Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh gây rối loạn tâm thần
Các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ đã chứng minh được mối liên hệ giữa các rối loạn tâm thần và chất lượng dinh dưỡng kém, bao gồm việc tiêu thụ ít rau quả tươi, sở thích ăn khoai tây chiên và dùng nhiều đường.
Việc tiêu thụ ít rau quả tươi, sở thích ăn khoai tây chiên và dùng nhiều đường có thể gây trầm cảm – Ảnh: CCO Public Domain
Theo MedicalXpress, một nghiên cứu mới đã chỉ ra mối liên hệ giữa các rối loạn tâm thần và chất lượng dinh dưỡng kém và mối liên hệ này không tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính và mức thu nhập.
Một nhóm chuyên gia ở Đại học Loma Linda, Mỹ, đã kiểm tra kết quả hơn 240.000 cuộc khảo sát qua điện thoại ở bang California, được thực hiện từ năm 2005-2015. Gần 17% số người được hỏi bị các chứng rối loạn tâm thần, trong đó 3,7% bị bệnh nghiêm trọng. Đồng thời, những người tiêu thụ loại thực phẩm không lành mạnh, thường hay thông báo về các rối loạn tâm thần hơn so với những người tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Những lệch lạc trong chế độ ăn uống của những người bị những rối loạn tâm thần bao gồm việc tiêu thụ ít rau quả tươi, sở thích ăn khoai tây chiên và dùng nhiều đường.
Video đang HOT
Cụ thể, các nhà khoa học đã xác định được mối liên hệ giữa việc tăng lượng đường và rối loạn lưỡng cực. Tiêu thụ món chiên hoặc chứa các loại ngũ cốc tinh chế có liên quan đến trầm cảm. Kết quả của nghiên cứu mới đã xác nhận dữ liệu của các nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác. Tiến sĩ Jim Banta khuyên các bậc phụ huynh nên can thiệp vào chế độ ăn uống cho trẻ em dưới 12 tuổi để ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai.
Hiện tại, trong căn tin ở các trường học Mỹ đã có những quy định hạn chế muối và lượng calo tiêu thụ. Mỗi trường có thể tự lập thực đơn riêng, nhưng chế độ ăn cho trẻ em phải bao gồm rau, trái cây, các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và sữa. Tuy nhiên, việc khuyến cáo các bậc cha mẹ phải cho con ăn tại nhà loại thực phẩm lành mạnh là một nhiệm vụ lâu dài.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Nên dành 30 phút cho một bữa ăn
Bữa ăn khoa học và có lợi cho tiêu hóa bao gồm nhai, nuốt thức ăn tốt nhất trong khoảng từ 20 đến 30 phút.
Mỗi lần nhai, mọi người nên nhai từ 15 đến 32 lần, tùy từng loại thực phẩm.Với rau quả tươi và thịt, cần phải nhai kỹ hơn để thức ăn được tiêu hoá hoàn toàn, theo Precision Nutrition.
Các chuyên gia khuyên thời gian dành cho mỗi bữa ăn nên từ 20 đến 30 phút, tốt nhất là lâu hơn vào bữa tối. Đây là thời gian nhai và nuốt thức ăn, không bao gồm thời gian nói chuyện hay làm việc riêng.
Ăn quá nhanh hoặc quá lâu đều không tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Healthline
Khi ăn quá nhanh, thức ăn không được nghiền kỹ, thực quản và dạ dày dễ bị tổn hại, dẫn đến viêm cấp tính. Nếu viêm nhiễm này để lại sẹo sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động, gây khó khăn cho việc nhai và nuốt, thậm chí ung thư thực quản.
Ăn quá chậm cũng không tốt. Dịch tiêu hóa tiết ra nhiều nhất thường trong khoảng 15 phút từ khi bắt đầu ăn. Trong thời gian này, thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất, có lợi cho quá trình phân giải và hấp thụ các nguyên tố dinh dưỡng.
Khi ăn nhiều chất béo và dầu mỡ, dịch trong túi mật sẽ chảy vào ruột để phân giải. Nếu ăn quá lâu, dịch mật tiết ra không đủ, chất béo không được phân giải hết và tích tụ lại, dẫn đến béo phì.
Cẩm Anh
Theo VNE
Chồng nghiện rượu, vợ rót rượu vào cơm giúp chồng qua mặt bác sỹ Dịp Tết vừa qua, nhiều người dân ở Nghệ An phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc rượu tăng mạnh. Có trường hợp, chồng nhập viện, người vợ bị chồng bắt ép rót rượu vào cơm tuồn vào trong để qua mặt bác sỹ. Bs CK1. Nguyễn Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết, từ...