Chế tạo thành công nhiều thiết bị y tế đặc biệt có khả năng tự hủy trong cơ thể
Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo thành công nhiều loại thiết bị y tế đặc biệt (ví dụ như bóng barective, stent…) có khả năng tự tiêu hủy khi ở trong cơ thể người.
Theo các nhà khoa học tại Viện công nghệ Massachusetts – MIT( Mỹ), các thiết bị y tế như bóng barective hay stent thực quản… mới được họ chế tạo bằng gel polymer sau khi hoàn thành nhiệm vụ chữa trị có thể bị hòa tan bởi ánh sáng, loại bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân mà không cần tới các ca phẫu thuật gây đau đớn.
Nhóm nghiên cứu cho biết, từ lâu họ đã tập trung vào các thiết bị được đưa vào đường tiêu hóa của bệnh nhân để điều trị và chẩn đoán các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, các quả bóng barective (bariatric balloon) được sử dụng để chống béo phì. Một quả bóng như vậy được đưa vào dạ dày, phình ra bên trong và ngăn chặn sự thèm ăn, buộc một người ăn ít hơn. Các thiết bị đó có thể được loại bỏ 6-12 tháng sau khi đưa vào cơ thể bằng phẫu thuật nội soi.
Một ví dụ khác là stent (một ống kim loại hoặc nhựa được đưa vào trong lòng của một ống giải phẫu hoặc ống dẫn để giữ cho lối đi mở) thực quản, được sử dụng để chống hẹp thực quản trong bệnh ung thư dạ dày hoặc các bệnh khác. Những thiết bị này cũng đòi hỏi phải loại bỏ bằng phẫu thuật.
Để tránh phiền toái và đau đớn cho bệnh nhân, các nhà khoa học Massachusetts đã tạo ra các quả bóng và stent thực quản bằng hydrogel nhạy sáng. Vật liệu này là một loại gel polymer trong đó các liên kết có thể bị phá vỡ bởi ánh sáng ở dải từ xanh đến tia cực tím. Polymer được kết hợp với các thành phần bền hơn bằng polyacrylamide, khiến cho polimer bền hơn, nhưng đồng thời vẫn giữ được khả năng phân rã theo lệnh.
Video đang HOT
Ống stent làm từ gel polymer có thể tự tiêu hủy với tác động của ánh sáng. Ảnh minh họa
Khi tiếp xúc với ánh sáng, cả 2 loại thiết bị này đều bị phá hủy thành các thành phần tương thích sinh học được bài tiết qua ruột của bệnh nhân. Ngoài ra, loại ánh sáng ảnh hưởng đến thời gian phá hủy sản phẩm – ánh sáng xanh hoạt động chậm hơn, nhưng cung cấp sự an toàn tốt hơn so với ánh sáng cực tím.
Liên quan tới việc sử dụng các dụng cụ y tế tự tiêu, hồi tháng 6/2019, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật kết hợp xương cho hai bệnh nhân bị gãy xương chi trên và chi dưới bằng vít nén kim loại tự tiêu sinh học thành công. PGS Chee Yu-Han – chuyên gia đầu ngành chấn thương chỉnh hình tại Singapore cùng các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã mổ thị phạm hai trường hợp này. Đây là lần đầu tiên vít nén kim loại tự tiêu sinh học được ứng dụng tại Việt Nam.
Theo PGS Chee Yu – Han, vít nén kim loại tự tiêu sinh học là một phát minh quan trọng trên thế giới về ứng dụng vật liệu kim loại tự tiêu trong y khoa, đặc biệt là trong ngành chấn thương chỉnh hình. Hiện nay, vật liệu này đã được ứng dụng an toàn và hiệu quả trong điều trị kết hợp xương cho các bệnh nhân tại 40 quốc gia trên thế giới.
Với vật liệu mới này, bệnh nhân sẽ không cần phải mổ lần hai để lấy vít ra như trước đây mà vít nén sẽ tự tiêu hoàn toàn và được chuyển hoá thành xương nội sinh. Điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian hồi phục và tiết kiệm chi phí đáng kể cho bệnh nhân, tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bệnh nhân phải mổ lần hai để lấy vít ra.
Bảo Lâm
Theo Science Advances/vietQ
Tiêm dung dịch từ tính để cầm máu vết thương
Để tiết kiệm thời gian và kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện, các nhà khoa học Mỹ đã đề xuất dùng phương pháp tạm thời với việc sử dụng nam châm và tiêm dung dịch từ tính để cầm máu cho những nạn nhân bị thương có nguy cơ mất máu đe dọa tính mạng.
Với những vết thương nghiêm trọng, mất máu là nguy cơ chết người - Ảnh: steroplast.co.uk
Theo New Atlas, đối với các nạn nhân bị thương có nguy cơ mất máu, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts, đã đề xuất phương pháp mới bằng cách "niêm phong" vết thương và tiết kiệm thời gian để đưa nạn nhân đến bệnh viện.
Đối với những bệnh nhân có vết thương nghiêm trọng, mối nguy hiểm chính là mất máu trước khi được đưa đến bệnh viện. Nhóm nghiên cứu từ Viện Công nghệ Massachusetts, đã phát triển một chất lỏng đặc biệt có chứa các hạt từ tính nhỏ. Theo ý tưởng của các nhà nghiên cứu, để cầm máu, cần phải lắp 2 thanh nam châm nhỏ nhưng mạnh trên da tại vị trí bị tổn thương, sau đó tiêm chất lỏng này vào máu bệnh nhân ngay trước vết thương. Khá nhanh chóng, chất lỏng sẽ ở trong một từ trường, nơi nó cứng lại ngay lập tức, làm tắc nghẽn vết thương. Điều này sẽ làm chậm rất nhiều hoặc ngừng hoàn toàn việc mất máu. Công nghệ này được đánh giá là sẽ cứu nhiều mạng sống, vì với những chấn thương nghiêm trọng, mất máu là rủi ro chính.
Các tác giả của công nghệ coi biện pháp này là một giải pháp tạm thời sẽ cho phép tiết kiệm ít nhất nửa giờ để đưa nạn nhân đến bệnh viện. Tại đây, các nam châm sẽ được gỡ bỏ và bắt đầu điều trị chuyên sâu. Một cách tiếp cận mới có thể cứu sống hàng ngàn người.
Trong khi đó, các chuyên gia tại Đại học Maryland ở Baltimore lại đề xuất một cách tiếp cận triệt để hơn nhiều để cứu những bệnh nhân bị mất máu nghiêm trọng. Họ dự định đưa nạn nhân vào trạng thái tiềm sinh, làm mát não đến nhiệt độ dưới 10C. Điều này sẽ làm giảm nhu cầu về oxy của nạn nhân và tăng khả năng sống sót sau ca phẫu thuật.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Mỹ sử dụng thể thực khuẩn để chống vi khuẩn kháng kháng sinh Trước tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang lan rộng gây tử vong cho nhiều người, các nhà khoa học Mỹ đã tìm được cách để vượt qua vi khuẩn kháng kháng sinh bằng cách sử dụng thể thực khuẩn (bacteriophages) kết hợp với kháng sinh để tiêu diệt mầm bệnh. Nhiễm trùng kháng kháng sinh làm chết khoảng 23.000 người Mỹ...