghĩ đúng là có trộm rồi!
Bác bảo vệ thì vẫn chẳng hay biết gì, hùng hổ xông đến đập cửa, kêu gọi tên trộm ra đầu thú và phân phó đám thanh niên dàn hàng bắt sống trộm (Ảnh minh họa)
Bà Nhâm nhanh trí, không hề tri hô để “trộm” nhân thời cơ lẻn đi mất. Bà rón rén chạy ra bảo vệ khu tập thể, hổn hển kể lại sự tình: “Nhà con bé Tuyết có trộm, nó bị bóp cổ trong nhà sắp chết rồi!”.
Bác bảo vệ nghe thấy cũng sợ hãi, vội huy động thanh niên trai tráng xung quanh, chuẩn bị cả dao, cả gậy, vả dây thừng đi bắt trộm. Bác còn hò hét cả người đến công an phường báo cáo, sợ tên trộm đầu gấu manh động.
Cả đám đông vũ trang đầy đủ, nhẹ nhàng tiến đến hiện trường gây án. Những âm thanh trong phòng vẫn đều đều phát ra, không hề biết bên ngoài đang nhốn nháo thành đàn vì mình.
Video đang HOT
Đến lúc này thì đám thanh niên đã hiểu ra sự tình, nhìn nhau cười xấu hổ. Nhưng bà Nhâm và bác bảo vệ thì vẫn chẳng hay biết gì, hùng hổ xông đến đập cửa, kêu gọi tên trộm ra đầu thú và phân phó đám thanh niên dàn hàng bắt sống trộm.
Kết quả, chả thấy trộm đâu, chỉ có vợ chồng nhà Tuyết áo quần hơi xộc xệch, tóc tai rối bù và khuôn mặt đỏ như gấc ra mở cửa. Sau đó, mỗi lần câu chuyện được thành viên trong xóm kể lại đều kèm theo một câu kết luận: “Đúng là các cụ già chả biết &’rên rỉ’ là gì!”.
Nhà chồng Lệ (Quận 6, TP HCM) có 2 anh em trai. Chồng cô – Nghiêm là con cả, 2 người ở với bố mẹ chồng. Em trai Nghiêm cũng đã lập gia đình và ra riêng. Vì vợ chồng em trai chồng thường xuyên về nhà chơi nên ở nhà chồng vẫn dành 1 phòng riêng cho 2 người mỗi khi muốn ngủ lại.
Hôm đó, buổi trưa thứ bẩy, ăn cơm xong, Nghiêm đưa bố mẹ chồng đi có việc. Nhà chỉ còn mỗi Lệ và vợ chồng chú em. Đang thiu thiu ngủ trưa thì bỗng nhiên Lệ nghe thấy tiếng thét thất thanh từ tầng trên vọng xuống.
Cô sợ quá, bao nhiêu suy nghĩ nhảy nhót trong đầu. Chả lẽ em dâu bị chồng đánh? Trước giờ cô đâu có nghe ai nói chú hai có tính vũ phu đâu cơ chứ? Hay 2 người họ cãi nhau? Cô có nên lên can không? Nhỡ xảy ra cơ sự gì, bố mẹ chồng và Nghiêm về lại trách cô, làm chị mà để 2 em xảy ra chuyện mà không can thiệp?
Lệ vùng dậy, định bụng lén lên ngó xem có chuyện gì. Sau khi xác định nặng nhẹ thì mới quyết định có nên xông vào hay không. Nhưng cô vừa thò mặt lên gần đến cửa phòng em trai thì cửa phòng bật mở he hé. Em dâu mặc bộ quần áo ngủ không thể mỏng và hở hơn bước ra, có lẽ em định vào nhà tắm.
Qua khe cửa, Lệ loáng thoáng nhìn thấy em trai chồng trong trạng thái không mảnh vải che thân đang nằm trên giường. Sự việc quá mức bất ngờ, Lệ đứng như trời chồng, lắp bắp nói ra một câu “ngố” không thể tả: “Không phải em bị chú hai đánh à?”.
Em dâu nghe thấy vậy, hiểu ra mọi chuyện, cười cười vẻ xấu hổ với Lệ. Lệ chẳng làm gì thế mà mặt đỏ tía tai chạy vụt về phòng, đóng thật chặt cửa lại.
Chưa hết, sau đó vẫn có một phen động trời hơn thế nữa, cũng liên quan đến tiếng rên của em dâu. Lần đó là lúc Lệ mang thai gần sinh đến nơi. Vợ chồng chú hai đến chơi và cũng ngủ lại.
Đêm muộn, cả nhà đang ngủ ngon thì bỗng đâu cứ nghe thấy những tiếng rên rỉ vang vọng lại. Đêm khuya thanh vắng, những âm thanh như thế không khỏi khiến cho mọi người tỉnh giấc, mà đầu tiên là những người già thính ngủ như bố mẹ chồng Lệ.
Nghe thấy tiếng thét thất thanh từ tầng trên vọng xuống, sợ quá Lệ định bụng lén lên ngó xem có chuyện gì (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng giật nảy mình: “Chết rồi! Ai bị làm sao ấy nhỉ? Hay là cái Lệ đau đẻ? Sao đau mà không gọi ai thế chứ? Thằng Nghiêm đâu không biết?”. Bà lay mạnh chồng dậy, 2 ông bà vừa lật chăn ra thì lại nghe thấy riếng rên ngày một to, biến thành những tiếng kêu gào, la hét lẫn cầu cứu.
Hai ông bà sợ quá, không kịp khoác thêm áo, tức tốc chạy sang gõ cửa phòng Lệ ầm ầm. Khi vợ chồng Lệ ngái ngủ ra mở cửa thì ông bà cũng vừa kịp nhận ra, tiếng kêu hình như không phát ra từ phòng Lệ mà từ trên tầng 2.
Lệ vừa nghe tiếng kêu liền biết ngay chuyện gì xảy ra nhưng chẳng biết giải thích sao với bố mẹ chồng. Trong lúc ấy ông bà đã kịp phi lên gõ cửa phòng em chồng để hỏi thăm tình hình.
Kết quả là một màn vừa xấu hổ vừa buồn cười. Bố chồng Lệ lắc đầu quay đi. Mẹ chồng thì giận tím mặt nhìn con dâu thứ vì nghĩ con dâu là đồ hư hỏng, mất nết lắm.
Lệ và chồng nhìn nhau, chẳng phải mình là nhân vật chính nhưng cũng ngượng chín cả mặt. Còn vợ chồng em chú, chắc tởn đến già, chẳng bao giờ dám ngủ lại nhà nữa, có ngủ lại thì chắc cũng nằm yên chứ sao dám “ho he” gì.
Theo Afamily
Cam phận tầm gửi
Nhiều phụ nữ có nhan sắc, có học thức nhưng cam chịu sống phụ thuộc vào người khác.
Quen Linh trên mạng xã hội đã lâu nhưng gần đây, chúng tôi mới có dịp gặp nhau khi cùng đưa mấy đứa trẻ đến khu vui chơi ở Công viên Tao Đàn, TP HCM.
Sau khi bọn trẻ chơi chán, tôi đề nghị: "Mình đưa bọn nhóc qua ăn gà rán đi em", Linh thoáng bối rối rồi lí nhí: "Lần sau nhé chị, em không có tiền". Nghe qua, tôi hơi bất ngờ vì nhìn Linh sang trọng, 2 đứa bé ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ thế kia mà bảo không tiền cũng lạ.
Chồng phát 100.000 đồng mỗi tuần
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. Chồng Linh là con trai một trong nhà. Tuy không giỏi giang nhưng anh ta rất giàu có vì của cải của cha mẹ để lại. Đặc biệt, chồng Linh rất yêu vợ, luôn sợ mất cô. Linh thích gì, chồng cũng chiều; muốn ăn uống, mua sắm gì, chồng cũng cho. Có điều là mỗi tuần, anh ta chỉ phát cho Linh 100.000 đồng. Số tiền 100.000 đồng không hơn không kém này duy trì từ ngày cưới cho đến nay.
"Ban đầu em cũng bức bối, khó chịu lắm nhưng chồng bảo em cần tiền làm gì khi ăn uống, mua sắm, anh ấy trả hết rồi nên dần dần em cũng nguôi ngoai" - Linh giải thích. Một đứa rồi 2 đứa con ra đời, số tiền ấy vẫn không nhích lên vì "cần gì đã có chồng lo".
"Sao anh ta kỳ vậy? Anh ta đối đãi với gia đình bên vợ thế nào?" - tôi thắc mắc. "Anh ấy tốt lắm. Năm ngoái, chồng em đã trả số nợ hơn 200 triệu đồng cho ba mẹ của em vì trót mê đề đóm" - Linh cho biết. Linh kể cô từng đi học trang điểm và có chứng chỉ quốc tế nhưng anh chồng không cho đi làm vì sợ ra đường nhiều người "nhìn ngó" vợ, sợ Linh thành công sẽ bỏ anh ta. "Bây giờ em đi làm vẫn còn kịp mà"- tôi gợi ý. Linh cười buồn: "Em lại có thai nữa rồi, việc đi làm còn xa lắm".
Sau khi bọn trẻ yên vị ở quán ăn, Linh kể cô lấy chồng vì muốn giúp cha mẹ bởi khi đó, gia đình cô rất khó khăn. (ảnh minh họa)
"Không quen sống cực khổ"
Đề cập chuyện nhiều phụ nữ xinh đẹp, có học thức lại cam chịu "sống nhờ" vào người khác, bà Bùi Thanh Huyền, giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM, lý giải: "Có nhiều lý do để chị em sống phụ thuộc vào người khác: bận chăm sóc con nhỏ, chăm sóc người thân bị bệnh, không tìm được công việc phù hợp, chồng có điều kiện kinh tế tốt... Tuy nhiên, cũng có nhiều chị em sống phụ thuộc vào người khác vì không quen lao động, không thích cực khổ. Điều này thật đáng trách và đáng tiếc!".
Bà Bùi Thanh Huyền kể mới đây, một cô gái trẻ, xinh đẹp đến tìm gặp bà để nhờ tư vấn có nên giữ lại cái thai hay không. M., tên cô gái, cho biết cô 22 tuổi, sinh viên năm cuối của một trường đại học tại TP HCM. Người yêu cô 55 tuổi, làm giám đốc một doanh nghiệp lớn ở TP. Ông ta đã có gia đình, con cái và không bao giờ muốn bỏ gia đình để lấy M. dù nói yêu cô mỗi ngày. M. khoe tuy không có danh phận nhưng cô được người yêu chu cấp đầy đủ, mỗi tháng đi du lịch trong nước một lần, mỗi năm thì có một chuyến du lịch nước ngoài.
"M. cho biết ông ấy nhất định bắt cô phải bỏ thai và đây là lần thứ 3 mang thai nên M. có chút băn khoăn. Tôi đã khuyên M. nên suy nghĩ kỹ vì thêm một lần phá thai có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của cô. Sau một giờ trò chuyện, tưởng đâu M. đả thông tư tưởng, ai dè cô ấy nói: "Nhưng mà anh ấy hứa sẽ mua nhà nếu em bỏ thai. Em không quen sống cực khổ..." - bà Huyền ngao ngán.
Theo VNE
Anh từng gặp một người con gái Cô ấy trông mỏng manh như sương khói, nụ cười đôi lúc không che giấu nổi nỗi sầu. Nhưng cô ấy không bao giờ khóc trước đám đông. Anh từng gặp một người con gái, cô ấy có thể ngồi hàng giờ ở bến xe bus nhìn vu vơ vào một điểm đến ngây ngốc, để mặc cho bao tuyến bus đi qua....