Ung thư vòm họng chữa được không?
Ung thư vòm họng đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng khá cao
Ung thư vòm họng không quá phổ biến, đứng thứ 6 trong số các ung thư hay gặp ở nam giới và đứng thứ 9 trong số các ung thư hay gặp ở nữ giới nước ta.
Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm – phần cao nhất của hầu họng, ngay phía sau mũi, còn gọi là họng mũi.
Ung thư vòm họng gặp chủ yếu ung thư biểu mô không biệt hóa – một trong những loại ung thư có tiến triển nhanh, nhưng cũng đáp ứng tốt với xạ trị và hóa chất.
Ung thư vòm họng hay gặp ở nam giới hơn nữ giới. (Ảnh minh họa)
Bệnh hay gặp ở nam giới với tỉ lệ cao gấp 2-3 lần ở nữ. Tuổi mắc bệnh thường khá trẻ, thậm chí có đến 10% trẻ em dưới 18 tuổi được ghi nhận mắc bệnh.
Nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh
- Virus Epstein-Barr (EBV): Nhiễm EBV chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu.
Video đang HOT
- Thức ăn giàu các chất nitrosamine ( thịt muối, thịt hun khói…) dễ bay hơi là một tác nhân sinh ung thư gây ung thư biểu mô mũi, xoang trên thực nghiệm.
- Bất thường nhiễm sắc thể: Những tổn thương trên các NST 3p, 9p, 11q, 13a, 14q và 16q có ảnh hưởng tới vùng chứa các gene ức chế hình thành u, gây chuyển dạng các tế bào bình thường của biểu mô vùng vòm mũi họng thành các tổn thương tiền xâm lấn rồi phát triển thành tổn thương ung thư xâm lấn.
- Thuốc lá: Hút thuốc lá (chủ động) hoặc hít phải khói thuốc (bị động), một lượng hóa chất gây ung thư đã xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với thuốc lá, chính là vùng hầu họng (trong đó có vùng vòm), từ đó dẫn đến các biến đổi để hình thành ung thư.
- Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy uống rượu trong khi hút thuốc sẽ tăng đáng kể nguy cơ ung thư vùng đầu cổ so với việc chỉ hút thuốc hoặc chỉ uống rượu. Bởi rượu chính là “chất dẫn” để đưa các hóa chất độc trong thuốc lá xâm nhập vào tế bào một cách dễ dàng hơn.
Thêm nữa, rượu làm chậm khả năng phân hủy và loại bỏ các hóa chất độc hại của cơ thể. Hai điều này tạo thành một “combo” vô cùng lợi hại cho tế bào ung thư hình thành và phát triển.
- Chế độ ăn ít vitamin A, E có thể làm tăng nguy cơ ung thư hầu họng, trong đó có ung thư vòm họng.
- Một số hóa chất độc hại như amiăng, bụi gỗ, khói sơn… cũng làm tăng nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.
Sữa chua đại kỵ với những thứ này, chớ dại ăn cùng kẻo mang họa vào thân
Sữa chua là một món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng sữa chua có thể trở thành 'thủ phạm' gây hại cho sức khỏe nếu kết hợp sai cách với một số loại thực phẩm.
Sữa chua "kỵ" các loại thịt chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều nitrat, một chất bảo quản giúp thịt không bị hư. Khi nitrat gặp axit hữu cơ trong sữa chua, nó có thể chuyển hóa thành axit nitrơ, một chất có khả năng gây ung thư.
Sữa chua và thịt chế biến sẵn đều là những thực phẩm giàu protein. Ăn chúng cùng nhau có thể gây quá tải cho hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng, ợ chua. Sự kết hợp này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng từ cả hai loại thực phẩm.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh ăn sữa chua cùng với các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội, lạp xưởng,... Nếu muốn ăn cả hai, hãy cách nhau ít nhất 1-2 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa và hấp thụ từng loại thực phẩm một cách hiệu quả.
Không nên ăn sữa chua cùng các loại thịt chế biến sẵn. Ảnh: Shutter Stock
Sữa chua không nên ăn cùng chuối
Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, ăn sữa chua cùng chuối có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và khó tiêu. Sữa chua và chuối đều giàu dưỡng chất, nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể cản trở quá trình hấp thụ lẫn nhau, khiến cơ thể không nhận được đầy đủ các vitamin và khoáng chất từ cả hai loại thực phẩm này.
Một số nghiên cứu cho rằng sự kết hợp giữa sữa chua và chuối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được làm rõ. Có nhiều người vẫn ăn sữa chua và chuối cùng nhau mà không gặp vấn đề gì.
Tuy nhiên, nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc có tiền sử các bệnh về đường ruột, tốt nhất nên tránh kết hợp hai loại thực phẩm này.
Sữa chua không nên ăn cùng sữa
Sữa chua có chứa axit lactic, trong khi sữa có chứa protein và canxi. Khi kết hợp, axit lactic có thể làm protein trong sữa đông lại, tạo thành các cục khó tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là tiêu chảy, đặc biệt là đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
Sữa chua chứa nhiều canxi, trong khi sữa cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Khi ăn cùng nhau, lượng canxi dư thừa có thể gây cản trở hấp thụ các khoáng chất khác như sắt, kẽm, magie. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 từ sữa.
Sữa chua không nên ăn cùng sữa. Ảnh: Getty Images
Sữa chua không nên ăn cùng trái cây có tính axit
Các loại quả có tính axit cao như cam, quýt, chanh, dứa... Sữa chua chứa các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, môi trường axit cao tạo ra bởi sự kết hợp với các loại quả có tính axit có thể ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động của các lợi khuẩn này. Sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.
Sữa chua chứa nhiều protein, trong khi các loại quả có tính axit chứa nhiều axit hữu cơ. Sự kết hợp này có thể tạo ra các phản ứng hóa học làm protein trong sữa chua bị kết tủa, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ. Điều này cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng khó tiêu và đầy bụng.
Sữa chua không nên kết hợp đồ uống có ga
Đồ uống có ga chứa nhiều khí CO2, khi kết hợp với sữa chua có thể tạo ra phản ứng sinh ra nhiều khí hơn trong dạ dày, gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là đau bụng. Axit lactic trong sữa chua kết hợp với axit carbonic trong đồ uống có ga có thể làm tăng độ axit trong dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về tiêu hóa.
Đồ uống có ga thường chứa nhiều đường, kết hợp với sữa chua có thể làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể, góp phần gây tăng cân và béo phì. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tránh kết hợp này và thay vào đó hãy thưởng thức sữa chua và đồ uống có ga riêng biệt.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng nếu được phát hiện và điều trị sớm có tiên lượng khá tốt. Cần lưu ý, ngoài các biện pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp nâng cao sức khỏe cho người bệnh. 1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng là...