Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh sởi
Sởi là bệnh dễ lây nhiễm. Khi bị bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sởi.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để nhanh chóng khỏi bệnh, cũng như hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Vậy người bị bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?
Việc bổ sung vitamin A là vô cùng quan trọng cả trước và trong khi đang mắc sởi, giúp hạn chế các biến chứng do sởi gây ra cho mắt.
Người bị sởi nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin A
Khi nồng độ vitamin A trong cơ thể thấp, kháng thể kháng sởi cũng thấp, làm tăng nguy cơ nhiễm sởi. Do đó, việc bổ sung vitamin A là vô cùng quan trọng cả trước và trong khi đang mắc sởi, giúp hạn chế các biến chứng do sởi gây ra cho mắt, chống mù lòa. Ngoài ra, kết quả từ nhiều nghiên cứu cũng cho biết việc bổ sung đầy đủ vitamin A có thể giảm đến 50% nguy cơ t.ử von.g do sởi.
Theo “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” do Bộ Y tế ban hành có chỉ rõ, phát hiện mắc bệnh sởi cần được uống ngay vitamin A theo liều sau:
Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Trẻ> 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): uống 200.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
Việc bổ sung vitamin A giúp hạn chế các biến chứng do sởi gây ra, nhất là các biến chứng về mắt, chống mù lòa. Cũng theo nhiều nghiên cứu chứng minh, bổ sung đầy đủ vitamin A làm giảm 50% nguy cơ t.ử von.g do mắc sởi.
Ở những bệnh nhân nhiễm virus sởi, lượng vitamin A dự trữ trong cơ thể (chủ yếu ở gan) rất thấp, trong khi vitamin A đóng vai trò bảo toàn tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, tăng cường khả năng đề kháng và miễn dịch. Nồng độ vitamin A trong cơ thể thấp tương quan với nồng độ kháng thể đặc hiệu kháng sởi thấp hơn và làm tăng nguy cơ mắc sởi. Do vậy, để phòng cũng như tăng hiệu quả điều trị sởi, bổ sung vitamin A là thực sự cần thiết.
Bổ sung vitamin A từ chế độ ăn từ các loại thực phẩm:
_ Có nguồn gốc động vật: như gan, lòng đỏ trứng…
Video đang HOT
_ Có nguồn gốc thực vật: các loại rau củ quả có màu vàng, đỏ, như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… Các loại rau sẫm màu như: rau cải xanh, rau muống, rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, súp lơ xanh…
Kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus gây bệnh, trong đó có virus sởi.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, làm mau lành vết thương, hạn chế sự tấ.n côn.g của vi khuẩn, duy trì hoạt động hiệu quả của các hệ cơ quan khác. Nếu thiếu kẽm, chức năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhiễm và gây bệnh, trong đó có virus sởi.
Bên cạnh bổ sung kẽm qua các chế phẩm dược dụng, có thể bổ sung kẽm hằng ngày qua các loại thức ăn như gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, tôm đồng, lươn, hàu, sò, đậu xanh nảy mầm, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc…).
Vitamin C giúp cơ thể tăng cường khả năng chống tại sự xâm nhiễm, tấ.n côn.g của các yếu tố gây bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống dị ứng, giúp cơ thể tăng cường khả năng chống tại sự xâm nhiễm, tấ.n côn.g của các yếu tố gây bệnh, giúp người bệnh mau chóng hồi phục, có nhiều trong các loại thực phẩm như:
Trái cây: cam, chuối, xoài, bưởi, dưa hấu…
Các loại rau củ: rau đay, mồng tơi, rau ngót, rau dền, rau muống, rau cải xoăn, bắp cải tím, cà chua…
Người bị sởi nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng, người mắc bệnh sởi cũng cần kiêng và tránh ăn các loại thực phẩm sau:
_ Các thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, chiên rán, các loại thức ăn khó tiêu, dễ gây kích ứng tiêu hóa. Người mắc sởi ăn uống kém, cũng như khả năng hấp thu dinh dưỡng không cao, nếu ăn các thực phẩm khó tiêu sẽ càng làm việc bổ sung dinh dưỡng trở nên chậm chạm, còn các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh lại làm tăng nhiễm khuẩn đường ruột, làm nặng thêm các triệu chứng tiêu chảy, mất nước của người bệnh.
_ Các loại gia vị cay, nóng như tương ớt, tiêu, hành, tỏi, quế, cà ri… Bệnh nhân sởi với các vết loét ở niêm mạc miệng khi ăn các thực phẩm trên sẽ gặp phải cảm giác đa.u xó.t, khó chịu và việc ăn nhiều thực phẩm cay nóng cũng làm các vết loét lâu lành hơn.
_ Các loại thức ăn mà người bệnh đã có tiề.n sử dị ứng. Nếu ăn phải những thức ăn đã từng gây dị ứng có thể khiến tình trạng phát ban của người mắc sởi nặng thêm, hoặc cũng có thể làm mờ các dấu hiệu của bệnh sởi, khiến bệnh nhân cho rằng bản thân bị dị ứng thông thường, không nhận ra tình trạng bệnh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn.
_ Các loại thực phẩm chua, tanh: các thực phẩm này làm nặng thêm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân sởi.
Bệnh nhân sởi với các vết loét ở niêm mạc miệng khi ăn các thực phẩm cay nóng sẽ gặp phải cảm giác đa.u xó.t, làm các vết loét lâu lành hơn.
Những điều người bị bệnh sởi cần lưu ý trong sinh hoạt
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, về sinh hoạt, người mắc bệnh sởi nên lưu ý:
_ Cách ly, tránh nơi đông người để hạn chế lây lan dịch bệnh. Khi tiếp xúc với người khác cần đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm bệnh.
_ Nằm nơi thông thoáng, sạch sẽ.
_ Vệ sinh thân thể sạch sẽ. Việc hạn chế vệ sinh có thể càng làm tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm da, làm giảm khả năng nhận biết sự xuất hiện của các biến chứng như viêm loét giác mạc, bội nhiễm da…
_ Uống đủ nước. Nếu người bệnh có các biểu hiện nôn, sốt, tiêu chảy, cần uống bổ sung nước, orezol để bù nước và điện giải. Có thể sử dụng nước ép hoa quả để bổ sung đồng thời nước và dinh dưỡng.
Vì sởi vẫn chưa có thuố.c đặc trị, nên người mắc sởi cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp với thói quen sinh hoạt phù hợp. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kể cả khi người bệnh khỏi bệnh. Tăng thêm thức ăn ít nhất 2 tuần để bù lượng dinh dưỡng bị mất trong quá trình mắc bệnh.
Hà Nội: Gia tăng số trẻ nhập viện vì sởi, nhiều trẻ biến chứng nặng
Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy.
Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ
Tiếng ho khàn đặc không dứt của bé V.A.K (7 tháng tuổ.i, ở Hoàng Mai, Hà Nội) khiến chị Vũ Thị Phượng (mẹ bé) càng thêm sốt ruột. Vỗ nhẹ lưng con từng nhịp, chị cố gắng giúp con dễ chịu hơn trong lúc chờ bác sĩ.
Theo chia sẻ của chị Phượng, cách đây một tuần, bé nhà chị đã được điều trị viêm phổi tại bệnh viện gần nhà. Nhưng sau khi xuất viện vài ngày, con lại xuất hiện các triệu chứng sốt cao, ho và khó thở. Đưa con vào Bệnh viện Nhi Hà Nội khám, các bác sĩ kết luận con bị viêm phổi tái phát do biến chứng từ sởi.
Trẻ mắc sởi được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Một trường hợp khác là bệnh nhi V.L.H.T (3 tháng tuổ.i, Thanh Trì, Hà Nội) được đưa đến Bệnh viện Nhi Hà Nội để thăm khám sau khi sốt, ho, phát ban. Trước đó, bé đã điều trị tại bệnh viện khác vì phát hiện hạch ở nách nhưng không ngờ bị lây nhiễm sởi.
Lo lắng cho con, chị Lê Thị Hòa cho biết do con chưa đủ tuổ.i để tiêm vaccine sởi nên rất dễ nhiễm bệnh. Khi thấy con phát ban và sốt, gia đình lập tức đưa con vào viện. Bệnh tiến triển rất nhanh, chỉ sau vài ngày con đã bị viêm phổi.
Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 tháng trở lại đây, số ca mắc sởi đã gia tăng đáng kể trên cả nước. Tại Hà Nội đã ghi nhận hơn 200 ca mắc sởi, trong đó Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận hơn 40 ca kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào đầu tháng 10/2024.
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, khoảng 30% các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng, tổn thương phổi, phải can thiệp thở oxy hoặc thở máy. Đặc biệt, nhóm trẻ dưới 1 tuổ.i chiếm hơn 40% các ca mắc, nhiều trường hợp chưa đến độ tuổ.i tiêm phòng. Ngoài ra, bệnh viện cũng ghi nhận một số ca ở trẻ lớn trên 5 tuổ.i, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.
" Hơn 90% trẻ nhập viện chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ. Giai đoạn cách ly xã hội trong dịch COVID-19 khiến nhiều trẻ bị bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng, đồng thời phụ huynh thiếu cảnh giác với lịch tiêm nhắc lại. Điều này dẫn đến sự gia tăng các ca mắc, đặc biệt trong nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổ.i - nhóm chưa đến độ tuổ.i tiêm vaccine", TS.BS Thúy Nga cho hay.
Làm gì để bảo vệ trẻ khi sởi "vào mùa"?
Theo BS Nga, sởi là bệnh truyền nhiễm có tính chất chu kỳ. Thời gian mắc thường cũng vào giai đoạn đông xuân. Dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự nhiên kết hợp với tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Người mắc bệnh sởi có khả năng t.ử von.g thấp nhưng lại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm kết mạc...
TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga thăm khám cho bệnh nhi mắc sởi.
Biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi, sổ mũi, nhưng với sởi cũng có đặc trưng riêng. Đó là dấu hiệu 3C, tức là có chảy mũi - ho - viêm kết mạc giai đoạn đầu. Nếu gia đình đưa đi khám sớm trong 1 - 2 ngày đầu, các bác sĩ sẽ phát hiện sớm khi trẻ chưa có dấu hiệu phát ban.
Tuy nhiên, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra, sợ con có vấn đề đặc biệt mới đưa đi khám. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh có thể tiến triển khá nhanh.
Để kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch tiêm vaccine sởi. Tiêm phòng đầy đủ không chỉ bảo vệ cá nhân trẻ mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổ.i cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổ.i. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổ.i.
Ngoài ra, các gia đình cần chú ý đến những biện pháp phòng ngừa như: Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giữ vệ sinh cá nhân giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc đông người. Tại các trường học, cơ sở tập trung, khi trẻ ốm không nên cho trẻ đến trường để tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
Các chuyên gia y tế khuyến nghị, thời điểm giao mùa không chỉ khiến số ca mắc sởi gia tăng mà còn phản ánh nguy cơ bùng phát của nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, cúm, thủy đậu... và nhiều các bệnh lý liên quan đường hô hấp; bệnh lý tiêu chảy mùa đông do Rotavirus...
Chính vì vậy, người dân nên chủ động chú trọng thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao kéo dài, phát ban hoặc khó thở, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024 Đấu thầu thuố.c gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024. Ngày 23/12, Sở Y tế TPHCM đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM trong năm 2024. Đầu tiên là...