Hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
Các gia đình nghèo , gia đình chính sách tại nhiều tỉnh, thành phố đang được hỗ trợ giảm bớt khó khăn, vượt qua đại dịch COVID-19 .
* Ngày 5/5, tại Hòa Bình , Tập đoàn APEC phối hợp với huyện Đoàn các huyện Kim Bôi, Lương Sơn ( Hòa Bình ) tổ chức chương trình “Chuyến xe hạnh phúc” với chủ đề “Lan tỏa yêu thương – sẻ chia hạnh phúc” nhằm phát huy tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ các gia đình nghèo , gia đình chính sách giảm bớt khó khăn, vượt qua đại dịch COVID-19 .
Đại diện Mặt trận Tổ quốc huyện Kim Bôi tặng quà cho các hộ gia đình gặp khó khăn . Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
Chương trình “Chuyến xe hạnh phúc” được triển khai trong 4 ngày, từ 5 – 8/5, tại 20 điểm xã vùng sâu, vùng xa, khó khăn (17 xã, huyện Kim Bôi và 3 xã của huyện Lương Sơn) với tổng số khoảng 1.500 suất quà (giá trị 100.000 đồng/suất).
Ông Nguyễn Văn Thạo, Đại diện Tập đoàn APEC tại Hòa Bình cho biết, thời gian qua, đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống trong đó có chương trình “Siêu thị hạnh phúc 0 đồng” trên 12 tỉnh, thành phố trong toàn quốc. Tiếp tục những hoạt động xã hội nhân văn đó, Chương trình “Chuyến xe hạnh phúc” mong muốn được giúp đỡ những người dân đang gặp khó khăn hiện nay.
Chủ tịch UBND xã Tú Sơn (Kim Bôi) Bạch Công Dương cho biết, thời gian qua, rất nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức các chương trình hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, xã đã rà soát, đưa các hộ dân đặc biệt khó khăn vào danh sách nhận quà, công khai minh bạch các tiêu chí để người dân được nắm rõ.
Trước khi vào nhận các món quà hỗ trợ, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang, kiểm tra y tế, đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng dịch theo đúng quy định.
Các hộ gia đình xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi nhận quà hỗ trợ. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN
* Tại tỉnh Bình Dương, ngày 5/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đã có chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế, nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng, không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng, tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần…
Việc hỗ trợ cho các đối tượng phải đảm bảo các điều kiện, đầy đủ hồ sơ, theo đúng trình tự và thủ tục quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ; đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách.
* Tại Bình Phước, ngày 5/5, Đoàn từ thiện chùa Vĩnh Nghiêm, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước) đã đến thăm và tặng 1.000 phần quà trị giá 380 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Đoàn đã thăm và tặng trực tiếp 50 phần quà, mỗi phần trị giá 380.000 đồng, gồm 10 kg gạo, 1 thùng mì tôm và 200.000 đồng tiền mặt tại xã Hưng Phước. Sau đó, đoàn đến thăm và tặng 50 phần quà tại khu dân cư liền kề thuộc ấp 3 Thanh Hòa và 50 hộ tại UBND xã Thanh Hòa. Số còn lại đoàn bàn giao lại cho địa phương tiếp tục trao tặng đến tay các hộ được nhận quà.
Qua buổi đến thăm và tặng quà, đoàn tiếp tục hỗ trợ thêm 5 căn nhà tại khu dân cư liền kề ấp 3 Thanh Hòa trị giá trên 900 triệu đồng và 50 triệu đồng hỗ trợ chùa Thanh Vân (xã Thanh Hòa) tiếp tục xây dựng chùa.
Hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi Covid-19: Nhiều trường hợp chưa biết giải quyết thế nào
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã chi tiền hỗ trợ cho nhóm người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. Tuy nhiên, công tác rà soát đối tượng tại nhiều nơi chưa chốt được do khó khăn
Ông Nguyễn Quang Hồng, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) quận Cầu Giấy cho hay: "Đến ngày 29/4, quận Cầu Giấy đã hoàn thiện danh sách gồm hộ người có công, hộ thuộc bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo, tổng hợp trình UBND quận theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ. Khi đã có Quyết định phê duyệt của UBND TP Hà Nội thì Phòng LĐTB-XH quận Cầu Giấy sẽ phối hợp với Phòng Tài chính để chi tiền hỗ trợ người dân kịp thời".
Tiền hỗ trợ của Chính phủ đã đến tay người dân. (Ảnh: Báo dân sinh)
Cũng theo ông Hồng, công tác rà soát những người được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ tại quận Cầu Giấy gặp khá nhiều khó khăn, Phòng đang chờ hướng dẫn của cấp trên.
Theo quy định, Nhà nước sẽ hỗ trợ cho nhóm người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 01 tháng liên tục trở lên, tối đa 3 tháng, tính từ ngày 01/4/2020 đến hết ngày 30/6/2020. Để được xem xét hỗ trợ thì những người này phải có hai điều kiện: thu nhập dưới mức hộ nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố là 1.400.000 đồng/tháng, phải có nơi cư trú hợp pháp (có hộ khẩu thường trú, có tạm trú theo quy định pháp luật).
Nếu người lao động bị mất việc làm do dịch Covid-19, có thể kê khai ở một trong hai nơi. Ví dụ, nếu người đó đang tạm trú ở Hà Nội và kê khai để nhận hỗ trợ ở Hà Nội rồi thì phải có sự xác nhận của địa phương ở nơi cư trú là chưa kê khai nhận hỗ trợ ở bất cứ đâu. Còn nếu kê khai ở nơi cư trú rồi thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tạm trú là chưa kê khai nhận hỗ trợ.
Theo ông Hồng, trong quá trình rà soát thực tế, quận Cầu Giấy còn gặp vấn đề khó khăn lớn với nhóm đối tượng là người lao động tự do và không có giao kết hợp đồng. Theo tình hình thực tế, có rất nhiều trường hợp chưa liệt kê hết được, ví dụ như các hộ buôn bán nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định như người bán hoa, lái taxi, bán hàng rong, thợ điện, thợ hàn... Có trường hợp người lao động có hợp đồng lao động nhưng lại không tham gia bảo hiểm thì theo luật cũng không được nhận hỗ trợ.
Đối với những trường hợp là hộ kinh doanh bị ảnh hưởng vì đại dịch Covid-19 cũng vậy, họ phải đóng thuế, đóng bảo hiểm thì mới được hỗ trợ.
Với người lao động trong các doanh nghiệp có hợp đồng lao động, có hai trường hợp. Nếu doanh nghiệp giữ người lao động trong mùa dịch và trả 50% lương để duy trì sản xuất kinh doanh thì người lao động không được hưởng hỗ trợ. Có doanh nghiệp cho lao động tạm hoãn không lương, doanh nghiệp gửi thủ tục hợp đồng lao động đến quận chờ phê duyệt hỗ trợ cho người lao động. Tuy nhiên, do người lao động đã về quê nên để nhận được hỗ trợ thì doanh nghiệp phải xuất trình được hợp đồng lao động có chữ ký của người lao động. Do vậy, việc kê khai cho nhóm đối tượng này cũng mất khá nhiều thời gian.
Còn một vấn đề mà thời gian vừa qua rất nhiều người quan tâm, đó là nhiều giáo viên ở các trường dân lập nghỉ dạy suốt thời gian dịch bệnh nhưng cũng không thể vào danh sách hỗ trợ theo quy định.
Ông Nguyễn Quang Hồng - Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận Cầu Giấy, Hà Nội trao đổi với PV
"Ngay cả với nhóm đối tượng người có công với cách mạng cũng có những trường hợp quận Cầu Giấy chưa biết giải quyết thế nào. Theo quy định thì người có công với cách mạng sẽ được hưởng hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng là 3 tháng. Tuy nhiên, có một số người chuyển từ các địa phương khác đến, chưa kịp kê khai hồ sơ ở nơi đang sinh sống. Những người này có được hưởng hỗ trợ hay không, cũng là vấn đề mà chúng tôi cần có hướng dẫn cụ thể để đảm bảo đúng quy định", ông Hồng nói.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chủ tịch phường Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Phường Dịch Vọng mới rà soát xong nhóm đối tượng trong diện gia đình chính sách, diện có bảo hiểm xã hội và hộ cận nghèo. Phường và tổ dân phố đang tiếp tục rà soát nhóm đối tượng lao động không có hợp đồng (lao động tự do), nhóm đối tượng có sổ tạm trú, thường trú hoặc đã đăng ký tạm trú trên địa bàn. Riêng nhóm đối tượng đang ở trong địa bàn phường nhưng không có sổ tạm trú, không đăng ký tạm trú/thường trú thì được hướng dẫn về làm các thủ tục tại nơi ở".
Ở khu vực ngoại thành, công tác rà soát cũng đang được tiếp tục triển khai. Ông Nguyễn Chí Lương, Chủ tịch UBND xã An Thượng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) thông tin: "Trên địa bàn xã không có hộ nghèo. Xã An Thượng có 84 hộ cận nghèo, 233 hộ gia đình chính sách và 460 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách. Với các nhóm này, xã sẽ ưu tiên thực hiện hỗ trợ luôn, nhưng hiện nay chưa thấy cấp huyện chi ngân sách về. Các nhóm đối tượng còn lại thì phải cho rà soát lại và chờ hướng dẫn cụ thể".
Được biết, trong đợt chi trả đầu tiên, tại Hà Nội, 4 nhóm đối tượng được nhận tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Cụ thể, người có công, bảo trợ xã hội được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng là 3 tháng. Nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng, thời gian hưởng là 3 tháng. Người thuộc nhiều đối tượng thụ hưởng có quyền lựa chọn mức hỗ trợ cao nhất.
Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, tổng cộng có 414.992 người được hưởng trợ cấp trong đợt này với tổng kinh phí là 505,607 tỷ đồng. Đa số các xã, phường, thị trấn chi trả số tiền hỗ trợ bắt đầu từ ngày 30/4 và diễn ra liên tục trong những ngày kế tiếp, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần.
“Siêu thị 0 đồng” đến với người nghèo Ninh Thuận Từ ngày 25 đến 29-4, Tập đoàn Apec phối hợp Tỉnh đoàn Ninh Thuận tổ chức "siêu thị 0 đồng" tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, nhằm hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện chọn lựa nhu yếu phẩm cần thiết, ổn định sinh hoạt trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Chương trình được dư...