Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị, cần ưu tiên gì?
Quai bị là bệnh lý do virus gây ra nên chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Do vậy, việc chăm sóc và thực hiện tốt 1 chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị là vô cùng cần thiết để bệnh nhân nhanh hồi phục hơn.
1. Ưu tiên thức ăn mềm và lỏng
Khi mắc bệnh quai bị thì các tuyến nước bọt ở mang tai, hàm dưới hoặc dưới lưỡi sẽ bị sưng lên và rất đau. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của hàm. Người bệnh sẽ lười nhai nuốt, chán ăn. Do vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị, ưu tiên đầu tiên chính là chọn thức ăn mềm và lỏng.
Thức ăn mềm và lỏng sẽ giúp người bệnh không phải nhai nhiều, hạn chế tình trạng đau nhức miệng. Mặt khác, thức ăn mềm và lỏng thường dễ tiêu hóa. Người bệnh ăn được nhiều hơn và hấp thụ tốt hơn, dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị được đảm bảo. Sức đề kháng tăng lên sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Một số loại thức ăn mềm và lỏng bạn có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị là:
- Cháo.
- Súp.
- Các món hầm.
- Canh rau củ, canh trứng.
Video đang HOT
- Sinh tố.
Các món canh súp vừa dễ tiêu hóa, giàu vitamin cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị. (Ảnh Internet)
2. Tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng
Quai bị là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mọi phương pháp can thiệp đều hướng đến việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể để đánh bại lại virus. Ăn uống chính là cách nâng cao sức đề kháng hiệu quả và nhanh chóng nhất.
- Rau củ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nó lại rất tốt cho hệ tiêu hóa do có chứa nhiều chất xơ. Đây là lý do bạn cần tăng cường khẩu phần rau xanh trong chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh quai bị. Nó vừa cung cấp các loại vitamin, vừa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
- Hàm lượng dinh dưỡng trong các loại ngũ cốc rất cao. Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ để cơ thể tiêu hóa tốt hơn. Bệnh nhân mắc quai bị nên ưu tiên các món ăn chế biến từ hạt đậu. Nó không chỉ giàu vitamin và khoáng chất mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh.
Tuy vậy, Bổ sung chất xơ cũng cần đúng cách để không gây hại cho sức khỏe.
- Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị nên bổ sung đa dạng các loại hoa quả. Chúng rất giàu dinh dưỡng, thích hợp làm các món ăn vặt trong ngày.
3. Nước là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị
Bệnh nhân mắc quai bị thường sẽ bị sốt, khiến cho cơ thể mất nước. Người bệnh lại bị sưng đau miệng nên thường lơ là việc ăn uống khiến cho tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Bổ sung đủ nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, các cơ quan của cơ thể hoạt động trơn tru, tăng cường sức đề kháng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Nước là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị. (Ảnh Internet)
Bạn có thể nhấm nháp nước mát cả ngày. Vừa giúp giảm đau miệng vừa giúp bổ sung nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể uống nước hoa quả, sữa, nước canh,… để cung cấp thêm vitamin.
4. Những thực phẩm cần kiêng
- Tránh xa những thực phẩm có vị cay và tính nóng. Nó sẽ khiến các tuyến nước bọt sưng và đau hơn, làm bệnh nhân khó chịu.
- Các loại thực phẩm cứng khiến hàm phải nhai nhiều hơn, tăng cảm giác đau, người bệnh cũng lười ăn hơn.
- Nên tránh các thực phẩm khó tiêu trong chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh quai bị. Bởi vốn bệnh nhân quai bị có khả năng nhai rất kém. Nếu ăn thực phẩm khó tiêu hóa sẽ càng gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Người bệnh cũng dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.
- Các thực phẩm có vị chua sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều nước bọt hơn, làm nghiêm trọng hơn tình trạng sưng và đau.
- Thức ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, chè, bánh chưng, bánh tét,…. thường khiến các tuyến nước bọt sưng to hơn, kéo dài thời gian mắc bệnh quai bị.
"Ăn đong từng bữa" sao cho đúng để giảm cân?
Tôi muốn hỏi, làm sao để có thể ước lượng được bao nhiêu thực phẩm là đủ và cân đối cho bữa ăn của mình. Nếu mỗi bữa ăn lại phải cân xem mình ăn bao nhiêu cơm, bao nhiêu thịt, bao nhiêu cá... thì phức tạp quá, thưa bác sĩ?
Hà Huyền Anh (TP.HCM)
Ảnh minh họa
Đối với người bình thường, cơ bản thì bạn hãy cân đo đong đếm cơ thể của bạn trước, vì đưa chất dinh dưỡng vào phải phù thuộc vào tình trạnh dinh dưỡng trước đã.
Bạn nên tính mức BMI (chỉ số khối cơ thể) - nếu bạn ở mức bình thường từ 18.5 - 23 thì tình trạng dinh dưỡng của bạn tương đối bình thường.
Với các tình trạng dinh dưỡng và cơ thể bình thường thì có nghĩa là chế độ dinh dưỡng của bạn đang ổn định, bạn chỉ cần duy trì chế độ ăn hợp lý, không cần cân đo đong đếm lượng thức ăn quá mức.
Tuy nhiên, nếu BMI đang trên 23 dưới 25 thì chúng ta đang nguy cơ thừa cân. Lời khuyên của bác sĩ là bớt các thực phẩm giàu béo như đồ chiên, xào ăn các thức ăn được chế biến kho, thịt nạc... như vậy là giảm bớt nguồn năng lượng từ béo.
Thứ hai là giảm bớt các thức ăn tinh bột đường, nếu bạn uống cà phê thì không cho thêm đường hoặc chỉ cho rất ít, các đồ ăn từ cơm, nếp xôi thì chúng ta phải bớt đi.
Với khẩu phần mỗi bữa ăn 2 chén cơm đầy thì được cho là nhiều rồi, do đó cần phải cắt bớt 50%. Giảm bớt các thức ăn ngọt như chè, kẹo bánh. Và mỗi bữa ăn cố gắng ăn vừa bụng, không ăn quá no, đảm bảo cung cấp các vitamin, khoáng chất từ rau củ quả, trái cây.
Nếu muốn áp dụng một chế độ ăn giảm cân hay bất kỳ các phương pháp giảm cân nào khác thì bạn nên đến tìm sự tư vấn của chuyên gia để có phương pháp đúng, đảm bảo sức khỏe.
Chữa quai bị bằng phương pháp dân gian dễ gây biến chứng nặng nề và mất thời gian 'vàng' điều trị Nhiều người vẫn chữa quai bị bằng phương pháp dân gian truyền miệng như dùng hàm trâu, hạt gấc hơ nóng áp vào vết sưng đau... Tuy nhiên, việc này không có căn cứ khoa học, đôi khi còn gây hại cho người bệnh. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi học đường Bệnh quai bị xảy ra quanh năm nhưng thường gây dịch...