Chế tạo máy bay không người lái
Trước khi đến Trung tâm Khí cụ bay thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển (Viettel), chúng tôi hình dung các cán bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) ở đây là những người đã nhiều tuổi, quân hàm, quân phục nghiêm chỉnh. Khi đến trung tâm thì thực tế không phải như vậy. Trước mắt chúng tôi là tập thể cán bộ KH và CN còn rất trẻ, tuổi đời trung bình mới ngoài ba mươi, mặc thường phục như cán bộ các viện nghiên cứu dân sự. Nhiều người trong số họ được đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài. Tuy trung tâm mới thành lập cuối năm 2011, nhưng những kết quả nghiên cứu bước đầu của các nhà KH và CN ở đây thật đáng khích lệ.
Mô hình máy bay không người lái tại Trung tâm Khí cụ bay.
Vô cùng ngạc nhiên, chúng tôi đi hết chỗ này đến chỗ khác để ngắm nhìn các mô hình máy bay không người lái có thể bay xa hàng chục km, và có thể vừa bay vừa truyền tín hiệu hình ảnh về trung tâm chỉ huy.
ại tá ỗ Văn Lập, Giám đốc Trung tâm chỉ vào chiếc máy bay không người lái VT-Patrol và cho biết: “ể phù hợp với địa hình bay, chúng tôi đã chọn mầu cho chiếc máy bay này là xám bạc. Vỏ của máy bay được làm bằng vật liệu com-pô-dít bảo đảm độ bền và nhẹ”.
Máy bay VT – Patrol có kích cỡ sải cánh hơn 3 m, chiều dài hơn 3 m, nặng gần 30 kg, có thể bay với tốc độ 100 km/giờ, bán kính cự ly truyền hình ảnh theo thời gian thực trong vòng 50 km; ghi lại hình ảnh trên thực địa bằng ca-mê-ra quay hồng ngoại và có thể nhận dạng mục tiêu trong khoảng cách 600 m. Loại máy bay này được nghiên cứu, sản xuất phục vụ cho công tác trinh sát chiến dịch, chiến thuật, có thể trang bị cho các đơn vị bộ binh cấp trung đoàn trở lên, hoặc các căn cứ Hải quân.
ại tá ỗ Văn Lập kể, ngoài các cuộc thử nghiệm bay ngắn tại sân bay, Trung tâm còn thử nghiệm với những chuyến bay dài. ầu năm 2013, vào đúng đợt rét đậm, chúng tôi đã thực hiện chuyến bay thử với cự ly 100 km. Các nhà KH và CN của trung tâm phải chia thành nhiều nhóm nằm dọc đường bay của máy bay không người lái. Cứ 10 km bố trí một nhóm. Mỗi nhóm được trang bị ống nhòm, máy tính và thiết bị chuyên dụng để quan sát máy bay có bay đúng lộ trình hay không. ồng thời kiêm luôn cả việc xử lý tình huống trên hiện trường nếu máy bay gặp sự cố.
Theo các nhà khoa học thuộc trung tâm, để thiết kế, chế tạo được thiết bị bay không người lái, họ phải giải quyết ba bài toán phức tạp. Thứ nhất, giải bài toán định vị và dẫn đường làm cơ sở cho việc có thể tự động, điều khiển bay hay không. Thứ hai, thu thập và xử lý thông số bay phục vụ hiệu chỉnh các tham số của hệ thống điều khiển nhằm làm cho hệ thống tương thích với các đặc tính động của máy bay, nếu không khi bay thử sẽ bị rơi rất nhiều. Thứ ba, chính là mỗi lần bay thử. Vì thiết bị mới bay lần đầu cho nên mọi công tác phải chuẩn bị thật chu đáo: chọn địa điểm bay thử, tuyến bay, tổ chức theo dõi, ứng phó tình huống khẩn cấp,…
Video đang HOT
Với yêu cầu cao của một thiết bị quân sự, việc bay thử đòi hỏi phải thu thập được thông số chính xác về tính bay, tính điều khiển được và độ bền kết cấu, nhất là đánh giá khả năng chịu đựng của đôi cánh, các thông số khi hoạt động trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm khác nhau. Từ những thông số này, các nhà KH và CN lại tổng hợp, phân tích để đưa ra các phương án cho cấu hình khí động và kết cấu máy bay hoàn thiện hơn.
ó là những bài toán lớn, còn đối với những thiết bị bay cụ thể, các nhà KH và CN phải giải được bài toán xác định các góc trạng thái của máy bay để tìm ra các tham số định vị; giải bài toán ước lượng tối ưu bằng sử dụng bộ lọc kalman mở rộng (nhân tố quan trọng cho việc thiết kế được hệ thống tự động điều khiển bay hay không). Với việc giải được các bài toán khó nói trên, thiết bị bay của Viettel thỏa mãn được yêu cầu bảo mật cao, giảm thấp nhất khả năng can thiệp ngoài ý muốn (chiếm quyền điểu khiển để cướp máy bay, hay đánh cắp dữ liệu truyền…).
Nói về định hướng hoạt động lâu dài của Trung tâm Khí cụ bay, ại tá ỗ Văn Lập cho biết: ịnh hướng sản phẩm của Viettel chính là sản xuất những chiếc máy bay không người lái tầm trung với thời gian bay 15-24 giờ phục vụ cho công tác quan sát, trinh sát và nhiều mục đích khác nhau trong bảo đảm an ninh đất nước, công tác cứu hộ, cứu nạn, kiểm lâm. Trong thời gian trước mắt, sản phẩm của trung tâm sẽ là các máy bay tầm trung với tải trọng khoảng 100 kg, cho phép mang các thiết bị như hệ thống E/O chỉ thị mục tiêu, ra-đa SAR với cự ly liên lạc tới 200 km. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các mục tiêu bay tốc độ cao tới 700-800 km/giờ phục vụ huấn luyện cho bộ đội phòng không giai đoạn 2014 – 2015.
Theo Nhandan
Phát triển các nguồn gen thành sản phẩm thương mại
Tại hội nghị đánh giá kết quả hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) về quỹ gen giai đoạn 2001 - 2013 do Bộ KH&CN tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, cần xây dựng Chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen; áp dụng KH&CN về quỹ gen. Đẩy nhanh việc khai thác và phát triển các nguồn gen thành sản phẩm thương mại là một trong những mục tiêu mà công tác nghiên cứu về gen đang hướng tới. Đặc biệt, đối với các nguồn gen có tính trạng quý hiếm, có giá trị kinh tế, bổ sung vào bộ giống quốc gia, tạo ra một số sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Tính đến nay, Việt Nam đã bảo tồn được khoảng 28 nghìn gen cây trồng nông nghiệp. Ảnh: TTXVN
KH&CN về quỹ gen là nhiệm vụ cấp bách
Với tầm quan trọng của nguồn gen trong bảo vệ tài nguyên sinh vật quốc gia, nhà nước đã coi việc bảo tồn và lưu giữ quỹ gen động vật, thực vật và vi sinh vật là một nhiệm vụ KH&CN thường xuyên theo kế hoạch hàng năm cũng như 5 năm và được phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học để triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân cho biết, hơn 25 năm qua, Nhà nước đã quan tâm đến công tác quản lý, bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật, vi sinh vật và coi nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen làm nhiệm vụ quốc gia có tính cấp bách cần được thực hiện thường xuyên và hàng năm. Đặc biệt, hệ thống mạng lưới quỹ gen quốc gia đã được hình thành và củng cố trên cơ sở 17 cơ quan đầu mối và hơn 70 tổ chức tham gia, phối hợp thực hiện thuộc 7 Bộ, ngành Trung ương và 63 tỉnh thành trên cả nước.
Nghiên cứu và bảo tồn nguồn gen là vấn đề gắn với nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, cùng các giá trị về sinh thái, môi trường. Từ năm 1987, Việt Nam đã có Chương trình bảo tồn nguồn gen quốc gia do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước thực hiện đã thực hiện việc bảo tồn nguồn gen cây trồng. Đến năm 1997, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã có quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật.
Nhà nước đã ban hành tương đối đầy đủ khung pháp lý liên quan đến bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. Nhiều bộ luật quan trọng quản lý tài nguyên thiên nhiên đã ra đời và được hoàn thiện, như: Luật Thủy sản (năm 2003); Luật Bảo vệ và phát triển rừng (2004); Luật Bảo vệ môi trường (2005); Luật Tài nguyên nước (2012). Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học (2008) đã tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn tài nguyên di truyền thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích. Riêng trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng nguồn gen, Việt Nam là một trong những quốc gia ban hành khung chính sách và pháp lý về bảo tồn vào loại sớm trong khu vực Đông Nam Á.
Gen giúp lúa tăng năng suất. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế IRRI)
Trước năm 2010, nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen chỉ tập trung vào việc bảo tồn, lưu giữ và sử dụng nguồn gen như một nguồn vật liệu cho công tác giống. Sau năm 2010, nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen được thực hiện với 2 cấp quản lý (cấp nhà nước, cấp Bộ/tỉnh), bao gồm 3 loại hình: Bảo tồn nguồn gen, khai thác và phát triển nguồn gen, đánh giá di truyền nguồn gen.
Hiện nay, nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen được phân công cho nhiều Bộ, ngành, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách bảo tồn nguồn gen thực vật phục vụ cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp, nguồn gen vật nuôi, vi sinh vật, nguồn gen cây rừng, cây chống chịu, cây cao su, nguồn gen thủy sản nước ngọt. Bộ Y tế bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, vi sinh vật y học; Bộ Công thương phụ trách bảo tồn nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm và nguồn gen cây công nghiệp.
Với việc sử dụng và khai thác phát triển nguồn gen, tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Tài nguyên thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã nghiên cứu, phục tráng, bình tuyển và mở rộng sản xuất thành công một số giống lúa, đậu tương, rau, khoai lang ăn củ, khoai lang ăn lá... Nhiều nguồn gen đặc sản về vật nuôi đã được khai thác và phát triển như lợn Mán (Hòa Bình), Sóc (Tây Nguyên), lợn Lũng Pù và Hung (Hà Giang), lợn Lửng (Phú Thọ), lợn Mẹo (Nghệ An), gà Mía (Sơn Tây, Hà Nội)... Đã thành công trong việc lai tạo, chọn giống đối với nguồn gen thủy sản như cá chép, rô phi, cá tra..
Thúc đẩy hoạt động KH&CN về quỹ gen
Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011, Việt Nam là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Đến nay, Việt Nam đã xác định khoảng 49.200 loài sinh vật gồm 7.500 loài/chủng vi sinh vật; 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn; 2.000 loài động vật không xương sống và cá ở nước ngọt; trên 11.000 loài sinh vật biển. Đây chính là những nguồn gen bản địa quý của đất nước cần phải bảo vệ, giữ gìn và phát triển.
Với vai trò quan trọng mang tính sống còn của việc bảo tồn và phát triển các nguồn gen tại Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân, vấn đề nguồn gen động thực vật ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn và vướng mắc, nên việc chú trọng tìm ra các giải pháp, phương hướng thúc đẩy hoạt động KH&CN về quỹ gen là vô cùng cấp thiết, nhất là trong việc thu hút nguồn đầu tư của xã hội với lĩnh vực KH&CN về nguồn gen.
Tại hội nghị, đại diện các Bộ KH&CN, NN&PTNT, Y tế, Công thương, Quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội... cùng các nhà khoa học, quản lý đã tham luận và tập trung phân tích về hiện trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn nguồn gen của mỗi địa phương, đơn vị; khẳng định rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng đặc biệt của công tác bảo tồn nguồn gen nói chung, công tác nghiên cứu KH&CN về quỹ gen nói riêng.
Đặc biệt, các đại biểu đều thống nhất việc tăng cường áp dụng các tiến bộ KH&CN trong lưu giữ, bảo quản, tư liệu hóa nguồn gen cũng như thu hút, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao cho hoạt động bảo tồn nguồn gen; đẩy nhanh việc khai thác và phát triển các nguồn gen thành sản phẩm thương mại đối với các nguồn gen có tính trạng quý hiếm, có giá trị kinh tế thành các giống bổ sung vào bộ giống quốc gia, tạo ra một số sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Cần xây dựng một Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gene trình Chính phủ phê duyệt nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN về quỹ gen, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học quốc gia.
Hoạt động KH&CN về quỹ gen tuy còn nhiều khó khăn, hạn chế song kết quả đạt được trong thời gian vừa qua là đáng ghi nhận. Với nhận thức nguồn gen là tài sản vô giá của quốc gia, là một trong những lợi thế quan trọng tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào sinh học trong tương lai, với việc thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp hoạt động KH&CN về quỹ gen sẽ góp phần làm cho hoạt động KH&CN quỹ gen có bước phát triển tốt và hiệu quả.
- Trước năm 2000, kinh phí cho hoạt động KH&CN quỹ gen toàn quốc chỉ khoảng 2 - 5 tỉ đồng; giai đoạn 2001 - 2009, kinh phí cho Chương trình quỹ gen quốc gia 15 - 20 tỉ đồng/năm và chỉ cấp cho các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen.
- Từ năm 2010, với việc thực hiện nhiệm vụ khai thác và phát triển nguồn gen cấp nhà nước, ngân sách của Nhà nước cấp cho hoạt động quỹ gen đã tăng lên đáng kể (kinh phí thực hiện nhiệm vụ quỹ gen cấp nhà nước năm 2012 là 35 tỉ đồng, năm 2013 là 60 tỉ đồng).
Theo LĐCT
Tăng cường chuyển giao công nghệ môi trường Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Trần Quốc Khánh cho biết, trong những năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã có những hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực, thời gian tới, cần liên kết các mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị về khoa học công nghệ, giữa các doanh nghiệp Việt Nam...