Chế tạo chip có thể truyền dữ liệu ở tốc độ 30 Gbps
Công ty sản xuất linh kiện Rohm của Nhật Bản cho biết đã phát triển chip thử nghiệm có thể gửi/nhận các tín hiệu có tần số trong phạm vi terahertz, có thể truyền dữ liệu ở tốc độ tối đa 30 Gbps, xuyên qua quần áo và giấy.
Wireless Chip Terahertz có kích cỡ còn nhỏ hơn đồng xu.
Ảnh: Internet
Rohm dự định đưa thiết bị ra thị trường trong 3-4 năm tới với giá ban đầu thấp hơn 13 USD. Điều đó sẽ cho phép sử dụng nó trong các thiết bị điện tử gia đình và nhiều thiết bị tiêu dùng khác. Tín hiệu ở tần số terahertz có thể đi xuyên qua giấy, nhựa, tường và một phần cơ thể. Với kích thước 1,5mm x 3mm, chip hoạt động trong dải 300GHz, một phần của băng tần giữa sóng radio và sóng ánh sáng. Chip được Rohm cùng với các nhà nghiên cứu tại Đại học Osaka phát triển. Rohm cho biết, đây là chip đầu tiên trên thế giới đạt được điều này ở kích thước nhỏ như vậy.
Rohm cho biết, chip hiện xử lý dữ liệu ở tốc độ 1,5Gbps, nhưng có thể được tăng lên khoảng 30Gbps trong tương lai. Rohm cho biết đã sử dụng chip để gửi các hình ảnh truyền hình độ nét cao ( HDTV) không nén, và đang phát triển chip cho những ứng dụng thương mại nhằm vào làn sóng tiếp theo của TV và máy chiếu, sẽ có thể hiển thị hình ảnh ở độ phân giải gấp nhiều lần hiện tại.
Những trở ngại chính để sản xuất hàng loạt ở giai đoạn hiện nay là độ bền và hiệu suất ổn định.Tín hiệu ở tần số terahertz có thể đi qua các vật thể rắn bao gồm giấy, nhựa, tường và thậm chí cả những lớp ngoài của da, làm cho chúng cũng thích hợp cho các ứng dụng an ninh và y tế.
Tuy vậy, tín hiệu không thể đi qua nước hoặc kim loại, và như các tín hiệu ánh sáng, chúng phải được nhắm theo một hướng cụ thể. Đến nay, hầu hết thiết bị được sử dụng để làm việc với công nghệ này vẫn còn cồng kềnh và đắt tiền.
Theo Báo Tin Tức
80% TV Sony sẽ do các hãng Đài Loan sản xuất
Nhà sản xuất Đài Loan Foxconn là đối tác chính để thiết kế và gia công hầu hết các mẫu HDTV thế hệ 2012 của Sony.
Sony Google TV cũng do hãng Đài Loan Wistron sản xuất. Ảnh: Sony.
Thông tin từ trang Digitimes, hãng sản xuất TV lớn nhất của Nhật hiện nay Sony sẽ bắt đầu chuyển giao phần lớn việc sản xuất HDTV của hãng cho các đối tác gia công sản phẩm ODM (Orginal Design Manufacter) tới từ nước ngoài. Số lượng sản phẩm tự hãng sản xuất và lắp ráp dần được giảm bớt. Các hãng ODM sẽ chịu trách nhiệm cả quá trình phát triển, thiết kế và sản xuất TV trong khi Sony đóng vai trò về cung cấp công nghệ, thương hiệu...
Nguồn tin từ Digitimes cũng cho biết, doanh số TV LCD của Sony dự kiến trong năm sau 2012 sẽ đạt khoảng 22 triệu model nhưng trong đó sẽ có khoảng 80% là do các nhà ODM tới từ Đài Loan sản xuất ra. Trong đó hãng gia công nổi tiếng của Đài Loan là Foxconn sẽ đóng vai trò chính với lượng TV sản xuất chiếm tới 70% model của Sony trong năm sau. Một lượng còn lại sẽ được hãng điện tử của Nhật để lại cho đối tác Đài Loan khác là Wistron.
Như vậy, hiện tại Foxconn và TPV (một hãng tới từ Hong Kong) là những nhà sản xuất TV dạng ODM có sản lượng lớn nhất hiện nay. Riêng năm 2011 TPV đã xuất xưởng tới 15 triệu model cho các đối tác như Vizio (Mỹ), Philips (Hà Lan) và một số thương hiệu Trung Quốc.
Theo Số Hóa
Chọn HDTV cỡ lớn nào để xem phim HD Với một phòng xem tốt, không có ánh sáng phản chiếu mạnh, TV Plasma cỡ lớn tầm 60 đến 65 inch là lựa chọn hợp lý để thưởng thức phim ảnh độ nét cao. Với ý định xây dựng một phòng chiếu gia đình cỡ nhỏ để thưởng thức phim ảnh, sử dụng HDTV cỡ lớn 60 đến 65 inch có chất lượng...