Chế độ dinh dưỡng với trẻ mắc hội chứng Patau
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền nghiêm trọng, hiếm gặp do có thêm một bản sao nhiễm sắc thể 13 ở một số hoặc tất cả các tế bào của cơ thể.
Hội chứng này còn được gọi là Trisomy 13. Cần chú ý gì về chế độ dinh dưỡng với những trẻ mắc hội chứng Patau?
Mỗi tế bào thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể, mang các gene mà con thừa hưởng từ cha mẹ. Nhưng trẻ mắc hội chứng Patau có 3 bản sao nhiễm sắc thể 13, thay vì 2. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường và trong nhiều trường hợp, dẫn đến sảy thai, thai chế.t lưu hoặc em bé t.ử von.g ngay sau khi sinh.
Trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau phát triển chậm trong bụng mẹ và có cân nặng khi sinh thấp. Trẻ mắc hội chứng này thường gặp nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tỷ lệ t.ử von.g cao trong những ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh và nhiều trường hợp mang thai dẫn đến sảy thai do các triệu chứng đ.e dọ.a tính mạng như các vấn đề về tim và bất thường tủy sống trong quá trình phát triển của thai nhi. Chỉ có 5% đến 10% trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau sống sót sau năm đầu tiên.
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền nghiêm trọng.
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với trẻ mắc hội chứng Patau
Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng Patau đóng vai trò quan trọng, nhằm:
Hỗ trợ sự phát triển: Trẻ mắc hội chứng Patau thường gặp khó khăn trong việc bú mớm và tiêu hóa, dẫn đến chậm phát triển và suy dinh dưỡng. Chế độ ăn hợp lý giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển thể chất và não bộ.
Tăng cường hệ miễn dịch: Trẻ mắc hội chứng Patau dễ bị nhiễ.m trùn.g do hệ miễn dịch suy yếu. Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật.
Video đang HOT
Cải thiện các vấn đề sức khỏe: Một số trẻ mắc hội chứng Patau có thể gặp các vấn đề về tim mạch, tiêu hóa… Chế độ ăn phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ điều trị.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có chế độ ăn cụ thể nào được thiết kế riêng cho trẻ mắc hội chứng Patau. Việc xây dựng chế độ ăn cần dựa trên tình trạng sức khỏe và các vấn đề cụ thể của từng trẻ bệnh.
Chăm sóc trẻ bị hội chứng Patau cần chú ý đặc biệt về dinh dưỡng.
2. Một số nguyên tắc chung về dinh dưỡng cho trẻ mắc hội chứng Patau
Không có phương pháp điều trị cụ thể nào, không có chế độ ăn nào dành riêng cho trẻ mắc hội chứng Patau. Do trẻ sơ sinh mắc hội chứng này sẽ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ thường tập trung vào việc giảm thiểu sự khó chịu và đảm bảo trẻ có thể bú.
Đối với những trẻ bú, do đường thở mềm/giảm trương lực hoặc khả năng phối hợp kém, trẻ có thể phải cố gắng nhiều hơn, chậm hơn khi bú và trẻ có thể dễ bị sặc hơn. Hít phải có nghĩa là trẻ có thể có nguy cơ thức ăn hoặc chất lỏng vô tình đi vào phổi, có thể dẫn đến viêm phổi. Ngoài ra, một số trẻ mắc bệnh tim có thể mệt rất nhanh trong khi bú và không bú đủ. Do đó, trẻ có thể không nhận đủ dinh dưỡng và calo.
Đối với số ít trẻ sơ sinh mắc hội chứng Patau sống sót sau vài ngày đầu đời, việc chăm sóc sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng và nhu cầu cụ thể của trẻ.
Đảm bảo đủ calo: Trẻ cần được cung cấp đủ calo để duy trì hoạt động và phát triển.
Cân bằng các chất dinh dưỡng: Chế độ ăn cần cân bằng giữa protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Dễ tiêu hóa: Nên lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn khó tiêu gây đầy bụng, khó chịu.
Chia nhỏ bữa ăn: Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thụ.
Đảm bảo đủ nước: Cho trẻ uống đủ nước để tránh táo bón và các vấn đề về thận.
3. Một số vấn đề thường gặp và cách xử lý trong chế độ ăn của trẻ mắc hội chứng Patau
Khó bú, khó nuốt: Nuôi ăn qua ống có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là lâu dài. Nhiều trẻ sẽ tiếp tục bú bình và/hoặc ăn bằng thìa. Nhưng đối với một số trẻ, chúng có thể tiếp tục cần nuôi ăn qua ống trong thời gian dài. Với trẻ bú bình, sử dụng bình sữa chuyên dụng, núm vú mềm, cho trẻ ăn ở tư thế phù hợp, chia nhỏ lượng ăn, tăng số bữa ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản: Cho trẻ ăn đặc hơn, tránh ăn quá no, kê cao đầu khi ngủ. Điều quan trọng là phải hỏi ý kiến tư vấn của và hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về chứng trào ngược. Bác sĩ có thể chỉ định thêm chất làm đặc vào thức ăn của bé để ngăn bé nôn trớ, cũng như dùng thuố.c để giảm/trung hòa sản xuất acid dạ dày.
Táo bón: Có thể giảm bớt sự khó chịu này bằng một hoặc kết hợp các biện pháp như chế độ ăn/thức ăn thô giúp thúc đẩy quá trình hình thành phân mềm. Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn (rau củ, trái cây), đảm bảo đủ nước. Dùng thuố.c nhuận tràng, thuố.c đạn, hoặc thuố.c làm mềm phân và các bài tập/massage để khuyến khích bé đi tiêu và cải thiện trương lực các cơ liên quan.
B.é gá.i vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua
Tại bệnh viện, gia đình bệnh nhi cho biết, từ khi chào đời bé đã có 4 ngón cái ở hai bên bàn tay, hình thù giống như càng cua.
Đó là trường hợp của bé T.A. (8 tháng tuổ.i) chào đời với 4 ngón cái ở hai bàn tay giống như càng cua. Hai ngón phụ kém phát triển, không hoạt động, dễ bị thương.
Khi được gia đình đưa đến bệnh viện, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt ngón dư, chuyển gân, tạo hình nhằm tăng cường cơ năng cho ngón chính của bé.
Cháu bé có 2 ngón cái mỗi bên bàn tay nhìn như càng cua (Ảnh: BV).
Một trường hợp khác là bé M. (11 tháng tuổ.i), chào đời với một bàn chân có hai ngón cái dính nhau làm lệch trọng tâm chân, khiến bé đi lại khó khăn và khó mang giày khi lớn. Bé được tách và loại bỏ ngón phụ, cắt xương, ghép da, chuyển gân và nắn trục cho ngón chính.
Sau vài giờ phẫu thuật, hai bệnh nhi đều tỉnh táo trở lại, có thể uống sữa. Khi vết mổ khô, sức khỏe hồi phục bình thường, hai bé được xuất viện. Bố mẹ bệnh nhi được bác sĩ hướng dẫn thay băng thường xuyên cho con và hẹn lịch tái khám.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại nhi, các bệnh nhi trên là hai trong nhiều trẻ bị dị tật thừa ngón bẩm sinh, được bệnh viện nơi ông làm việc tiếp nhận.
Đa ngón tay, chân ở trẻ biểu hiện với nhiều dạng khác nhau như các ngón thừa liên kết với ngón chính bằng một mô mềm, kém phát triển hoặc sao chép ngón chính kết cấu phức tạp.
Thừa ngón là dị tật phổ biến, có thể phát hiện trước hoặc sau sinh. Đây có thể là khiếm khuyết riêng lẻ hoặc liên quan đến các dị tật bẩm sinh khác. Nguyên nhân gây dị tật thừa ngón thường là yếu tố di truyền hoặc môi trường.
Mẹ mắc các bệnh rubella, herpes, lupus ban đỏ... trong thai kỳ, thai nhi có thể bị dị tật thừa ngón. Các yếu tố khác như thai phụ trên 35 tuổ.i, hút thuố.c, uống rượu, tiếp xúc với chất độc, chất phóng xạ cũng làm tăng khả năng trẻ bị thừa ngón bẩm sinh.
Một trường hợp trẻ sinh ra có 2 ngón chân cái dính vào nhau (Ảnh: BV).
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để điều trị dị tật này. Trẻ nên được phẫu thuật trước 12 tháng tuổ.i nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ, bảo tồn chức năng ngón, tránh ảnh hưởng tâm lý khi nhận thấy bản thân khác biệt bạn bè.
Bác sĩ Trọng khuyến cáo, nếu dư ngón tay, chân nằm ở vị trí ngón cái hoặc các ngón giữa, khiến hoạt động cầm, nắm của bàn tay gặp khó khăn, hoặc làm lệch trục chân, trẻ nên can thiệp sớm ở ba tháng tuổ.i.
Trường hợp dính ngón, hay ngón phụ phát triển kém, ảnh hưởng hoặc làm biến dạng ngón chính cũng cần phẫu thuật trước một tuổ.i.
Để phòng ngừa nguy cơ trẻ sinh ra thừa ngón, 6 tháng trước khi mang thai và trong thai kỳ, phụ nữ tránh uống rượu bia, hút thuố.c l.á, chất kích thích. Thai phụ tiêm phòng đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, tật đa ngón di truyền trội nhưng không nguy hiểm, có thể phẫu thuật sau sinh, hoặc vợ chồng bị dị tật trên nên sàng lọc phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, giúp tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Nhiều nỗi lo khi mang thai sau tuổ.i 35 Xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con và phụ nữ hiện nay lại nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong xã hội khiến độ tuổ.i mang thai cũng trở nên muộn hơn. Sinh con khi đã lớn tuổ.i, phụ nữ dễ mắc các bệnh về thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường, tiề.n sản giật, sinh non và tăng nguy...