Chế độ hỗ trợ, mức đóng góp đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện
HĐND tỉnh An Giang vừa ban hành nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ, mức đóng góp đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện, nhằm đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tự nguyện; đa dạng hóa các hình thức, các biện pháp cai nghiện ma túy; ngăn chặn tình trạng quá tải tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh do số lượng người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc có chiều hướng gia tăng.
Các học viên tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh tham gia các trò chơi vận động do Tỉnh đoàn tổ chức
Theo đó, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện công lập của tỉnh, gồm: hỗ trợ bằng 70% định mức tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, tiền đồ dùng sinh hoạt cá nhân đối với người nghiện cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 6, Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 9-9-2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30-12-2013 của Chính phủ. Bố trí chỗ ở miễn phí tại cơ sở cai nghiện công lập trong suốt thời gian cai nghiện.
Hỗ trợ 95% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sĩ; điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường cho các đối tượng: người dân tộc thiểu số, người bị nhiễm HIV/AIDS, người thuộc hộ cận nghèo, người chưa thành niên (từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi). Các chế độ hỗ trợ còn lại được áp dụng theo quy định của Thông tư số 124/2018/TT-BTC ngày 20-12-2018 của Bộ Tài chính.
Chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên, người thuộc diện bảo trợ xã hội, người khuyết tật, gồm: hỗ trợ 1 lần tiền thuốc điều trị cắt cơn nghiện ma túy; hỗ trợ chi phí khám sức khỏe: 150.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định; hỗ trợ chi phí xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn: 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.
Video đang HOT
Người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện công lập phải đóng góp các khoản chi phí: 100% chi phí sàng lọc, đánh giá mức độ nghiện, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật xét nghiệm y tế theo chỉ định của bác sĩ (bao gồm cả xét nghiệm HIV/AIDS) theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quyết định đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập; chi phí điều trị nhiễm trùng cơ hội và thuốc chữa bệnh thông thường tại cơ sở cai nghiện ma túy theo phí thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp trường hợp không ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Riêng các đối tượng quy định tại Khoản 4, Điều 2, Nghị định số 80/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các đối tượng mở rộng tại Điểm d, Khoản 1 Điều 2 của nghị quyết này chỉ đóng góp 5% chi phí nêu trên. Đóng góp bằng 30% định mức mức tiền ăn hàng tháng, tiền mặc, tiền đồ dùng sinh hoạt cá nhân đối với người nghiện cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 9-9-2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30-12-2013 của Chính phủ. Chi phí tiền điện, nước, vệ sinh: 80.000 đồng/người/tháng. Chi phí sinh hoạt văn nghệ, thể thao: 70.000 đồng/người/đợt tổ chức. Chi phí học văn hóa, học nghề (nếu đối tượng có nhu cầu): mức thu tùy thuộc vào ngành nghề đăng ký và chi phí thực tế từng thời điểm, đảm bảo thu đủ bù chi.
Người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng trong thời gian cai nghiện phải đóng góp các khoản chi phí: (trừ các trường hợp được miễn, giảm và hỗ trợ theo quy định): chi phí khám sức khỏe 150.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định; xét nghiệm phát hiện chất ma túy và các xét nghiệm khác để chuẩn bị điều trị cắt cơn 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định; tiền thuốc trong hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy 400.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định; tiền ăn trong thời gian cắt cơn nghiện tập trung tại Cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh 40.000 đồng/người/ngày, thời gian cắt cơn nghiện đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính với chất ma túy; chi phí cho các hoạt động giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, những năm gần đây, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy ngày càng tăng. Năm 2019, toàn tỉnh quản lý 6.155 người nghiện, có 803 người nghiện ma túy mới (tăng 15% so với năm 2018), trong đó có nhiều người nghiện là dân tộc thiểu số, người thuộc hộ cận nghèo, người nghiện bị nhiễm HIV/AIDS không nằm trong đối tượng được nhà nước hỗ trợ khi tham gia cai nghiện tự nguyện. Đặc biệt, nhiều người nghiện chưa thành niên (từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi) không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và chưa có chế tài để xử lý.
Để khuyến khích, thu hút người nghiện ma túy tham gia cai nghiện tự nguyện tại cơ sở cai nghiện công lập, tại gia đình và cộng đồng, giảm tỷ lệ cai nghiện bắt buộc, tránh tình trạng quá tải tại Cơ sở điều trị theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy của Chính phủ; tạo sự thống nhất về đối tượng hỗ trợ, mức chi, chế độ hỗ trợ đối với người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, nên việc ban hành nghị quyết là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, đảm bảo an ninh trật tự.
An Giang đề nghị Chính phủ cho phép chỉnh trị dòng chảy sông Hậu
Chiều 24/5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến khảo sát tình hình rạn nứt mặt đường, nguy cơ xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Nguyên nhân bước đầu được xác định là do chế độ dòng chảy thay đổi qua khúc sông cong, dòng chảy áp sát bờ, mái sông thẳng đứng, nền đất yếu gây ra hiện tượng rạn nứt.
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác khảo sát thực tế khu vực xuất hiện các vết rạn nứt, nguy cơ sạt lở Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Trước nguy cơ xảy ra sạt lở nguy hiểm trên tuyến Quốc lộ 91 (cặp bờ sông Hậu), đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, đe dọa đến 7 nhà dân và các phương tiện giao thông lưu thông theo hướng thành phố Long Xuyên đi huyện Phú Tân, thị xã Tân Châu và ngược lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình yêu cầu lãnh đạo huyện Châu Phú và xã Bình Mỹ khẩn trương thiết lập vùng không an toàn; tiến hành kéo dây, lắp đặt biển báo nguy hiểm, tổ chức phân luồng giao thông (cả đường thủy và đường bộ) nhằm giảm tải trọng trên đoạn đường rạn nứt. Đồng thời, cắt cử lực lượng túc trực 24/24 để hướng dẫn bà con không đi vào khu vực nguy hiểm.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú lên phương án di dời các hộ dân trong vùng, cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Về lâu dài, huyện Châu Phú cần chủ động các phương án bố trí chỗ ở mới đối với các hộ dân có nhà nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm khẩn cấp dọc theo tuyến Quốc lộ 91.
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, vị trí xuất hiện vết rạn nứt, nguy cơ sạt lở mới này cách vị trí sạt lở hiện tại (sạt lở vào năm 2019) khoảng 80m, tuy vẫn nằm trong vùng cảnh báo sạt lở của tỉnh nhưng không được chủ quan; Sở Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với các bên liên quan để tiến hành quan trắc, theo dõi khu vực xuất hiện các vết rạn nứt một cách cụ thể, chi tiết, từ đó đề xuất các phương án xử lý một cách triệt để, tiết kiệm, hiệu quả nhất.
Đáng lưu ý, hiện nay An Giang đang vào mùa mua, nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhất là trên sông Hậu đoạn đi qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú; khu vực này dài khoảng 3km nhưng chiều rộng lòng sông Hậu đã bị bãi bồi sông Hậu ở bờ huyện Phú Tân thu hẹp khoảng 300m, giảm đi một nửa so với đoạn ở thượng lưu và hạ lưu liền kề (khoảng 600m) làm gia tăng vận tốc dòng chảy gây xói lở ở bờ huyện Châu Phú.
"Trong lúc chúng ta đang tập trung xử lý hậu quả vụ sạt lở Quốc lộ 91 vào tháng 8/2019 chưa xong thì lại tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu sạt lở mới. Do đó, để xử lý sạt lở một cách căn cơ, triệt để, sớm ổn định dân cư và hoàn trả lại mặt đường Quốc lộ 91, đoạn thuộc xã Bình Mỹ của huyện Châu Phú thì cần phải thực hiện việc nạo vét, thông luồng, chỉnh trị dòng chảy sông Hậu. Tỉnh An Giang đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép An Giang thực hiện xã hội hóa Dự án chỉnh trị dòng chảy sông Hậu bảo vệ Quốc lộ 91, đoạn thuộc xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú với chiều dài khoảng 3km (đoạn bị thắt hẹp còn khoảng 300m (do phù sa) so với đoạn thượng lưu và hạ lưu liền kề (khoảng 600m); việc chỉnh trị, nạo vét thông luồng kết hợp tận thu cát"- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Trước đó, vào khoảng 6 giờ 10 phút sáng 23/5, mặt đường Quốc lộ 91 đoạn đi qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ (cách vị trí sạt lở hiện nay - sạt lở vào tháng 8 năm 2019 khoảng 80m về hướng thành phố Long Xuyên) xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên mặt đường Quốc lộ 91. Vị trí các vết rạn nứt mới nằm ở khu vực ngã 3 giao giữa đường tránh khu sạt lở Quốc lộ 91 năm 2010 và Quốc lộ 91; vết rạn ăn sâu vào 1/3 mặt đường với chiều dài khoảng 20m, bề rộng vết rạn nứt từ 0,1 đến 1,2 cm chạy dài cặp theo bờ sông Hậu, có nguy cơ sạt lở xuống Sông Hậu, de dọa đến 7 nhà dân ở phía trong Quốc lộ 91; qua khảo sát vết rạn nứt có dấu hiệu tiếp tục mở rộng.
Rạn nứt mặt đường, nguy cơ xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 91, đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến chiều 24/5, các vết nứt tiếp tục mở rộng gần 2cm và có thêm nhiều vết nứt mới, nguy cơ sạt lở rất cao. Ủy ban nhân dân huyện Châu Phú đã tiến hành chặt bỏ cây xanh ở khu xuất hiện các vết rạn nứt, đồng thời gắn hàng rào, biển báo không cho phương tiện giao thông đi qua đoạn đường này (phân luồn qua tuyến tránh khu sạt lở, đoạn từ cầu Bình Mỹ tới cầu Cây Dương) nhằm giảm tải trọng đường bộ, hạn chế sạt lở.
Ông Trần Thanh Nhã, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Châu Phú (An Giang) cho biết, khu vực xuất hiện các vết rạn nứt mới, có nguy cơ sạt lở rất cao, đe dọa tới 7 hộ dân có nhà ở phía trong Quốc lộ 91 và ảnh hưởng đến 21 hộ xung quanh; nếu sạt lở xảy ra thì vùng ảnh hưởng sẽ mở rộng, có thể lên tới 80 hộ dân.
Đến nay, huyện Châu Phú đã tổ chức di dời đường điện, cáp quang dọc theo Quốc lộ 91 (đoạn bị ảnh hưởng); đồng thời, tiến hành kiểm đếm trong phạm vi hành lang an toàn 40m (tính từ vết nứt) để tính toán phương hướng xử lý nếu sự cố sạt lở xảy ra.
Yêu cầu báo cáo vụ hàng ngàn người không nhận tiền hỗ trợ Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa báo cáo thông tin hàng ngàn người không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19. Chiều 12-5, Bộ LĐ-TB&XH có văn bản gửi giám đốc Sở LĐ-TB&XH yêu cầu kiểm tra thông tin người dân không nhận tiền hỗ trợ do dịch COVID-19. Theo đó, ngày 11 và 12-5, trên các trang báo điện...