‘Chén bằng hết’ list đặc sản bánh gói lá Việt Nam ngon khó cưỡng!
Ẩm thực Việt Nam thực sự phong phú và đa dạng, từ những món ăn đường phố, đến các món bánh. Và đặc sản bánh gói lá Việt Nam thực sự độc đáo, mang nét riêng không hề trộn lẫn.
Những chiếc lá chuối, lá nếp, lá dừa, lá dong, lá gai,… dù không mang lại chất dinh dưỡng nhưng lại góp phần không nhỏ tạo nên hương vị, đặc trưng riêng cho đặc sản bánh gói lá Việt Nam.
Những đặc sản ẩn mình sau lớp lá (Ảnh: VinID)
Cùng Lữ Hành Việt Nam khám phá list bánh ẩn mình trong lớp lá xanh đậm đà hương vị Việt, ăn một lần ‘gây nghiện’ ngay thôi.
‘Chén sạch’ list đặc sản bánh gói lá Việt Nam!
1. Bánh giò
Bánh gò là loại bánh ăn vặt quen thuộc ở thủ đô Hà Nội. Bánh giò được làm từ bột gạo tẻ và bột năng nên bánh khá thanh, mềm không giống như các loại làm từ bột nếp. Nhân bánh là sự kết hợp của thịt băm, mộc nhĩ, hành khô, nấm hương… sau đó được gói bằng lá chuối nên vỏ bánh cũng có màu xanh nhạt trông khá mát mắt và ngon miệng.
Món bánh vỉa hè đặc trưng của người Hà Nội (Ảnh: Imdatingfood)
Lá chuối để gói bánh giò thường được phơi héo sau đó lau cho thật sạch và để khô, xếp vào phễu để thành khuôn rồi cho bánh, nhân bánh vào rồi gói bằng dây lạt. Bánh sau khi gói cho vào chõ hấp chừng 30 phút là chín.
Bánh giò ăn kèm dưa món và chả thì tuyệt hảo (Ảnh: Travemag)
Ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa cũng có loại bánh này, tuy nhiên tên gọi có chút thay đổi, là bánh lá.
2. Bánh chưng, bánh tét
Đây là 2 loại bánh cổ truyền trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt, đã được ghi nhận vào từ điển Oxford và giữ nguyên tên gọi thuần Việt khi được giới thiệu với bạn bè Quốc tế.
Bánh chưng cổ truyền của người Việt
Từ xa xưa, con người đã biết tận dụng những loại lá chuối, lá dong để gói bánh và đã trở thành tục lệ được truyền theo từng thế hệ đến nay và bánh chưng bánh tét trở thành đặc sản bánh gói lá Việt Nam nổi tiếng.
Bánh tét sử dụng nhiều trong miền Nam (Ảnh: Nương Bắc)
Những đòn bánh tét, cặp bánh chưng được gói ghém cẩn thẩn và nấu chín với hình dạng tròn của bánh tét, vuông của bánh chưng. Khi nấu xong nhuộm lên một màu xanh lục ngoài vỏ khi bóc từng lớp lá. Hương vị đặc trưng của gạo nếp quyện với hương đậu và thịt nạc luôn khiến người thưởng thức nhớ về cội nguồn. Bánh chưng và bánh tét được ăn kèm với dưa món và củ kiệu để tạo nên mùi vị độc đáo hơn.
Video đang HOT
3. Bánh tẻ
Bánh tẻ, còn được gọi là bánh răng bừa ( đặc sản ở Thanh Hóa), là loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói bằng lá dong hoặc lá chuối và được luộc chín. Mỗi địa phương đều có phương pháp chế biến khác nhau nhưng đều phải qua 2 công đoạn chính là làm nhân và vỏ bánh.
Gạo làm phần vỏ bánh được xay thành bột nước, sau đó đun nhỏ lửa, vừa đun vừa liên tục khuấy để bột mềm và tránh vón cục. Nguyên liệu để làm nhân bánh tẻ truyền thống gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ. Nhiều địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương.
Ở Thanh Hóa còn gọi đây là bánh răng bừa
Hiện nay, ngoài bánh nhân thịt, còn có thêm nhân đỗ. Sau khi đã xong vỏ và nhân, người ta lấy một lượng vừa phải phần bột đã cô đặc, đặt lên lá dong rồi rải thịt lên lớp bột rồi cuốn lại theo hình thuôn dài và luộc chín.
4. Bánh nậm
Không biết từ bao giờ, người Việt Nam, dù ở bất cứ vùng miền nào đều đã phải lòng món bánh mỏng được gói trong lá chuối có cái tên là lạ: bánh nậm.
Bánh nậm trắng ngần điểm nhụy tôm hồng, mặt bằng hình chữ nhật, lát mỏng thanh thanh, kèm với chả tôm, trở thành một món ăn độc đáo, hòa hợp giữa cách ăn bình dân và quý tộc. Ở Huế, bánh nậm còn được làm chay, chỉ có nhân đậu xanh, dùng cho ngày rằm, mồng một.
5. Bánh bột lọc
Một trong những đặc sản bánh gói lá Việt Nam nổi tiếng nhất phải kể đến chính là bánh bột lọc Huế – “gốc gác” của các loại bánh bột lọc khác.
Bánh bột lọc cũng chính là đặc sản Huế trứ danh, tại đây có 2 loại: bánh bột lọc luộc gói bằng lá chuối và bánh bột lọc trần. Mỗi loại có cách chế biến cầu kì riêng để tạo nên hương vị độc đáo trong cái dai giòn và nhân tôm đậm đà, chỉ cần ngửi thôi cũng thấy thèm.
6. Bánh gai
Bánh gai (bánh ít) là một món bánh đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, có hình vuông, vừa bằng bàn tay. Ở Bình Định hay một số tỉnh miền Trung khác, bánh ít lá gai hình chóp nhọn, cũng là món ăn có hương vị và cách chế biến tương tự.
Món bánh gai là đặc sản của vùng Bắc Bộ
Lá gai sau khi được giã ra, luộc lên và trộn với bột nếp sẽ được nặn hình tròn làm vỏ bánh. Nhân bánh thường gồm đỗ xanh nấu chín, giã nhuyễn, mỡ lợn, dừa, hạt sen… thái nhỏ trộn lẫn. Sau khi đặt nhân vào bên trong lớp vỏ sẽ được gói bằng lá chuối và cho vào chõ đồ lên. Không nhuốm màu xanh lục như bánh chưng hay bánh tét, bánh gai thường có màu đen. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy của nhân bánh, mát dẻo của vỏ bánh. Món bánh này thường được thưởng thức như đồ tráng miệng.
Món bánh gai dẻo dẻo thơm mềm nhân đỗ
7. Bánh tro
Nói đến món bánh gói lá Việt Nam thì không thể không nhắc tới bánh tro, bánh giò, bánh ú hay bánh nẳng có thành phần chính là gạo nếp, ngâm qua nước tro sau đó được gói bằng lá đót hoặc lá tre đã được luộc qua nước sôi và lau khô. Lá được cuộn thành hình phễu rồi cho gạo nếp vào, gấp lá kín lại thành một khối hình tam giác rồi dùng lạt buộc, sau đó được xâu lại với nhau và bỏ vào nồi luộc. Ở nhiều nơi, bánh được gói theo dạng thuôn dài, tương tự như bánh tẻ.
Món bánh tro bóc lá vàng óng ả hấp dẫn (Ảnh: Dân sinh)
Vì gạo được ngâm qua nước tro nên khi bóc lớp vỏ bánh, bạn sẽ thấy một màu vàng óng ả ở lớp vỏ, khi ăn sẽ cảm nhận được vị mềm dẻo của gạo nếp. Bánh tro được chấm với mật mía hoặc mật ong để tăng thêm hương vị ngọt ngào thơm dẻo của bánh.
Đều được gói trong lớp lá, nhưng mỗi loại bánh lại mang một hương vị riêng biệt không thể trộn lẫn. Bạn nhất định phải thưởng thức list đặc sản bánh gói lá Việt Nam kể trên, bởi ăn một lần là nhớ mãi không quên!
Với du khách quốc tế, ẩm thực Việt Nam vẫn chỉ nem và phở
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới là chuyện không còn phải bàn cãi. Nhưng thế giới, trong trường hợp này là du khách quốc tế lại chỉ biết có hai món phổ biến là phở và nem do chúng ta chưa hệ thống hóa để quảng bá bài bản ra bên ngoài.
Việt Nam được công nhận là quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất. Ảnh: Khánh Tường
Đầu tháng 9 năm nay, một thông tin khá thú vị về về ẩm thực Việt Nam nhưng không được nhiều người chú ý do bị "vùi lấp" trong ngồn ngộn những thông tin về dịch COVID -19 khắp cả nước và bão lũ tang thương ngập tràn miền Trung là Việt Nam có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực.
Việt Nam được công nhận là quốc gia sở hữu nhiều loại mắm và món ăn làm từ mắm nhất. Ảnh: Khánh Tường
Cụ thể, 5 kỷ lục được Tổ chức Kỷ lục thế giới WorldKings công nhận và đang hoàn thiện thông tin, hình ảnh để quảng bá ra thế giới gồm:
Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều món ăn sợi và nước dùng nhất với 64, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới phở, bún bò Huế, cao lầu, mỳ Quảng, bánh canh, hủ tiếu...
Là quốc gia có nhiều loại mắm và món ăn làm từ mắm nhất với hơn 100 loại mắm được tìm thấy ở khắp 3 miền của Việt Nam như nước mắm cá, mắm nhum, mắm rươi, mắm nêm, mắm tôm, mắm tép, mắm còng, mắm ba khía...
Đây không chỉ là gia vị nêm nếm khi nấu ăn mà còn là thành phần không thể thiếu của nhiều món nổi tiếng như bún đậu mắm tôm, bún mắm, lẩu mắm...
Là quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất với 43 loại hoa khác nhau có thể ăn được người Việt đã sáng tạo ra tới 272 món ăn và danh sách các món ăn vẫn đang cập nhật thêm.
Nói tới các món ăn với hoa không thể bỏ qua nộm hoa ban, lẩu bông điên điển, cơm lá sen, canh chua hoa lục bình, nộm hoa chuối, hoa bí xào tỏi...
Quốc gia sở hữu nhiều món cuốn nhất với 103 món cuốn, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới phở cuốn, bánh cuốn, bánh tráng cuốn thịt heo, nem nướng, nem rán, gỏi cuốn...
Quốc gia sở hữu nhiều món làm từ bột gạo nhất với hơn 143 món từ gạo của Việt Nam vẫn đang được cập nhật danh sách trên WorldKings. Chỉ từ các loại bột gạo người Việt làm ra rất nhiều loại bánh ngon với các phương pháp chế biến khác nhau như bánh rán, bánh nậm, bánh đúc, bánh giò, bánh gai...
Thực tế đã chứng minh, ẩm thực là một hệ thống dịch vụ đi kèm rất quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của mỗi một điểm đến ở tầm địa phương và rộng hơn là quốc gia.
Việt Nam được công nhận là quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất. Ảnh: Khánh Tường
Ẩm thực góp phần quan trọng trong việc quyết định nguồn thu qua việc "móc túi" du khách cùng với số ngày lưu trú của các điểm đến.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới, trung bình một khách du lịch chị khoảng 1/3 số tiền của mình cho ẩm thực. Đây là cơ sở để cách đây 5 năm, ngành Du lịch Việt Nam bắt tay xây dựng một chiến lược để "biến" Việt Nam thành bếp ăn của thế giới.
Và đây cũng là cơ hội để các địa phương lấy du lịch làm "mũi nhọn" có lợi thế về ẩm thực như Huế có cơ hội trở thành "bếp ăn của Việt Nam" khi cả nước hiện có khoảng 3.000 món ăn các loại thì đã có trên 1.700 món nấu theo lối Huế.
Tuy vậy, cho đến thời điểm này, các chiến lược về bếp ăn vẫn còn nằm trên giấy. Ẩm thực cả nước hay từng vùng miền như Huế, Quảng Nam vẫn chỉ là những "thương hiệu văn hóa" chứ chưa chạm được đến ngưỡng "thương hiệu du lịch", chưa là "bếp ăn của Việt Nam" như kỳ vọng.
Bởi thực tế, không chỉ ở Huế mà cả nước, khó có thể tìm thấy được nhiều quán ăn đủ vị thế để phô diễn thế mạnh của mình.
Một chuyên gia du lịch đã nhận xét, hầu hết các địa điểm kinh doanh món Huế hay món Quảng, món Nghệ, món Bắc... chỉ phục vụ những món ăn đặc trưng của vùng miền mình, mà không có những hệ "món ngon" được quy hoạch theo hướng quảng bá, phát triển thương hiệu ẩm thực một cách hệ thống và chuyên biệt theo tính chất dòng ẩm thực chính - phụ, hệ món ăn vùng miền, hệ gia vị...
Bởi vậy, ẩm thực Việt Nam nổi tiếng thế giới là chuyện không còn phải bàn cãi. Việt Nam vừa có 5 kỷ lục thế giới về ẩm thực với hàng trăm món ăn được nêu tên.
Việt Nam được công nhận là quốc gia sở hữu nhiều món ăn làm từ hoa nhất. Ảnh: Khánh Tường
Nhưng thế giới, trong trường hợp này là du khách lại chỉ biết có hai món phổ biến là phở và nem do chúng ta chưa hệ thống hóa để quảng bá bài bản ra bên ngoài một cách bài bản và có ý đồ.
Để ẩm thực là thương hiệu du lịch thì trước hết, Việt Nam phải là hình ảnh của nhiều món ăn ngon khác nữa ngoài nem và phở. Bởi hình ảnh là thứ cần nhắc lại đều đặn để nó đi vào tiềm thức du khách, trở thành một phản xạ liên tưởng khi một cái tên, trong trường hợp này là Việt Nam được gọi lên.
Một tin vui nữa là mới đây, tại một buổi chia sẻ về du học Châu Âu do phái đoàn Liên minh Châu Âu ở Việt Nam tổ chức tại TPHCM, một đại diện của Tổng Lãnh sự quán Hà Lan tại TPHCM phát biểu đại ý: Giờ cái tên Việt Nam đã trở nên phổ biến ở Châu Âu, một phần cũng nhờ sự nổi tiếng của các nhà hàng Việt Nam ở bên đó.
Dù có chút đáng tiếc bởi đây là tin vui đến từ bên ngoài, nhưng đây là cơ sở để một lần nữa chúng ta khẳng định: Ẩm thực tới đây chắc chắn sẽ làm được nhiều việc hơn cho du lịch Việt Nam nếu chúng ta có những chiến lược hành động, hệ thống hóa và quảng bá bài bản hơn nữa.
Bánh Gai bà Thi đặc sản Nam Định nhiều người mê Bánh gai bà Thi được giới sành ăn thích thú và được coi là 1 trong 10 tuyệt phẩm dân dã Việt Nam phải thưởng thức trong cuộc đời. Có nhiều nơi sản xuất loại bánh này nhưng nói đến bánh gai, không đâu ngon bằng bánh gai Bà Thị Nam Định bởi nét hương vị đặc trưng rất riêng quến rũ khó...