Chè heo quay – món giải khát độc đáo xứ Huế
Viên bột lọc dẻo, nhân thịt heo quay mặn, kèm nước chè ngọt tưởng khó ăn nhưng lại rất dễ gây nghiện.
Chè là một trong những món nổi trội trên bản đồ ẩm thực đất thần kinh. Đến đây, du khách có thể thưởng thức hàng chục loại chè khác nhau như: chè đậu, chè hạt sen, chè bắp… trong đó chè heo quay chắc chắn sẽ gây tò mò đối với thực khách mới nghe tên lần đầu. Món ăn là sự kết hợp giữa ngọt và mặn, hai hương vị trái ngược, tưởng chừng như vô lý nhưng lại là đặc sản Huế từ nhiều năm nay. Thậm chí, chè heo quay còn được xếp vào danh sách các loại chè cung đình, xưa kia nấu cho vua ăn, sau này mới bán phổ biến.
Viên chè heo quay.
Nhìn bề ngoài, chè heo quay tương tự như chè trôi nước nhưng hương vị hoàn toàn khác. Thành phần chính của nó là thịt heo, nấm mèo (mộc nhĩ) và bột lọc. Thịt nấu chè phải là thịt heo quay thì mới thơm, không tanh, không gây ngấy. Sau khi quay thịt, đầu bếp thái nhỏ rồi rim lại với nấm mèo, nêm gia vị như muối, đường vừa ăn, cho tới khi thật khô để làm nhân.
Video đang HOT
Phần vỏ làm từ bột lọc pha với nước, đun lửa liu riu rồi nhồi thành khối trước khi chia từng viên nhỏ, giống cách làm bánh bột lọc Huế. Thay vì gói miếng dẹt như bánh bột lọc, nhân heo quay được cho lên trên vỏ bánh, vo viên tròn. Đầu bếp phải bọc thịt thật kỹ để lúc luộc chín không bị bung, vỡ nát mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, nước chè góp phần không nhỏ giúp món ăn ngon hơn. Nồi nước nấu từ đường phèn, vị ngọt thanh, tới khi đường tan hoàn toàn thì cho lá dứa và gừng thái lát, đập dập tạo mùi thơm thoang thoảng, hấp dẫn. Sau khi nấu nước đường xong, nhắc khỏi bếp, đợi nồi nước nguội một chút thì mới đổ viên bột lọc bọc heo quay đã luộc chín vào.
Ly chè heo quay gồm viên bột lọc, vài lát gừng thơm chìm trong nước chè không màu. Múc viên bột lọc, bạn có thể thấy được nhân heo quay. Phần thịt tách biệt, không bị thấm nước đường nhờ lớp vỏ nên khi ăn, bạn vẫn cảm nhận rõ vị thịt mằn mặn và thơm. Cắn miếng bột lọc dai dai, nhạt vị, kèm miếng thịt heo quay, nhai nhóp nhép rồi húp một chút nước đường mang đến trải nghiệm ẩm thực khá thú vị. Nó không hề khó ăn như bạn nghĩ. Sự sáng tạo, tinh tế trong món ăn này gây ấn tượng với thực khách.
Bạn có thể tìm thấy món chè heo quay ở khắp thành phố Huế, từ quán bình dân lề đường tới nhà hàng với giá khoảng 12.000 – 15.000 đồng/ly. Chè ăn nóng vào mùa đông, rắc thêm hạt mè rang hoặc cho đá để giải khát mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dễ dàng thích nghi với loại chè vừa mặn, vừa ngọt này. Cũng không ít người ái ngại, không dám nếm thử. Thế nhưng đối với những người trót mê chè heo quay thì sẽ lưu luyến không thôi, nhất định phải ăn khi có dịp ghé xứ mộng mơ.
Ly chè heo quay.
Câu chuyện về 1 quán bánh canh bà Đợi lừng danh xứ Huế
Bánh canh bà Đợi nổi tiếng chính vì muốn ăn phải... đợi khá lâu. Tuy vậy, du khách sẽ không phải thất vọng khi thưởng thức món ăn hấp dẫn này.
Huế là thiên đường ẩm thực giá rẻ, trong đó không thể bỏ qua bánh canh - món ăn phổ biến trong mọi khung giờ, có mặt ở mọi góc phố. Nếu bánh canh Nam Phổ gắn liền với truyền thống làng Nam Phổ, bánh canh Hàn Thuyên nhắc đến con phố đèn dầu độc đáo thì bánh canh bà Đợi cũng có sức hút riêng biệt với "thương hiệu" có tuổi đời hơn 30 năm.
Người Huế còn gọi bằng cái tên rất dân dã, thân thương: bánh canh mụ Đợi
Ban đầu khi một tô bánh canh được bưng ra, có thể bạn sẽ ngỡ ngàng vì món ăn này trông quá đơn giản. Chỉ có chút sợi bánh, vài con tôm, vài miếng chả quế được đổ ngập nước dùng trong veo, hoàn toàn không có vẻ gì đậm đà như những điều người ta nói về ẩm thực Huế. Hãy tự mình làm hấp dẫn cho tô bánh canh bằng hành lá xắt nhỏ, muối, tiêu cùng ít ớt chưng đặc biệt của quán. Với những ai không quen ăn cay, hãy thận trọng khi nêm nếm bởi các món Huế đều nổi tiếng với độ cay đầy thách thức. Việc có thể tự gia giảm các loại gia vị cho riêng mình khiến bánh canh bà Đợi là sự lựa chọn sáng suốt của nhiều du khách vốn chưa quen với khẩu vị miền Trung.
Nước dùng của bánh canh bà Đợi ngọt thơm, ăn đến đâu cảm nhận vị ngọt của tôm thịt tươi ngon đến đấy, đến nỗi hiếm khi khách để dư nước như khi ăn nhiều món khác. Sợi bánh dai dai sền sệt nhờ tỷ lệ hòa bột chuẩn xác theo công thức gia truyền, sợi nào sợi nấy đều tăm tắp nhờ bột bánh cán mỏng, đều tay.
Trứng cút luộc sẵn dọn kèm món ăn, bạn có thể cho bao nhiêu vào tô tùy sở thích. Tuy nhiên, đừng quên gọi một bát trứng xổ - trứng cút chần trong nước dùng ngon ngọt và thưởng thức như tất cả những người sành ăn ở đây.
Mỗi tô bánh canh trông qua không nhiều thấy chắc bụng sau khi ăn xong và đủ dinh dưỡng cho cả bữa lỡ hay bữa chính trong ngày.
Ban đầu chỉ là một quán nhỏ ven đường tại số 40 Đào Duy Anh, bánh canh bà Đợi nay đã mở thêm cơ sở tại số 9 Nguyễn Trãi, 34 Ngô Gia Tự và thậm chí còn "đổ bộ" vào Đà Nẵng. Ở tất cả cơ sở của mình, bánh canh bà Đợi đều giữ hình thức tự nêm nếm món ăn và để mức giá chỉ khoảng 20.000 đồng cho một tô hấp dẫn.
Trọn vị Huế xưa trong món cơm muối tinh tế Tôi nhớ, những ngày nước lũ dâng cao, hay ngày mưa giá rét, mẹ không đi chợ được, cả nhà thường ngồi cùng nhau bên mâm cơm chỉ có bát muối trộn cùng ít ớt, thêm ít tiêu. Đơn giản là vậy nhưng với tôi, cho đến bây giờ, món "cơm muối" vẫn là một trong những món ăn yêu thích và muối...