Chế độ dinh dưỡng cho vận động viên khác biệt thế nào?
Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe đã được khẳng định rõ ràng. Cho dù là người bình thường nếu muốn có sức khỏe tốt cần phải có dinh dưỡng tốt.
Đặc biệt đối với vận động viên thể thao thì nền tảng để cải thiện thành tích phải là một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
1. Vai trò của dinh dưỡng trong tập luyện và thi đấu thể thao
Cho dù bạn là một vận động viên thi đấu, một người chơi thể thao cuối tuần hay một người tập thể dục đều đặn hàng ngày thì nền tảng hiệu suất tập luyện và cải thiện thành tích là một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Các vận động viên rất cần chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức mạnh, sự bền bỉ trong quá trình tập luyện và đạt thành tích tốt khi thi đấu. Dinh dưỡng kém có thể dẫn đến mệt mỏi, chấn thương và khả năng phục hồi kém, cả ba điều này đều có thể cản trở hiệu quả thi đấu của vận động viên.
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, hoạt động thể chất, hiệu suất thể thao và phục hồi sau khi tập thể dục được tăng cường nhờ dinh dưỡng tối ưu. Do đó vận động viên cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lựa chọn thực phẩm thích hợp, thời điểm ăn để có sức khỏe và hiệu suất tập luyện tốt.
Vận động viên cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tập luyện và cải thiện thành tích.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cố vấn dinh dưỡng thể thao Việt Nam, dinh dưỡng và tập luyện là hai lĩnh vực không thể thiếu được đối với vận động viên, đặc biệt là vận động viên thành tích cao.
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu tập luyện và vận động. Ngoài việc giúp hiệu suất tập luyện tối ưu, dinh dưỡng còn tạo điều kiện để phục hồi cơ thể tốt.
2. Vận động viên cần đủ các nhóm chất trong dinh dưỡng thể thao
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống tập luyện cơ bản phải đủ để cung cấp năng lượng đáp ứng nhu cầu tập luyện; tăng cường sự thích ứng và phục hồi giữa các buổi tập.
Chế độ dinh dưỡng cần đủ chất, đa dạng thực phẩm giúp vận động viên đạt được trọng lượng cơ thể và mức mỡ tối ưu để thi đấu; cung cấp đủ chất lỏng để đảm bảo lượng nước tối đa trước, trong và sau khi tập luyện và tăng cường sức khỏe của vận động viên.
Video đang HOT
Các nhóm chất không thể thiếu trong dinh dưỡng thể thao bao gồm: carbohydrate; chất béo; chất đạm (protein); chất xơ, vitamin và khoáng chất, nước.
Carbohydrate: Carbohydrate được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng glycogen, có thể được sử dụng trong quá trình hoạt động thể chất. Carbohydrate cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng cần thiết trong quá trình tập luyện, duy trì mức đường huyết và bổ sung lượng glycogen dự trữ trong cơ.
Lượng glycogen trong cơ trước khi tập luyện thấp sẽ làm giảm hiệu suất ở cường độ cao, do đó, việc hấp thụ carbohydrate cần được chú trọng trong toàn bộ giai đoạn tập luyện và thi đấu.
Chất béo: Chất béo chủ yếu được sử dụng làm nhiên liệu khi tập luyện ở cường độ thấp đến trung bình. Chất béo còn tham gia cung cấp cấu trúc cho màng tế bào, giúp sản xuất hormone, màng dây thần kinh để hoạt động bình thường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thu các vitamin tan trong chất béo.
Protein: Protein cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu, hỗ trợ mô liên kết và sửa chữa mô để đáp ứng với thời gian tập luyện. Đối với những người không bổ sung đủ protein trong chế độ ăn uống hàng ngày khả năng phục hồi và điều chỉnh quá trình tập luyện chậm hơn.
Chức năng của protein trong việc thúc đẩy thành tích thể thao được phân chia theo mức độ hoạt động. Các vận động viên muốn tăng cơ và sức mạnh có thể sẽ có lượng protein trong chế độ ăn cao hơn so với những vận động viên tập luyện sức bền.
Vitamin và khoáng chất: Vitamin cần thiết cho nhiều chức năng và hoạt động của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và không mắc bệnh tật. Chức năng của khoáng chất là phát triển cấu trúc của các mô cũng như điều hòa các quá trình của cơ thể.
Nước: Cơ thể con người có thể tồn tại trong một thời gian mà không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào nhưng không thể thiếu nước. Nước hiện diện gần như khắp nơi trong các mô và chất lỏng của cơ thể.
Trong thể thao, nước đặc biệt quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ, bôi trơn khớp và vận chuyển chất dinh dưỡng đến các mô hoạt động. Nó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và bảo vệ các cơ quan quan trọng, hỗ trợ hệ tiêu hóa, hoạt động trong mỗi tế bào để vận chuyển chất dinh dưỡng và thải chất thải.
Dinh dưỡng cho vận động viên cần đảm bảo năng lượng để tập luyện và thi đấu.
3. Chế độ dinh dưỡng phải phù hợp với từng cá thể
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, số lượng chất dinh dưỡng đối với vận động viên không khác nhiều so với người bình thường. Tuy nhiên tỷ lệ của các chất này lại khác nhau, tùy thuộc vào từng loại hình thể thao, giai đoạn tập luyện và phải tùy thuộc vào từng cá thể.
Nhìn chung so với người bình thường thì mức năng lượng có thể tăng hơn hoặc ngang bằng; Protein cần nhiều hơn vì vận động viên phải tăng cường cơ bắp; Chất béo sử dụng vừa phải, có thể ngang bằng với người bình thường, nhưng chất béo phải có lợi giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt; Cần tăng cường vitamin và khoáng chất vì vận động viên phải tập luyện cường độ cao nên cần vitamin để chuyển hóa năng lượng và các khoáng chất giúp điều hòa cơ thể.
Ngoài ra, mỗi người có một thể trạng khác nhau: có người béo, người gầy do di truyền và chuyển hóa khác nhau, mắc các bệnh lý khác nhau… Mỗi một cá thể cần được khám bởi bác các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp.
Những loại trái cây không nên ăn vào buổi tối kẻo rước họa vào thân
Trái cây luôn được xem là một phần quan trọng của chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, có nhiều loại trái cây nên tránh ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe thay vì lợi ích vốn có.
Nên tránh ăn bơ vào buổi tối vì hàm lượng mỡ thực vật trong bơ có thể tích tụ lâu ngày gây ra nhiều biến chứng như tăng huyết áp và tăng cân. Ảnh: Pinterest.
Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn trái cây vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, tiêu hóa, và giấc ngủ. Dưới đây là những loại trái cây nên tránh ăn vào buổi tối:
1. Chuối
Chuối chứa nhiều kali, một khoáng chất có thể tăng áp lực máu. Ăn chuối vào buổi tối có thể gây tăng nguy cơ cao huyết áp và gây rối loạn tiêu hóa. Hãy ăn chuối vào buổi trưa hoặc buổi sáng.
2. Táo
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị ăn một quả táo mỗi ngày. Tuy nhiên, ăn táo vào buổi tối không tốt cho sức khỏe. Quả táo chứa chất xơ, có thể kiểm soát cholesterol và đường huyết.
Nhưng ăn táo vào buổi tối không phù hợp cho hệ tiêu hóa. Ăn quả táo nhiều chất xơ trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi và trào ngược dạ dày.
3. Cam và nho
Cam và nho chứa vitamin C và chất xơ. Nếu bạn ăn cam và nho và trước khi đi ngủ có thể gây ra các vấn đề về dạ dày như đầy hơi và trào ngược.
4. Bơ
Hãy tránh ăn loại trái cây này vào buổi tối vì hàm lượng mỡ thực vật trong bơ có thể tích tụ lâu ngày gây ra nhiều biến chứng như tăng huyết áp và tăng cân.
5. Sầu riêng
Sầu riêng không phải là lựa chọn hoàn hảo cho người có huyết áp cao hoặc thấp, bệnh nhân có rối loạn chức năng tim mạch hoặc các vấn đề liên quan đến dạ dày. Vì lượng đường trong sầu riêng rất cao, bạn nên hạn chế tiêu thụ vào buổi tối để tránh nguy cơ tăng cường xơ vữa động mạch.
6. Thanh long
Thanh long chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng giảm cân và tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt.
Tuy nhiên, loại trái cây này không phù hợp cho những người có vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy và bệnh tiểu đường. Hạn chế tiêu thụ thanh long sau bữa tối để tránh gây ra các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa.
7. Măng cụt
Măng cụt có thể giúp kiểm soát chứng thèm ăn và giảm cân, nhưng bạn nên tránh ăn nó vào buổi tối. Chất xanthones có trong măng cụt có thể gây ngộ độc axit và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hạn chế tiêu thụ măng cụt vào buổi tối để đảm bảo giấc ngủ tốt.
8. Dứa
Dứa chứa vitamin C và chất chống oxy hóa có khả năng tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa huyết áp cao.
Tuy nhiên, dứa không tốt cho bệnh nhân tiểu đường và có thể gây dị ứng. Hãy tránh tiêu thụ dứa vào buổi tối để không gây hại cho dạ dày và tiêu hóa.
Ngoài những loại trái cây trên, việc lựa chọn thời gian phù hợp để tiêu thụ trái cây cũng quan trọng. Thời gian tốt nhất để ăn trái cây là khoảng từ 11 - 12 giờ vào buổi trưa.
Ngoài ra, bạn có thể ăn trái cây sau bữa trưa và hai tiếng trước bữa tối. Ăn trái cây vào thời gian này giúp cơ thể của bạn hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất của trái cây mà không gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiêu hóa và giấc ngủ.
Khi trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân bố mẹ cần làm gì? Trẻ quấy khóc là điều bình thường do đòi hỏi các nhu cầu như ăn, uống, vệ sinh, ... Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề sức khoẻ. Vậy khi trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân bố mẹ cần làm gì? Nhiều trường hợp trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ...