Chế Khải Liên: Chỉ Việt Nam còn làm thuyết minh kinh phí thấp, mọi người nghĩ quá đơn giản rồi, lồng tiếng đạt chuẩn tốn kém và vất vả hơn nhiều!
Qua lời chia sẻ của chị Chế Khải Liên, khán giả được hiểu hơn về đội ngũ đứng sau thành công của rất nhiều dự án đình đám.
Giống với cascadeur, thì diễn viên lồng tiếng cũng là những người không được xuất hiện trực tiếp trên màn ảnh, thậm chí đa phần là có cống hiến cả đời cũng không được những khán giả mê phim biết tên, nhớ mặt. Dù vậy, vẫn có những người kiên trì với ngành nghề đặc biệt này, giúp cho loạt phim nước ngoài đến gần hơn với khán giả. Để mang đến trải nghiệm giải trí xuyên biên giới, mọi câu chuyện đều được truyền tải đa ngôn ngữ và mang chúng đến gần hơn với khán giả các nền văn hoá khác nhau. Lồng tiếng chính là một công việc nghệ thuật đòi hỏi sự kết hợp sáng tạo giữa những diễn viên lồng tiếng để ý nghĩa của từng câu chuyện được “cập bến” trọn vẹn.
Duyên đưa chúng tôi đến gặp chị Chế Khải Liên – trưởng ban điều phối dự án lồng tiếng với 10 năm “ăn nằm” cùng loại ngành nghề đặc thù này. Thời điểm hiện tại, ngoài những phim truyền hình chiếu trên TV, chị cũng đang trực tiếp làm việc với những dự án mang tầm quốc tế. Cuộc đối thoại với chị diễn ra ngay tại studio làm việc cũng là một cú chạm để chúng ta có thể thấy, biết, hiểu được tâm tư, cái thú vị lẫn những tiêu chuẩn khắt khe ít được chia sẻ từ những người làm lồng tiếng.
10 năm trước khán giả thích thuyết minh, hiện tại và tương lai chắc chắn sẽ là lồng tiếng
Chào chị Chế Khải Liên, h ành trình đến với nghề lồng tiếng của chị bắt đầu như thế nào vậy?
Để nói là bắt đầu chính xác từ đâu cũng hơi khó, có lẽ là từ cái duyên. Tôi từng có hơn 10 năm phụ trách mảng lồng tiếng cho các phim Châu Á cũng như Châu Mỹ ở một kênh truyền hình. Thời điểm bắt đầu tiếp cận với truyền thông, truyền hình, tôi đang làm công việc dịch, biên tập, lồng tiếng cho một phim bộ Thái Lan vì chuyên ngành của tôi là tiếng Thái. Đây cũng là cơ duyên dẫn tôi tới “lãnh địa” phim truyền hình. Sau đó tôi chuyển qua mảng phim các hãng Âu Mỹ.
10 năm là một hành trình dài, bản thân chị thấy ở hành trình đó, nghề lồng tiếng đã thay đổi thế nào?
Khán giả Việt Nam đã quen với phim thuyết minh từ cách đây hơn 10 năm. Cho đến nay, các thể loại phim lồng tiếng chiếm gần như là tuyệt đối trên truyền hình, kênh trực tuyến. Nhiều người thậm chí thích xem phim lồng tiếng hơn phim phụ đề và thuyết minh, vì nó sinh động hơn. Có những khán giả khó tính, sau khi xem xong còn tham gia đánh giá và nhận định lồng tiếng của phim chưa hay, chưa phù hợp hay chưa thực sự truyền tải trọn cảm xúc của phim và nhân vật. Điều đó chứng tỏ khán giả cũng có sự am hiểu rất nhiều về lồng tiếng và loại trải nghiệm này dường như không còn xa lạ ở Việt Nam.
Đó là quá khứ và hiện tại, còn tương lai thì sao, xu hướng lồng tiếng ở thị trường Việt Nam sau này sẽ là gì?
Những studio đạt chuẩn quốc tế hiện nay ở Việt Nam không nhiều. Theo như xu hướng thực tế, những hãng giải trí quốc tế đang bước vào nước ta và tạo các phiên bản lồng tiếng Việt cho những bộ phim của họ. Phiên bản lồng tiếng hiện nay trên truyền hình đang chiếm gần như tuyệt đối, hiện giờ chỉ còn rất ít phim thuyết minh. Các kênh online, phim chiếu rạp cũng thế, lúc trước chỉ có bản phụ đề nhưng nay đã có bản lồng tiếng. Hiện nay, việc lồng tiếng đang rất phổ biến.
Mảng phụ đề đôi khi hơi hạn chế khán giả vì hai lý do. Một là khi xem phim phụ đề thì khán giả phải đọc chữ và nhiều khi không thuận tiện cho những người vừa xem vừa làm nội trợ hoặc người lớn tuổi. Họ đọc dễ cảm thấy mệt và không thoải mái để trải nghiệm bộ phim. Vậy nên phiên bản lồng tiếng là lựa chọn hoàn hảo nhất, miễn là truyền tải nội dung và cảm xúc phải thực sự trọn vẹn. Lồng tiếng là hiện tại và tương lai của Việt Nam.
Ở góc độ làm nghề, có đo được khác biệt trải nghiệm giữa xem phim lồng tiếng và phim thuyết minh?
Mức hiệu quả trải nghiệm thật ra tùy theo thói quen của mỗi người. Trước đây, các khán giả quen với thuyết minh và không chấp nhận với việc lồng tiếng. Họ vẫn thích nghe tiếng gốc để có thể tự cảm thụ hơn, tuy nhiên, họ cũng nhanh chóng cảm thấy nhàm chán khi phải nghe một giọng duy nhất xuyên suốt bộ phim, và khi họ chuyển sang xem phim lồng tiếng, chính người xem bắt đầu nhận ra việc lồng tiếng giúp bộ phim hay hơn.
Thử làm một phép so sánh giữa một bản thuyết minh đạt chuẩn và một bản lồng tiếng đạt chuẩn, thì mức độ đầu tư và kinh phí bỏ ra như thế nào?
Thật sự trên thế giới không sử dụng thuyết minh cho phim, nên không có khái niệm gọi là thuyết minh đạt chuẩn. Chỉ có Việt Nam sử dụng phương pháp này với kinh phí cực thấp, và chỉ cần một người không có kỹ thuật, tay nghề thực hiện ngồi đọc, miễn sao khán giả hiểu được nội dung của phim là đạt yêu cầu. Do đó, không thể so sánh hai phiên bản thuyết minh đạt chuẩn và lồng tiếng đạt chuẩn với nhau được.
Video đang HOT
Mình chỉ có thể so sánh phiên bản lồng tiếng đạt chuẩn và lồng tiếng không đạt chuẩn. Để làm ra được một phim lồng tiếng đạt chuẩn quốc tế thì kinh phí cũng cao hơn rất nhiều so với phim truyền hình. Lý do là vì giữa một tập phim chỉ 22 phút, diễn viên lồng tiếng phải tốn rất nhiều thời gian và phải lồng gần như là từng câu, từng hơi thở và từng âm thanh la hét, từng cảm xúc của nhân vật.
Khán giả nghĩ lồng tiếng đơn giản nhưng sự thật thì đâu phải thế!
Tốn thời gian, công sức là vậy nhưng nhiều khán giả vẫn nghĩ công việc lồng tiếng là một khâu rất nhỏ, thứ yếu trong một sản phẩm lớn?
Người ta nghĩ đơn giản rằng chúng tôi chỉ làm hai khâu là dịch và lồng tiếng thôi là xong. Nhưng thực ra không phải! Để truyền tải đúng, đủ, trọn vẹn cảm xúc của một bộ phim cần rất nhiều khâu, thậm chí bắt đầu từ lúc dịch. Người điều phối dự án là người nắm rõ sở trường của từng bạn dịch. Có những bạn dịch thể loại phim hành động, hoặc phim khoa học viễn tưởng rất hay nhưng họ dịch thể loại tình cảm gia đình lại không tốt bằng. Do đó trước tiên là khâu dịch đòi hỏi người điều phối dự án phải chọn đúng bạn có sở trường dòng phim đó. Tiếp theo là khâu casting và thu âm. Cả ba khâu này quyết định chất lượng và cảm xúc của bộ phim. Nếu dịch không hay, casting chọn không đúng và thu âm không tròn cảm xúc của nhân vật, sẽ mất rất nhiều tinh hoa, cảm xúc vốn có ở file gốc.
Tiếp theo là edit (chỉnh sửa) và mix (phối âm). Hai khâu này quyết định về mặt chất lượng kỹ thuật của bộ phim. Khâu cuối cùng là QC (Quality Control – Kiểm soát chất lượng) – cần kiểm tra thật kỹ trước khi giao file lồng tiếng hoàn thiện đến tay khách hàng.
Riêng với khâu casting, thu âm, thử thách riêng cho từng diễn viên lồng tiếng là gì?
Khi tiến hành lồng tiếng cho một bộ phim, còn cần thêm một nhân vật rất quan trọng là Đạo diễn lồng tiếng. Người điều phối dự án sẽ quản lý bao quát hết các khâu, còn tôi làm việc trực tiếp với Đạo diễn lồng tiếng. Khi đang tiến hành khâu QC mà có những phân đoạn cảm xúc diễn viên không tải được đầy đủ và trọn vẹn thì tôi và Đạo diễn lồng tiếng sẽ cùng bàn luận để sửa hoặc làm sao để sản phẩm hoàn thiện nhất. Sau đó sẽ có một người chuyên về khâu kỹ thuật để tiến hành quản lý chất lượng nhờ vào máy móc, hoặc cách cảm âm. Họ sẽ báo lại với tôi và tôi tiến hành chỉnh sửa làm sao trọn vẹn nhất có thể.
Khi lồng tiếng, diễn viên được cầm kịch bản bao gồm từng câu thoại y hệt như trong phim phải không?
Đúng vậy. Thậm chí trên kịch bản đó, các diễn viên phải ngắt tăng theo tiếng gốc, theo giới lồng tiếng chúng tôi gọi là ngắt các câu thoại theo “màu”. “Màu” ở đây bao gồm màu thở, màu cười, màu thét, màu khóc. Màu câu thoại được ghi chú trong kịch bản rất cẩn thận. Diễn viên lồng tiếng phải tự nhìn hình và nhìn kịch bản để truyền tải đúng câu thoại, màu của phim.
Chị có phân loại diễn viên lồng tiếng của mình không, theo độ tuổi hay những yếu tố nào khác?
Mỗi diễn viên đều có sở trường riêng mạnh về mặt này và có thể hơi yếu ở mặt khác. Nếu có chất giọng khỏe, họ sẽ phù hợp với những vai như siêu nhân, hay quái vật. Nhưng nếu có chất giọng ngọt ngào sẽ phù hợp hơn với những vai như nội trợ hoặc trẻ em.
Nói tới vai diễn trẻ em thì cũng cần chia sẻ thêm rằng ở một số phim truyền hình, đôi khi người lớn sẽ lồng tiếng luôn cho vai này. Lý do vì khoảng thời gian làm việc với các bạn trẻ thường rất ít vì các bé còn bận học. Vậy nên phim bộ truyền hình của mình thì đa số là người lớn kham luôn vai trẻ em.
À mà chia sẻ với bạn, ở các phim mang tầm quốc tế của Netflix, vai trẻ em không được giả tiếng mà cần casting đúng diễn viên nhí để giữ đúng chất của các bé.
Khách hàng có những yêu cầu riêng còn với chị, để cho ra sản phẩm cuối cùng, có tố chất nào mà nghề và chị yêu cầu không?
Nếu là những dự án phim phát sóng trên truyền hình thì yêu cầu chỉ là một phần thôi. Nhưng với những dự án lớn mà chúng tôi đang tham gia, Netflix yêu cầu cực kỳ cao, cả về chất lượng lẫn nội dung. Từng tiếng thở của diễn viên trong file gốc và tiếng của mình đưa vào cần phải khớp và chính xác. Không thể nào họ thở kiểu này, mình lại thở nhẹ hơn, ngắn hơn được. Tóm lại cần rất cẩn thận từng frame (khung) hình và từng tiếng động.
Khách hàng quốc tế yêu cầu rất cao, may mắn với series ẩm thực mới, chúng tôi có anh Phước Lập
Với series Netflix mà mình đang thực hiện, họ đòi hỏi về chất lượng như thế nào?
Những khách hàng quốc tế như Netflix yêu cầu rất cao, họ đòi hỏi chất lượng phòng thu, thiết bị, máy móc phải đạt những tiêu chuẩn nhất định. Ngoài ra, file dịch phải thật chuẩn xác và sử dụng những từ không gây phản cảm. Thành ngữ, tiếng lóng, cách chơi chữ so với bản gốc phải được truyền tải tối đa. Đây chính là yêu cầu về bản dịch. Tiếp theo, cách lồng tiếng của diễn viên trong phim cũng cần phải truyền tải đúng cảm xúc một cách chính xác, đầy đủ nhất. Ví dụ đoạn nào có tiếng thở cùng tiếng khóc, nhưng mình lại không làm tiếng khóc là không được. Họ khá tỉ mỉ và chi tiết.
Một series về ẩm thực kiểu Flavorful Origins cần người lồng tiếng giọng dẫn hơn lồng cho nhân vật đúng không?
Khi lồng tiếng cho các bộ phim khác, nhân vật trong phim vô cùng đa dạng và nhiều màu sắc nên không có nhiều áp lực giống như làm cho series ẩm thực này. Áp lực đầu tiên mà tôi gặp phải là chỉ có một giọng đọc thôi, vậy nên rất khó trong việc làm sao để tuyển và chọn ra được người có giọng đọc thật sự truyền cảm. Sau ba lần casting và làm việc với khách hàng, chúng tôi chọn ra được một giọng đọc nổi tiếng mà khá nhiều khán giả biết là anh Phước Lập.
Có lẽ đây là lần đầu tiên anh Phước Lập đến với series kiểu ẩm thực giống như vậy. Mọi người thường biết đến anh Phước Lập thông qua một số chương trình truyền hình với chất giọng trầm ấm, đầy cảm xúc, tươi trẻ và nhận được nhiều cảm tình của người nghe. Anh Lập có một tố chất giọng tươi trẻ nhưng vẫn đong đầy sâu lắng, trọn vẹn.
Vì đây là series thuần về giới thiệu món ngon và kể câu chuyện địa phương, s eries này có điểm nào khiến đội lồng tiếng tiếp cận cách lồng khác với phim thông thường không?
Cũng cần có một chút khác biệt, vì vậy chúng tôi chọn anh Phước Lập – người nổi tiếng trong lĩnh vực voice over. Khi lồng tiếng cho một bộ phim sẽ có đạo diễn ngồi cùng để điều chỉnh và chỉ đạo thêm cho những đoạn làm chưa tốt. Nhưng với những chương trình giống thế này thì cần phải truyền tải bằng cảm xúc thật, cũng chính cảm xúc trọn vẹn trong file gốc đã khiến anh Lập không cần phải diễn gì hơn. Anh ấy “thấy” được những hình ảnh sinh động, phong phú và nội dung cùng câu từ cảm xúc. Hôm ấy, sau khi xem series này, anh Phước Lập thốt lên: “Quá hay! Anh đọc bằng chính cảm xúc của mình đó”, series này chính là sự khác biệt như vậy. Anh Lập chỉ cần đọc và cảm xúc cứ vậy tuôn trào ra theo hình ảnh và nội dung câu từ.
Ngoài dự án mang tầm quốc tế kể trên thì những đơn đặt hàng khác của chị thường thuộc thể loại nào?
Chúng tôi nhận nhiều thể loại khác nhau, còn có phim featured (phim lẻ), phim series và phim chiếu rạp. Trong đó, series ẩm thực lần này cũng là một nội dung mới mà chúng tôi nhận chuyển thể sang tiếng Việt. Hi vọng khán giả sẽ được trải nghiệm những món ăn khó quên từ hình ảnh đẹp, mãn nhãn, phong phú tới nội dung và câu từ đặc sắc. Thật may mắn khi chương trình này có sự tham gia của một bạn dịch thuật tốt và truyền tải được cảm xúc trọn vẹn đến với khán giả. Ngay cả anh Phước Lập cũng đã cảm ơn người dịch đã làm rất tốt. Nếu dịch sang tiếng Việt không tốt thì cả người đọc và người nghe đều sẽ cảm thấy không đủ cảm xúc để truyền tải được câu chuyện. May mắn thứ hai là có sự tham gia của anh Phước Lập với một giọng đọc rất phù hợp với chương trình, chắc chắn sẽ khiến mọi người yêu thích.
Cảm ơn chị về những chia sẻ lần này!
Hậu trường 'Xứ sở Alice' tập 29-30: 'Phản ứng hóa học' tuyệt vời của 'bố mẹ' Kim Hee Sun Kwak Si Yang khiến fan 'trụy tim'
Xứ sở Alice là bộ phim khoa học viễn tưởng xuyên thời gian với sự tham gia của 'tình đầu quốc dân' Kim Hee Sun và 'ông hoàng rating' Joo Won. Phim vừa kết thúc sau hơn 2 tháng lên sóng và chiếm trọn sự chú ý của khán giả với rating đáng ngưỡng mộ. Cùng xem lại những cảnh diễn tập hấp dẫn của các diễn viên trong tập 29-30 của phim.
Đoạn video bắt đầu với cảnh quay của 'gia đình' Joo Won, lúc này Jin Gyeom (Joo Won) đã biến thành một người khác và định xuống tay với Tae Yi (Kim Hee Sun). Min Hyuk (Kwak Si Yang) đã kịp thời xuất hiện cứu thoát giáo sư. Cảnh hành động trở nên căng thẳng khi tất cả đều nhập tâm thể hiện nhân vật của miình một cách hoàn hảo.
Kim Hee Sun thu mình sợ hãi.
Joo Won - Kwak Si Yang nghiêm túc với cảnh hành động.
Ngay khi dừng quay, các diễn viên nhanh chóng 'xả' vai. 'Bà mẹ' Kim Hee Sun nói đùa cầu xin Joo Won đừng hành động như vậy với mình và Min Hyuk vì: 'Kia là bố, đây là mẹ'. Nữ diễn viên vừa chỉ vào Kwak Si Yang và mình vừa nhìn Joo Won ánh mắt 'van nài'. Nghe xong, cả đoàn phim đều cười phá lên, Joo Won đứng hình vài giây rồi chợt nhận ra trò đùa cũng bắt đầu mỉm cười.
Sau nhiều lần diễn tập, Kwak Si Yang bắt đầu mất sức và khi chống đỡ con dao của Joo Won, anh cầu xin Hee Sun cứu mình: 'Chị à, nói nhanh lên'. Tuy nhiên, Hee Sun vẫn đang ngồi thoải mái ung dung với vẻ mặt lo lắng giả vờ. Cô gọi tên nhân vật của Joo Won bằng nhiều sắc thái khác nhau để khiến anh thức tỉnh. Nhưng chính giọng điệu của nữ diễn viên khiến tất cả bật cười.
Ở một cảnh quay khác khi cả 3 cùng chung một phân đoạn, trong khi chờ quay Kim Hee Sun và Joo Won đã cùng chơi một đón đồ họ tìm thấy trên phim trường để giải trí. Hai người đặt cược xem ai có thể quay lâu nhất và nữ chính cười sảng khoái khi chiến thắng. Bất cứ khi nào cặp đôi ở cạnh nhau đều tạo ra những hóa học mạnh đến khó tin.
Bước vào cảnh quay, khi đạo diễn gọi nhân vật đã chết của Kwak Si Yang là 'người đã chết' khiến Kim Hee Sun không thể nhịn cười dù đang rất nhập tâm vào vai diễn. Joo Won lại liên tục bước qua người 'ông bố' và xin lỗi vì điều này. Không khí trên phim trường luôn vui tươi với sự xuất hiện của 'gia đình cự phẩm' này.
Xứ sở Alice đã kết thúc với nhiều cảm xúc và thông điệp ý nghĩa qua việc du hành thời gian.
5 nhân vật bị kỹ xảo "dìm" tả tơi: Hulk thời nào cũng "dính chấu", siêu phản diện Harry Potter chả khác gì tượng đất Ngay cả những nhân vật nổi tiếng như Hulk hay Voldemort của Harry Potter cũng không tránh khỏi bị "huỷ dung nhan" bởi kỹ xảo tệ hại của ekip làm phim. Việc Christopher Nolan mua hẳn một chiếc máy bay để thực hiện cảnh quay trong Tenet cho thấy áp lực của các đạo diễn trong việc khiến tác phẩm trở nên chân...