Chế độ dinh dưỡng tránh các bệnh về hô hấp cho trẻ em
Dinh dưỡng hợp lý là một trong những yếu tố tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hình minh họa.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào thời điểm giao mùa đông – xuân, chế độ ăn uống cho trẻ để tránh các bệnh về đường hô hấp luôn là mối bận tâm của các bậc phụ huynh. Các bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ như: cúm, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản là nỗi ám ảnh đối với cha, mẹ. Bên cạnh những nguyên nhân khác, yếu tố chính dẫn tới các bệnh về hô hấp là do sức đề kháng của trẻ còn yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus.
Dưới đây là chế độ dinh dưỡng phòng bệnh hô hấp cho trẻ:
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác và giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng. Đặc biệt, vitamin A giúp tăng cường tế bào biểu mô và chất dịch nhầy của hệ hô hấp. Các chất dịch nhầy này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng và vi khuẩn. Chính vì thế, đây là loại vitamin rất quan trọng cho đường hô hấp của trẻ em.
Video đang HOT
Bổ sung chất xơ trong bữa ăn cho trẻ
Y học đã chứng minh, chất xơ có vai trò rất lớn trong tiêu hóa, làm sạch đường ruột, góp phần tăng cường hệ miễn dịch.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, người lớn cần 20 – 22 gam chất xơ mỗi ngày, còn ở trẻ em thì chỉ cần 1/2 số này. Các vị phụ huynh có thể chế biến đa dạng món ăn bổ sung chất xơ cho trẻ từ nhiều loại thực phẩm.
Chất đạm động vật
Các loại thực phẩm giàu đạm động vật như: thịt heo, bò, gà, tôm, cua… và trứng chứa tất cả 9 axit amin thiết yếu.
Theo nghiên cứu của nhóm TS. Mark M., ĐH Washington, Mỹ, đạm động vật được xem là quan trọng cho trẻ trong giai đoạn đang tăng trưởng vì đạm này ngoài cung cấp đủ 9 axit amin thiết yếu, còn cung cấp thêm sắt, vitamin B12. Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, chất đạm động vật phòng bệnh rất tốt cho trẻ nhỏ.
Cho trẻ uống đủ nước
Nước có tác dụng đưa bạch cầu đi khắp cơ thể, đồng thời đào thải những chất độc hại ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Một lượng nước vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất ở trẻ, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tế bào. Cha mẹ cần luyện tập thói quen uống nước thường xuyên ở trẻ.
Cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu
Alobacsi phối hợp Hội Y học Dự phòng, Ths. BS Trương Hữu Khanh thực hiện toạ đàm "1.001 thắc mắc về các bệnh do phế cầu khuẩn và vaccine phòng ngừa".
Những bệnh gây ra do vi khuẩn phế cầu đều nguy hiểm và được nhiều phụ huynh có con nhỏ quan tâm, lo lắng.Trong đó, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa và nhiễm trùng máu là những căn bệnh nguy hiểm thường gặp do vi khuẩn phế cầu gây ra, để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Tại buổi toạ đàm, ThS.BS Trương Hữu Khanh cho biết: "Vi khuẩn phế cầu được phát hiện đầu tiên khi gây ra bệnh viêm phổi. Các nghiên cứu sau đó chỉ ra đây là vi khuẩn tồn tại nhiều ở vùng mũi họng. Chúng có thể xâm lấn bất kỳ lúc nào vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh khác nhau, một số bệnh nguy hiểm có thể kể đến là viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm phổi. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng máu từ phổi và viêm màng não từ họng".
Bác sĩ còn cho biết con đường lây lan của phế cầu khuẩn rất dễ dàng. Khi nói chuyện, vi khuẩn có thể phát tán sang người khác, đặc biệt là khi tiếp xúc với trẻ em. Vì trẻ có hệ miễn dịch kém, từ 2-3 tháng tuổi là phế cầu khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Ths. BS Trương Hữu Khanh chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích tại toạ đàm "1.001 thắc mắc về các bệnh do phế cầu khuẩn và vaccine phòng ngừa".
Không phải mọi người tiếp xúc với phế cầu đều mắc bệnh, mà còn phụ thuộc vào sức khỏe, lứa tuổi và có chích ngừa hay chưa. Lứa tuổi mang gánh nặng nhiều nhất là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Khi trẻ bị viêm màng não, hệ thống màng não có thể dính vào nhau và để lại hậu quả nghiêm trọng.
Những bệnh gây ra do phế cầu khuẩn rất nguy hiểm vì chúng không có triệu chứng đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. ThS.BS Trương Hữu Khanh cho biết, nếu bé bị đau tai, chảy mủ tai, khóc thét ban đêm và khóc to hơn khi kéo vành tai lên, bé có khả năng viêm tai do phế cầu khuẩn.
Đối với viêm màng não, trẻ phải được lấy dịch não tủy cấy máu mới xác thực được. Tuy nhiên sau khi chích ngừa HI (trong chương trình tiêm chủng mở rộng), khoảng 70-80% các ca mắc viêm màng não đều do phế cầu gây ra.
ThS.BS Trương Hữu Khanh cho biết phế cầu khuẩn có thể xâm lấn bất kỳ lúc nào vào cơ thể và gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ khá cao (60-70%), đặc biệt trong viêm phổi do phế cầu sẽ có viêm phổi thùy. Thông thường, người bệnh có triệu chứng là sốt cao, lạnh run, đau nhức mình mẩy và kèm theo tổn thương phổi hay viêm màng não, tuy nhiên phải cấy dịch trong cơ thể mới xác định được có phải do phế cầu gây ra hay không.
Theo các chuyên gia hàng đầu về phòng chống dịch bệnh, phương pháp bảo vệ bé khỏi các bệnh do phế cầu khuẩn là chủng ngừa vaccine phế cầu từ sớm. Thậm chí, ThS. BS Trương Hữu Khanh còn có "thần chú" trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ của bé: "Ăn đủ chất, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, chích ngừa đầy đủ".
Buổi toạ đàm trực tuyến thu hút nhiều bậc phụ huynh tham gia để cập nhật kiến thức và được giải đáp những thắc mắc trong hành trình chăm sóc sức khỏe con. Dù vi khuẩn phế cầu nguy hiểm nhưng cha mẹ vẫn có thể xây dựng rào chắn bảo vệ bé yêu bằng cách cho con được chủng ngừa từ sớm, theo đúng phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
Những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ khi trời rét Theo các bác sĩ, trẻ có thể bị biến chứng, thậm chí tử vong do các bệnh dễ mắc trong thời tiết lạnh giá khi không được điều trị đúng cách, kịp thời. Những ngày gần đây, các tỉnh miền Bắc chìm trong giá rét. Nhiệt độ tại đồng bằng phổ biến 11-14 độ C, trong khi khu vực miền núi rét 8-11...