Chế tạo thành công các cấu trúc kim loại lỏng có thể phục hồi hình dạng
Các nhà nghiên cứu vừa tuyên bố đã chế tạo thành công các cấu trúc kim loại lỏng đặc biệt dù bị biến dạng vẫn có thể trở lại hình dạng ban đầu với tác động của nhiệt.
Bàn tay với mạng kim loại lỏng có thể quay trở lại hình dạng ban đầu nhờ nhiệt.
Công bố trên tạp chí Additive Manufacturing, các nhà nghiên cứu gồm trợ lý Giáo sư Pu Zhang, nghiên cứu sinh tiến sĩ Fanghang Deng và Nguyễn Quang Khả từ Đại học Binghamton, Đại học New York cho biết để tạo ra các cấu trúc kim loại lỏng có thể phục hồi hình dạng, họ đã sử dụng hợp kim Field, một hỗn hợp pha trộn giữa bismuth, indium và thiếc (đặt theo tên của người phát minh Simon Quellen Field) trong một mạng tinh thể hoặc vỏ đặc biệt làm từ chất đàn hồi giống như cao su, mang lại cho kim loại lỏng một số tính chất bổ sung hữu ích.
Hợp kim Field được biết đến có độ nóng chảy tương đối thấp, chỉ khoảng 62 độ C và thường được ứng dụng trong lĩnh vực hạt nhân như một chất làm mát.
“Chúng tôi đã dành hơn nửa năm để phát triển quy trình sản xuất này, bởi vì vật liệu mới rất khó xử lý. Bạn cần tìm các vật liệu tốt nhất và các thông số xử lý. Không có vỏ, nó sẽ không hoạt động, vì kim loại lỏng sẽ chảy đi. Bộ xương vỏ kiểm soát hình dạng và tính toàn vẹn, do đó, chính kim loại lỏng có thể bị giới hạn trong các vỏ. Ở đây, nó có thể nhớ hình dạng ban đầu với sự trợ giúp của vỏ polymer”, Pu Zhang cho biết.
Video đang HOT
Vỏ cũng được sản xuất bằng quy trình sản xuất được hiệu chỉnh cẩn thận bao gồm in 3D, đúc chân không và sơn phủ phù hợp nhằm giúp bảo vệ thiết bị điện tử chống ẩm, bụi, hóa chất và nhiệt độ khắc nghiệt.
Khả năng này của vỏ để phục hồi hình dạng ban đầu của nó khi mang theo kim loại lỏng, có khả năng có thể được triển khai trong một số lĩnh vực, từ phát triển robot đến du hành vũ trụ.
“Một tàu vũ trụ có thể gặp sự cố nếu nó hạ cánh trên Mặt trăng hoặc Sao Hỏa với một số tác động. Thông thường, các kỹ sư sử dụng nhôm hoặc thép để tạo ra các cấu trúc đệm, nhưng sau khi bạn đáp xuống Mặt trăng, kim loại sẽ hấp thụ năng lượng và biến dạng. Do đó, bạn chỉ có thể sử dụng nó một lần. Tuy nhiên, nếu sử dụng mạng kim loại lỏng thì hoàn toàn có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên và sử dụng lại nhiều lần nhờ vào nhiệt”, Pu Zhang nhấn mạnh.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số nguyên mẫu và lấy lại hình dạng để thử nghiệm cấu trúc mới, bao gồm các chữ cái, hình cầu hay thiết kế tổ ong. Ấn tượng hơn cả là một bàn tay kim loại lỏng, có thể thay đổi hình dạng khi được làm nóng và sau đó trở lại trạng thái ban đầu sau khi được làm nóng trở lại.
Công việc hiện đang tiếp tục trong dự án cải thiện cấu trúc và vật liệu phủ được sử dụng với mục tiêu cuối cùng của các nhà nghiên cứu là sử dụng kết quả của họ để tạo ra một… robot từ lưới kim loại lỏng.
Chế tạo thành công kim cương từ nhiên liệu hóa thạch
Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm một cách lý tưởng và hiệu quả về chi phí để sản xuất kim cương trong thời gian rất dài.
Trong một nghiên cứu mới tại Đại học Stanford, nỗ lực sản xuất kim cương cuối cùng đã đi đến kết luận. Một phân tử và một viên kim cương được tìm thấy trong dầu thô và khí tự nhiên đã được sản xuất.
Kim cương được hình thành do sự kết tinh của carbon dưới bề mặt trái đất, dưới sức nóng và áp lực cực độ. Kim cương xuất hiện trên trái đất từ những vụ phun trào núi lửa sau khi hình thành dưới lòng đất này.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chế tạo kim cương giả bằng nhiều vật liệu khác nhau trong nhiều thập kỷ và sử dụng nhiều cách khác nhau để cố gắng sản xuất kim cương. Tuy nhiên, những nghiên cứu vẫn không đạt được thành công.
Để sản xuất kim cường đòi hỏi cần lượng lớn năng lượng. Ngoài ra, các chất xúc tác là rất cần thiết để kích hoạt chuyển đổi. Các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học Trái đất, Năng lượng và Môi trường tại Đại học Stanford đã tìm ra cách đơn giản hơn để sản xuất được kim cương.
Tiếng sĩ Yu Lin với mẫu mô phỏng phân tử bột dầu sắp được chuyển hóa thành kim cương. Ảnh: New Atlas.
Sulgiye Park là tác giả chính của nghiên cứu thu được kim cương từ các phân tử trong nhiên liệu hóa thạch.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bột tinh chế trong bể dầu để sản xuất kim cương tổng hợp. Kiểm tra các vật liệu này bằng kính hiển vi, nhóm nghiên cứu đã quan sát mô hình nguyên tử được tổ chức giống như nguyên tử tạo nên các tinh thể kim cương gọi là diamondoid.
Không giống như những viên kim cương truyền thống được làm hoàn toàn bằng carbon, kim cương có chứa hydro cũng như carbon. Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị gọi là tế bào để kim cương được sử dụng trong các vật liệu siêu cứng để tạo áp lực lớn lên các viên kim cương mà họ phát hiện.
Áp suất đáng kể đã được áp dụng cho các chất sau đó bằng laser. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sau một loạt thử nghiệm và mô phỏng, viên kim cương ba chuỗi có thể được chuyển đổi thành kim cương nguyên chất với rất ít năng lượng. Kim cương ba chuỗi tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 627C và áp suất cao đã loại bỏ các nguyên tử hydro và cấu trúc các nguyên tử carbon khi cần thiết.
Việc tạo ra kim cương nguyên chất từ một viên kim cương ba chuỗi diễn ra chưa đầy một giây. Các nhà nghiên cứu hiện đã có thể tạo ra một viên kim cương rất nhỏ theo cách này, nhưng họ cho rằng bắt đầu từ những khối xây dựng này, kim cương có thể được sản xuất nhanh chóng và dễ dàng hơn. Tạo ra kim cương theo cách này có thể vượt ngoài khả năng của ngành kim hoàn. Độ cứng, độ trong suốt, độ ổn định hóa học, độ dẫn nhiệt và tính chất độc đáo của kim cương có thể cho phép kim cương được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ y học đến sinh học.
Hà My
Theo somagnews.com
Hành vi gây sốc của một ngôi sao "siêu tốc độ" Một sóng xung kích khổng lồ được tạo ra bởi một ngôi sao siêu tốc độ được gọi là Kappa Cassiopeiae. Mới đây, Đài thiên văn W. M. Keck, núi Mauna Kea ở Hawaii đã phát hiện ra ngôi sao siêu tốc được gọi là Kappa Cassiopeiae (HD 2905). Nó là một siêu sao nóng khổng lồ di chuyển với tốc độ khoảng...