Chelsea chỉ là cuộc chơi của Abramovich
“Đây không phải là công việc kinh doanh. Tôi có nhiều cách kiếm ra tiền ít mạo hiểm hơn là đầu tư vào bóng đá”, Abramovich nói vào năm 2003.
Trong buổi họp báo ra mắt trên cương vị chủ sở hữu Chelsea vào năm 2003, Roman Abramovich nói như sau:
“Tôi không muốn ném tiền qua cửa sổ, nhưng công việc này mang lại niềm vui từ thành công và những danh hiệu mà Chelsea có được. Ước mơ của tôi là được sở hữu CLB hàng đầu, dù cho ai đó có thể nghi ngờ động cơ hoặc cho là tôi điên”.
Động cơ của Abramovich
Giữa thập niên 90, Roman Abramovich vươn mình thành tỷ phú khi thâu tóm 51% cổ phần tập đoàn năng lượng quốc gia Sibneft (nay là Gazprom) với giá chỉ 200 triệu USD.
Tuy nhiên vào năm 1999, hoạt động kinh doanh của Abramovich gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Ông buộc phải nghĩ tới phương án đầu tư ra nước ngoài.
Roman Abramovich được cho là giả vờ không biết tiếng Anh để đỡ phải giao tiếp. Ảnh: Getty.
Abramovich hướng tới bóng đá. Trong những năm sau đó, Abramovich hướng tới châu Âu với đích đến là Serie A, La Liga và Premier League.
Tỷ phú này lắc đầu trước Serie A, giải đấu bị chi phối bởi những gia đình gắn bó với các CLB qua nhiều thế hệ. Abramovich cũng bỏ qua La Liga khi các CĐV mới là những người sở hữu CLB với hình thức bầu cử phức tạp giàu tính chính trị.
Cuối cùng Abramovich chọn Premier League. Năm 2002, ông tới Old Trafford theo dõi một trận đấu của Man United. Hai nhà báo Dominic Midgley and Chris Hutchins tiết lộ trong cuốn sách về Abramovich xuất bản năm 2004 rằng Rio Ferdinand chính là người đưa Abramovich tới sân bay.
Dẫu vậy, Abramovich chọn London. Lần đó, ông cùng một người bạn bay qua sân Stamford Bridge. “Cái gì đây”, Abramovich chỉ xuống sân nhà của Chelsea. Vài tuần sau, ông mua lại Chelsea với giá 60 triệu bảng.
Có một Abramovich yêu bóng đá
Video đang HOT
Abramovich dĩ nhiên chịu nhiều cái nhìn dò xét từ xứ sở sương mù trong thời gian đầu mua lại Chelsea. Nhiều nguồn tin quả quyết đội chủ sân Stamford Bridge chỉ là bước đệm để Abramovich tiến vào con đường chính trị.
Song tỷ phú người Nga không phải gã nhà giàu nổi hứng nhất thời, càng không phải người lấy bóng đá làm bàn đạp cho tham vọng cá nhân sâu xa. Cởi bỏ vỏ bọc của một tỷ phú dầu mỏ, Abramovich là người thực sự đam mê trái bóng tròn.
Derk Sauer, một chủ sở hữu nhiều ấn phẩm báo chí nổi tiếng tại Moscow từng định dừng xuất bản tạp chí bóng đá trong hệ thống của mình vì “nó không bán được” vào năm 2005, bất chấp chất lượng tốt.
Abramovich đưa Chelsea tới kỷ nguyên thành công nhất lịch sử CLB. Ảnh: Getty.
Một ngày, có bên đề nghị mua lại. Đó chính là Abramovich. “Đó là tạp chí ưa thích của ông ấy”, Sauer nói. “Khi một phóng viên của tôi đến phỏng vấn Abramovich, ông ấy mở chiếc tủ có tất cả ấn phẩm của tạp chí đó. Abramovich là như thế: ông ấy chỉ đơn giản là muốn có nó”.
Khi mua lại Chelsea vào năm 2003, Abramovich được mô tả là “không hơn gì một CĐV bóng đá thông thường”. Abramovich rất thích CLB của mình chơi thứ bóng đá tấn công với những ngôi sao danh tiếng, nhưng cũng chắc chắn bóng đá không thể nào đơn giản như vậy.
Ông để Claudio Ranieri giữ ghế huấn luyện trong mùa giải đầu tiên để giữ ổn định trước khi đưa Jose Mourinho về sân Stamford Bridge vào mùa hè 2004. “Ông thích ngôi sao lớn nào không? Tôi sẽ mua ngay”, Abramovich hỏi HLV người Bồ Đào Nha.
“Không”, Mourinho đáp. Abramovich thất vọng, nhưng ông không làm gì. Sự khiêm nhường giúp Abramovich làm việc được với Mourinho, người muốn bản thân là ngôi sao số một đội bóng. Tỷ phú người Nga hiểu Mourinho chỉ muốn ông theo dõi thay vì can thiệp chuyên môn. Abramovich phải nâng cao kiến thức để không bị qua mặt bởi cấp dưới.
Abramovich bắt đầu học. Ngưỡng mộ bóng đá Hà Lan từ tấm bé, ông thuê Piet de Visser, cựu tuyển trạch viên của bóng đá Hà Lan về làm cố vấn bóng đá riêng.
Trong nhiều năm sau đó, Abramovich và De Visser đi khắp các sân đấu tại châu Âu để theo dõi bóng đá, đôi khi là 3 trận/ngày. Viết trong cuốn tự truyện của mình, Visser kể về Abramovich ở EURO 2004 như sau:
“Trên du thuyền vào mỗi buổi sáng, Ngài Roman sẽ gõ cửa phòng tôi. Ông ấy muốn xem lại băng hình trận đấu, và tôi phải giải thích các tình huống. Ông ấy tiếp thu rất nhanh. Tôi chưa từng thấy người đàn ông nào có trí tuệ và tình yêu bóng đá thuần khiết đến mức đấy. Sau 4 năm, ông ấy nói: ‘Piet, cảm ơn ông. Giờ tôi đã hiểu đủ’”.
Guus Hiddink thì kể lại trải nghiệm với Abramovich khi dẫn dắt Chelsea vào năm 2009 như sau: “Ông ấy ít nói và không phải tuýp người muốn chứng minh bản thân. Không phải kiểu: Nhìn ta giàu và quan trọng đây. Một người đàn ông rất giản dị. Quần bò và đồng hồ bình thường. Thậm chí dưới mức bình thường”.
Abramovich cũng thường xuyên xuất hiện trong phòng thay đồ của Chelsea sau mỗi trận đấu. Ông luôn bắt tay với các cầu thủ, nhưng chưa từng thể hiện mình là ông chủ.
Mặt trái của Abramovich
Tình yêu bóng đá của Abramovich cũng để lại không ít phiền toái cho các HLV. Sau khi chán ngấy cảnh bị Mourinho gạt đi yêu cầu mua ngôi sao, Abramovich tự “đi chợ” cho Chelsea. Ông đưa Andriy Shevchenko và Michael Ballack về sân Stamford Bridge vào năm 2006.
Một nguồn tin của 8by8 tại Chelsea cũng xác nhận điều tương tự diễn ra trong thương vụ Fernando Torres vào năm 2011. Sheva và Torres đều không phải những chữ ký thành công.
Shevchenko (giữa) là thương vụ nổi tiếng do chính Abramovich đàm phán. Ảnh: Getty.
Athletic từng nhận định Sheva chỉ như “một vị khách” tại Chelsea của Abramovich. Ông muốn có chân sút người Ukraine tới mức mặc kệ mọi cảnh báo từ cấp dưới.
Abramovich rất muốn Chelsea chơi tấn công hấp dẫn, nhưng chưa bao giờ được thỏa mãn. Carlo Ancelotti từng kể lại với 8by8 như sau: “Lần đầu tiên gặp nhau, Abramovich nói với tôi: ‘Nhìn Chelsea mà tôi không nhận ra đây là Chelsea nữa. Không hề có bản sắc và phong cách chơi”.
Ancelotti giúp Chelsea ghi 103 bàn tại Premier League 2009/10 và 69 bàn ở mùa sau nhưng vẫn bị sa thải.
Nghịch lý là toàn bộ thành công của Chelsea dưới thời Abramovich đều không đến cùng lối chơi tấn công bắt mắt mà tỷ phú người Nga mong muốn. Từ Mourinho, Ancelotti, Di Matteo đến Conte, tất cả đều dựa vào nền tảng phòng ngự.
Abramovich từng mê mệt Robinho, Ronaldinho và Kaka, nhưng không thể mang những ngôi sao người Brazil về sân Stamford Bridge. Những người định hình nên Chelsea trong kỷ nguyên Abramovich là Terry, Lampard, Drogba, đều là những mẫu ngôi sao cơ bắp.
Eden Hazard đặc biệt xuất sắc, nhưng chưa bao giờ là mẫu ngôi sao tạo ra nhiều cảm hứng và khiến tất cả bùng nổ như Ronaldinho hay người Abramovich rất hâm mộ, Thierry Henry.
18 năm đã trôi qua từ những ngày đầu tiên trong kỷ nguyên Abramovich, Chelsea vẫn sa thải HLV bởi thành tích không tốt, và không đáp ứng được nhu cầu về bóng đá tấn công của tỷ phú người Nga. Dù đó có là Frank Lampard, người vốn được Abramovich yêu quý hết mực.
Cũng trong gần hai thập niên đó, Chelsea đã rũ bỏ hoàn toàn hình ảnh một gã nhà giàu mới nổi để bước lên hàng ngũ ông lớn của bóng đá châu Âu. “The Blues” vô địch cả Champions League, điều hiếm ai dám nghĩ sẽ thành hiện thực
Song dù điều gì xảy ra, Chelsea vẫn chỉ luôn là món đồ chơi để giải trí của Abramovich.
Thomas Tuchel nên hiểu điều này. Nhà cầm quân người Đức vốn luôn gặp mâu thuẫn với cấp quản lý trong tư duy phát triển CLB, từ Mainz 05 đến Dortmund và PSG. Abramovich không phải mẫu người can thiệp sỗ sàng vào chuyên môn của CLB. Song tỷ phú người Nga lại luôn có được điều mình muốn.
Chelsea đã hòa Wolverhampton 0-0 trong trận ra mắt của Tuchel với kỷ lục về số đường chuyền trong hiệp 1. Đó không phải thống kê tồi, nhưng không mang nhiều ý nghĩa với một ông chủ đam mê tấn công phóng khoáng như Abramovich.
Maguire siêu tồi tệ: Fan MU giận dữ đòi tước băng đội trưởng
Harry Maguire có một trận đấu cực kỳ tồi tệ góp phần khiến MU thua Chelsea ở bán kết FA Cup.
Trận bán kết FA Cup giữa MU và Chelsea chứng kiến một ngày mà hàng phòng ngự của đội chủ nhà gần như sụp đổ hoàn toàn trước các đợt tấn công nguy hiểm không ngừng của Chelsea. Họ không chỉ thua vì sức ép của đối phương mà còn vì một loạt sai sót của các cầu thủ đá chính mà HLV Ole Gunnar Solskjaer sử dụng.
Maguire có một trận đấu tồi tệ trước Chelsea không chỉ vì Giroud
Không chỉ tình huống David De Gea bắt không dính dẫn tới bàn thắng của Mason Mount, trận đấu còn là một ngày cực kỳ tồi tệ của Harry Maguire. Trung vệ cao to này tiếp tục phong độ bất ổn kể từ khi bóng đá trở lại, anh chật vật khi đối phó với Olivier Giroud, có phần lỗi ở bàn thắng của Mount, đốt lưới nhà khiến Chelsea dẫn 3-0, và thậm chí còn va chạm mạnh khiến đồng đội Eric Bailly nhập viện.
Trong một ngày xấu trời cho cá nhân Maguire, mọi pha bóng của anh đều bị "soi" và trong số này có cả một tình huống cuối trận khi Maguire xử lý bóng. Anh vất vả trước sự tranh chấp của các cầu thủ Chelsea, giữ bóng rất lâu và thậm chí còn va vào Matic, trước khi thực hiện một đường chuyền tệ bị cầu thủ Chelsea cắt được & tổ chức phản công.
Maguire có thể đã chơi tệ nhất là trong hiệp 2 vì va chạm với Bailly, nhưng đây không phải trận đầu tiên anh mắc nhiều lỗi kể từ khi MU tiếp tục thi đấu trở lại. Nhiều fan đã phản ứng khá gay gắt trên Twitter cho rằng trao băng đội trưởng cho một cầu thủ như vậy là sai lầm.
Một số fan bất bình cho rằng Maguire nên bị tước băng đội trưởng
"Tôi thấy có xe chở dầu còn xoay sở nhanh hơn anh ta", một fan viết trên Twitter
Liverpool vô địch, fan Man Utd "ẵm" 2,7 tỷ đồng Một người hâm mộ Manchester United vừa "ẵm" 91.000 bảng Anh (gần 2,7 tỷ đồng) khi đặt cược toàn bộ tiền thừa kế vào danh hiệu vô địch Premier League của Liverpool Ông Tony Ward, 53 tuổi ở Bradford, West Yorkshire (Anh) đã "độ" số tiền lên tới 55.000 bảng với niềm tin Liverpool sẽ giành chức vô địch giải Ngoại hạng Anh...