Chế ngự rối loạn hành vi khi nắng nóng
Trong những ngày vừa qua, nắng nóng lên đến 38 – 39 độ dễ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, ngủ kém, cáu gắt, bực tức, cảm giác mệt mỏi, khó tập trung…
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Chính, Trung tâm tham vấn, nghiên cứu và tâm lý học cuộc sống, cho biết: “Thời tiết là một yếu tố có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu nguy cơ stress của con người. Với thời tiết nóng bức như mấy ngày gần đây, cả cơ thể lẫn tinh thần con người đều có cảm giác khó chịu và căng thẳng hơn. Trong trường hợp này, phản ứng stress có thể biểu hiện ra các triệu chứng về mặt cơ thể lẫn cảm xúc. Chẳng hạn như: về mặt cơ thể: ăn không ngon, ngủ kém, nhịp tim và huyết áp tăng lên…; về mặt tâm lý: dễ cáu gắt, bực tức, cảm giác mệt mỏi, khó tập trung, tư duy kém sáng tạo…”.
Có thể “điên” vi một chuyện “cỏn con”
Theo các chuyên gia, tùy vào cơ địa mỗi người khác nhau và có “thích ứng” nhanh với thời tiết để không bị những ảnh hưởng nhất định của thời tiết đối với cơ thể.
Theo bà Nguyễn Thị Chính, mỗi người có khả năng chịu đựng khác nhau. Có người cảm thấy rất căng thẳng, có người chỉ thấy hơi khó chịu một chút. Nhưng nhìn chung với cái nóng của mấy ngày vừa qua, tâm lý con người bị ảnh hưởng ít, nhiều, đặc biệt với những người những người vốn dĩ đã nhạy cảm với yếu tố thời tiết như những người đang bị bệnh. Khi sức khoẻ thể chất của họ xấu đi thì tinh thần của họ thường sẽ kém hơn. Bên cạnh đó, những người làm việc hay sinh sống trong môi trường kém tiện nghi hơn, ví dụ những người phải lao động ngoài trời cũng dễ bị tác động tiêu cực do thời tiết. Khi ở ngoài trời, dưới cái nắng 37 – 38 độ con người dễ mệt mỏi, làm việc kém hiệu quả, dễ sinh cáu bẳn, cãi vả chỉ vì một lý do không đâu.
Nắng nóng dễ khiến con người cáu bẳn. Ảnh: Trung Kiên
Anh K, lao động tự do ở cầu Mai Dịch là một ví dụ. Anh và anh C cùng quê, khá thân với nhau cùng bỏ lên thành phố kiếm việc làm và. Nhưng từ mấy ngày nay, hai anh không nói chuyện với nhau, chỉ vì … cốc trà đá. Kể lại câu chuyện, anh K vẫn hậm hực: “Tôi với nó (anh C) cùng đi xuống Tam Trinh bốc hàng thuê từ sáng. Trưa nắng quá, chúng tôi quyết định vào quán uống một cốc trà đá. Nóng bức, mệt mỏi. Lúc bị nó đổ cốc trà đá vào người, tôi “điên” lên, đấm nó một quả. Thế là ẩu đả.”
Theo bà Nguyễn Thị Chính, hành động của anh K cũng là một biểu hiện tiêu cực do thời tiết nóng bức gây ra. Khi thiếu nước sẽ khiến dung lượng não ở người trưởng thành giảm đi và dẫn đến hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, và trầm cảm.
Điều này đã được nghiên cứu chứng minh qua một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy, trong trạng thái thiếu nước, đại não của thanh thiếu niên sẽ xuất hiện hiện tượng hao mòn. Nếu như thiếu nước lâu dài hoặc thiếu nước nghiêm trọng, có thể sẽ tổn hại đến khả năng nhận thức: tư duy sáng tạo, khả năng vạch ra kế hoạch và giải quyết vấn đề kém hơn bình thường (đủ nước).
Video đang HOT
Có thể hạn chế cơn “điên” một cách dễ dàng
Khi ở nhiệt độ cao, lượng nước trong cơ thể mất đi nhanh hơn qua mồ hôi. Khiến cơ thể luôn trong trạng thái thiếu nước trong khi cơ thể luôn đòi hỏi một lượng nước nhất định (50% – 70% trọng lượng cơ thể). Đó là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và mất tập trung, làm việc kém hiệu quả và dẫn đến dễ cáu gắt, bực tức, …
Chuyên gia Chính cho biết, phần đông mọi người không chú ý đến vấn đề tác hại mà cái nóng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý do mải lo đối phó với cái nóng. Vì vậy, họ phần nào bớt quan tâm tới diễn biến tinh thần của mình.
Mất nước là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi và mất tập trung, làm việc kém hiệu quả và dẫn đến dễ cáu gắt, bực tức …
Có nhiều cách để có thể hạn chế cơn “điên” một cách dễ dàng: bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên. Trong giờ làm việc, hãy để một chai nước ở cạnh bàn làm việc sao cho dễ lấy nhất. Nếu bạn ra ngoài cả ngày thì nên mang theo một chai nước để có thể uống ở mọi nơi mọi lúc.
Nghiên cứu ở Anh cũng chỉ ra rằng, được bổ sung một, hai cốc nước khi thiếu nước, đại não lại có thể nhanh chóng khôi phục bình thường.
Bà Nguyễn Thị Chính cho biết: “Chúng ta đang sống trong một môi trường có nhiều áp lực cũng như những khắc nghiệt của thời tiết. Bạn chỉ có thể góp một phần nhỏ công sức của mình để giúp cải thiện sự khắc nghiệt ấy trong tương lai chứ chúng ta không thể thay đổi được thời tiết theo ý muốn của mình. Chính vì thế, mỗi người cần nâng cao khả năng thích ứng với môi trường. Cuộc sống không bao giờ chỉ toàn những điều tiêu cực mà bên cạnh đó có những điều tích cực mà mọi người cần nhìn nhận để nới rộng tinh thần lạc quan, có lợi cho sức khoẻ của mình”.
Theo Đất Việt
Thuốc bổ làm con bị 'điên' sát ngày thi
Phát điên vì áp lực học thi. (Ảnh minh họa).
Chỉ hơn một tháng sau, chị bắt đầu thấy 2 con cứ mệt mỏi, dần dà mất ăn, mất ngủ. Quá lo lắng chị càng cho con dùng thuốc bổ.
Em Nguyễn Thu Hà (Hải Dương) đã phải nhập viện Viện Sức khỏe Tâm thần - BV Bạch Mai 2 ngày trước kỳ thi Đại học năm 2009 với triệu chứng hoảng loạn tâm thần.
Chị em đua nhau uống thuốc bổ, thi nhau nhập viện.
Chị Hoàng Ngân nức nở kể với bác sĩ CK II Nguyễn Văn Dũng - trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần - BV Bạch Mai, người trực tiếp điều trị cho con gái chị: Nhà chị có hai con gái, ngày này năm ngoái, đứa lớn đang ôn thi tốt nghiệp lớp 12 và thi đại học, còn đứa út cũng đang mải miết với cuộc đua vào lớp 10 của trường chuyên trong tỉnh.
Thấy các con đang từng ngày, từng giờ chiến đấu với số lượng bài tập khổng lồ, có đêm các cháu thức đến 4 giờ sáng mà vẫn chưa xong, chị Ngân thương các con lắm nhưng không biết giúp chúng bằng cách nào.
Khi đến cơ quan, chị nghe mấy đồng nghiệp cũng có con ôn thi truyền tai nhau về một loại thuốc tăng tuần hoàn não, tăng trí nhớ. Mừng quá, chị mua về cho các con mình uống với mong muốn giảm áp lực lên các cháu.
Một em học sinh vào viện khám vì bị mất ngủ, hay quên.
Cháu Hà, con gái lớn của chị Ngân học ban xã hội nên việc tăng cường trí nhớ là hết sức cần thiết. Cô con gái út thấy chị gái uống cũng uống theo. Theo quy định, mỗi ngày uống 2 viên, nhưng hai chị em dùng 4 viên/ngày vì cho rằng càng uống nhiều, càng tăng trí nhớ!
Chị kể, thuốc có tác dụng nhanh rõ rệt, trước thấy các cháu luôn ngáp ngủ, uể oải, từ khi dùng thuốc cháu nào cũng học không biết mệt mỏi, tinh thần thì phấn khởi, ăn khỏe, ngủ cũng khỏe.
Thi văn nhưng lại ôn bằng... sách toán
Tuy nhiên, thời gian hai con gái của chị phấn chấn không kéo dài được bao lâu. Chỉ hơn một tháng sau, chị bắt đầu thấy 2 con cứ mệt mỏi, dần dà mất ăn, mất ngủ. Quá lo lắng chị càng cho con dùng thuốc bổ.
Con út đã thi xong nhưng cháu lớn chưa thi nên chị cũng rối trí theo con. Đến gần ngày thi, con gái càng chán ăn, mất ngủ, mặt mũi ngơ ngơ như người mất hồn, đêm ngủ hay giật mình, nói nhảm, mắc chứng lú lẫn, hay quên.
Đã thi xong tốt nghiệp phổ thông, chỉ còn phải ôn 3 môn Văn - Sử - Địa để chuẩn bị cho kỳ thi Đại học khối C, thế nhưng, Hà cứ nhớ nhớ, quên quên, toàn cầm nhầm sách toán để học bài. Khi mẹ hỏi thì em bảo: Con đang ôn thi tốt nghiệp phổ thông mà!
Rồi khi nhớ lại là mình đang ôn thi đại học, em vùng vằng tức giận, cáu gắt và ném sách vở ra khắp phòng.
"Sát đến ngày thi, thấy con ngồi khóc một mình và lơ đơ như người mất hồn, phòng học như một ma trận, thuốc và sách cháu rải khắp nơi. Cuối cùng, vợ chồng tôi đành đưa con lên bệnh viện. Vậy là bỏ lỡ kỳ thi" - chị Ngân kể trong nước mắt.
Hà vừa nhập viện thì đến lượt cô em út cũng có những triệu chứng tương tự.
Bác sĩ Dũng cho biết, trường hợp hai cháu nhà chị Ngân bị rối loạn cảm xúc là do dùng quá nhiều thuốc bổ tuần hoàn não. Bản chất của thuốc bổ não là một loại thuốc kích thích, khi uống thuốc cơ thể sẽ không thấy mệt mỏi, học trong nhiều giờ mà không thấy oải.
Một số loại thuốc bổ não có tác dụng tăng lưu lượng máu lên các vùng và giảm tình trạng thiếu oxy não, làm giảm một số biểu hiện của rối loạn tuần hoàn não.
Thuốc bổ não chỉ có khả năng phục hồi lại sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não đến mức bình thường, chứ không làm vượt quá mức bình thường trước đó. Một số người dùng các thuốc này khi không bị bệnh, hay tăng liều để tăng cường trí tuệ là không có hiệu quả thực tế. Việc dùng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
10% bệnh nhân nhập viện Tâm thần do sức ép học hành Theo thống kê của Viên Sức khỏe Tâm thần, riêng tháng 7/2009, 10% số bệnh nhân nhập viện có liên quan đến sức ép học hành, trong đó có tới gần 10 trường hợp nhập viện vì dùng thuốc bổ não. Bản chất của thuốc bổ não là một loại thuốc kích thích, khi uống thuốc cơ thể sẽ không thấy mệt mỏi, học trong nhiều giờ mà không thấy oải. Bác sĩ Dũng cảnh báo không có một loại thuốc nào là thuốc tăng trí nhớ, trí thông minh. Dùng các loại thuốc tăng tuần hoàn não lâu ngày có thể dẫn đến rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc... để lâu có thể bị tâm thần. Bác sĩ Dũng khuyên các bậc phụ huynh không nên tạo sức ép cho con cái và dùng các loại thuốc kích thích vì một ngày bị bệnh tâm thần, điều trị lâu ngày. Khi phát hiện con có biểu hiện khác thường nên đưa đến bệnh viện ngay. Nếu bệnh của các cháu để lâu ngày có thể dẫn đến hội chứng tự kỷ, khi đó điều trị khó khăn hơn và khó có thể khỏi về mọi mặt.
Theo Bee
Sĩ tử đua nhau đi mua thuốc làm tăng trí nhớ Càng gần đến kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học, qua quảng cáo "rỉ tai" của các tiệm thuốc, nhiều phụ huynh, sĩ tử đua nhau mua thuốc "tăng trí nhớ" để củng cố trí thông minh của mình. Thế nhưng ... Thuốc nhanh học thuộc bài Trong vai một phụ huynh tìm mua thuốc tăng trí nhớ cho con, chúng tôi đã...