Chen nhau đi đào vàng ở ngọn núi có hơn 50% vàng quý
Ngọn núi có đến 60-90% là vàng mới được phát hiện ở Cộng hòa dân chủ Congo khiến nhiều người đổ xô đến tìm kiếm.
Chen nhau đi đào vàng ở ngọn núi hơn 50% vàng quý
Rất nhiều người đã vội vã kéo về khu vực một ngôi làng ở Cộng hòa Dân chủ Congo sau khi có thông tin phát hiện ngọn núi có đến 60-90% vàng.
Người ta vội vã đổ về ngọn núi ở Luhihi, thuộc tỉnh Nam Kivu của Congo để truy tìm kho báu. Video lan truyền trên mạng cho thấy mọi người đổ xô về đây, tay cầm cuốc cầm xẻng với hi vọng tìm thấy thứ kim loại quý giá từ lòng đất.
Ahmad Algohbary, người chia sẻ video lên mạng xã hội cho thấy hàng nghìn người dân tràn ngập ngọn núi ở Luhihi sau khi phát hiện ra khu vực này chứa nhiều vàng.
Có khoảng 60-90% vàng ở ngọn núi Congo mới được phát hiện
Khai thác vàng bằng phương pháp thủ công khá phổ biến trong khu vực sản xuất vàng, đông bắc của Congo.
Nhưng hiện tại các nhà chức trách Congo đã ban hành lệnh cấm khai thác vàng trái phép đối với những người dân sau khi họ phát hiện ngọn núi chứa nhiều vàng.
Việc đình chỉ nhằm giúp các nhà chức trách có thời gian xác định những người thợ mỏ đang làm việc tại ngọn núi và đảm bảo họ có đăng ký hợp lệ với các cơ quan quản lý khai thác. Việc thiết lập lại các hoạt động khai thác ở Luhihi không chỉ để bảo vệ tính mạng của người thợ mà còn đảm bảo truy xuất nguồn gốc vàng đã sản xuất theo luật Congo.
Được biết, Congo có nguồn tài sản thiên nhiên giàu có, từ dầu mỏ, gỗ, kim cương, khoáng sản … nhưng việc dễ dàng tìm thấy những sản vật này làm nảy sinh lòng tham, sự bất bình trong xã hội.
Lăng mộ xa hoa với thiết kế hiểm độc: Trộm mộ 'bó tay' sau 3 lần đánh thuốc nổ
Lăng mộ này vẫn bảo toàn được hơn 5.000 cổ vật vàng, bạc, đá quý... chính là nhờ thiết kế đặc biệt vững chãi của nó.
Lăng mộ xa hoa
Ngày 7/2/2000, đúng Mùng 3 Tết Nguyên đán, ba tiếng nổ rúng động vang lên xé toạc màn đêm, khiến cho cư dân thị trấn Trường Than, tỉnh Hồ Bắc náo loạn. Rạng sáng, dân làng chạy đến trình báo với chính quyền, nhân viên khu di tích văn hóa địa phương cũng nhanh chóng có mặt tại hiện trường để xem xét.
Thì ra đêm hôm trước, những tên trộm mộ đã tìm tới khu vực núi Long Sơn để đào bới một ngôi mộ hoàng gia tồn tại từ thời nhà Minh - đó chính là lăng mộ Hoàng tử Chu Thiêm Ký (1411-1441), con trai của Hoàng đế Minh Nhân Tông (1378- 1425) - vị hoàng đế thứ tư của triều đại nhà Minh.
Núi Long Sơn có hình dáng như một con rồng, trong đó lăng mộ được đặt trang trọng ở chính vị trí đầu rồng. Lăng có diện tích không quá lớn, tổng chiều dài chỉ 15,4 mét, nơi rộng nhất là 7,88 mét và cao 5,3 mét.
Lăng mộ ngập úng trong nước. Nguồn: Sohu.
Ngoài ra, cổ mộ này cũng không có hệ thống thoát nước, toàn bộ khu vực lăng quanh năm ngập úng, đội khảo cổ đã mất 4 ngày chỉ để bơm hết nước trong lăng ra ngoài.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cho rằng lăng mộ này bị ngập nước không phải do chọn địa thế cẩu thả mà chính bởi quan điểm phong thủy của thời nhà Minh: Mộ phải được đặt ở nơi có mạch nước ngầm thì người chết mời về được tới suối vàng!
Có thể dễ dàng đoán được rằng bên trong lăng mộ nhỏ bé ngập úng này, quan tài gỗ và những đồ tùy táng sơn mài đã bị mục nát từ lâu. Đội khảo cổ khi đặt chân vào lăng cũng vô cùng thất vọng, họ tin rằng lăng mộ sẽ chẳng còn món đồ giá trị nào để khai quật.
Trong lúc này, một vị chuyên gia bỗng giẫm phải thứ gì đó trong bùn. Ông cúi xuống nhặt nó lên thì phát hiện đây là một chiếc trâm cài tóc hình phượng hoàng bằng vàng, tỏa ra ánh sáng lấp lánh.
Chiếc trâm cài phượng hoàng có thiết kế vô cùng tinh xảo. Nguồn: Sohu.
Các nhà khảo cổ tiếp tục đào bới trong vũng sình lầy thì bất ngờ phát hiện ra hơn 5.100 miếng vàng, bạc, ngọc, đá quý và đồ sứ, trong đó có hơn 1.400 miếng vàng, bạc và ngọc, hơn 3.400 mảnh đá quý. Theo Sohu , ngôi mộ này có thể là ngôi mộ hoàng tử có đồ tùy táng giá trị nhất từng được khai quật tại Trung Quốc
Lượng châu báu được tìm thấy ở đây có thể sánh ngang với một lăng mộ hoàng đế.
Đối với những bảo vật này, các chuyên gia cho biết: "Ngọc lục bảo, ngọc lục bảo vàng và ngọc lục bảo mắt mèo vàng trong lăng mộ của hoàng tử Chu Thiêm Ký không được sản xuất vào thời nhà Minh. Chúng đều là cống vật của nước ngoài và rất hiếm."
"Giá trị của các văn vật được khai quật trong lăng có thể bằng một nửa gia tài của một quốc gia nhỏ!"
Nếu dựa theo quy mô ngôi mộ và đồ tùy táng, nhiều người sẽ đoán rằng Chu Thiêm Ký là một vị hoàng tử với những chiến công lừng lẫy hay có cống hiến to lớn cho đất nước, nhưng sự thật không phải như vậy. So với các vị hoàng tử của những triều đại trước, vị hoàng tử này vô cùng bình thường, không có có thành tựu xuất sắc nào được ghi nhận trong sử sách.
Ngọc trang trí được tìm thấy trong lăng mộ. Nguồn: Sohu.
Trang sức được tìm thấy trong lăng mộ. Nguồn: Sohu.
Thiết kế đặc biệt của lăng mộ
Nguyên nhân lăng mộ của vị hoàng tử này vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật như vậy chính là nhờ thiết kế độc đáo của nó.
Không giống các lăng mộ của hoàng thất thời nhà Minh dùng phương pháp "đào hố xây huyệt", lăng mộ này ứng dụng phương pháp "khoan lỗ làm huyệt" - đào mộ theo phương ngang để lớp đất đá bên trên được giữ nguyên vẹn. Cách làm này tuy tốn nhiều công sức nhưng giúp lăng mộ vững vàng gấp bội phần.
Quang cảnh bên trong lăng mộ Hoàng tử Chu Thiêm Ký. Nguồn: Sohu.
Lăng mộ được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ quay mặt theo hướng Bắc Nam, thiết kế theo kiểu đường hầm phương ngang, dốc cao ở phía Nam và thấp dần xuống phía Bắc. Bên trong được lát gạch với chất kết dính là vôi.
Bên cạnh đó, kết cấu cổng lăng hình bán nguyệt có chức năng chịu lực tốt, có thể chống lại thuốc nổ của bọn trộm rất hiệu quả. Theo Sohu , chính thiết kế đặc biệt như vậy đã khiến lăng mộ còn nguyên vẹn dù mộ tặc đã 3 lần dùng thuốc nổ tìm đường vào lăng.
NASA muốn mua tài nguyên Mặt trăng Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 10-9 đã công bố sáng kiến trả tiền cho các công ty khai thác khoáng sản trên Mặt trăng. Hình ảnh chụp miệng núi lửa trên Mặt trăng năm 1969. Ảnh: theatlantic Cụ thể, NASA đề nghị mua số lượng khoáng sản giới hạn và yêu cầu các công ty đưa ra những đề...