Chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
Chế độ ăn uống ngày nay dễ tích tụ lipid và cholesterol cho cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng, bạn cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch từ ăn uống. Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp thay đổi nồng độ cholesterol cũng như sự tích tụ lipid xấu, thanh lọc ruột và tốt hơn cho tim mạch .
1. Yến mạch
Yến mạch có tác dụng giảm cholesterol và hạ lipid trong máu nhờ chứa hàm lượng các loại chất xơ phong phú, dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Nó lại chứa ít calo nên không chỉ tốt cho người giảm cân mà còn rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và các triệu chứng xơ vữa động mạch.
2. Ngô
Ngô có chứa canxi, phốt pho, magiê, sắt, selenium, các vitamin A, B1, B2, B6, E và carotene, đồng thời cũng giàu chất xơ. Sự phong phú vi chất trong ngô có thể làm giảm cholesterol và làm mềm mạch máu, góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não. Mặt khác, ngô còn có vai trò quan trọng như một chất bổ trợ điều trị viêm túi mật, sỏi mật và bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
3. Hành tây và tỏi
Hành tây chứa một hợp chất allicin vòng và lưu huỳnh giúp hòa tan các cục máu đông. Hành tây gần như không có chất béo, nó có thể ức chế cholesterol do chế độ ăn uống có hàm lượng chất béo cao, giúp cải thiện xơ vữa động mạch.
4. Khoai lang
Khoai lang chứa protein có thể ngăn chặn sự lắng đọng của chất béo trong hệ thống tim mạch, để duy trì sự linh hoạt mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, làm giảm tích tụ mỡ dưới da và tránh béo phì. Chất dopamine trong khoai giúp tăng cường sự giãn nở của các mạch máu, cải thiện lưu thông máu.
Khoai lang rất giàu chất xơ, chính vì thế nó còn còn “nổi tiếng” với công dụng cải thiện chức năng tiêu hóa của con người.
5. Sơn tra (táo mèo)
Dưỡng chất trong táo mèo có thể điều chỉnh và tăng cường các cơ tim, tăng biên độ tâm thất, chuyển động tâm nhĩ, lưu lượng máu mạch vành, đồng thời cũng làm giảm cholesterol trong máu, thúc đẩy chuyển hóa chất béo.
6. Táo
Pectin cua táo có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, táo còn giàu kali, có thể giúp loại trừ natri dư thừa khỏi cơ thể. Ăn một quả táo mỗi ngày để duy trì áp lực máu, có lợi cho lipid máu và tốt cho tim mạch.
Theo VNE
Khoáng chất trong chế độ ăn
Điều gì sẽ xảy ra nếu chế độ ăn không được cung cấp đầy đủ khoáng chất và nguyên tố vi lượng? Các chuyên gia dinh dưỡng tin rằng sự thiếu hụt ấy chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
Duy trì chế độ ăn cân bằng sẽ rất có lợi cho sức khỏe - Ảnh: shutterstock
Can xi. Nếu không có đủ can xi, xương và răng của trẻ nhỏ không thể phát triển tối ưu, trong khi đó xương của người trưởng thành sẽ trở nên suy yếu. Can xi rất cần thiết cho xương. Để ngăn chặn sự thiếu hụt can xi, cần cung cấp đầy đủ vitamin D - chất dinh dưỡng cho phép cơ thể hấp thụ can xi từ thức ăn hoặc các liệu pháp bổ sung một cách hiệu quả. Sữa bổ sung vitamin D đã được chứng minh có khả năng hạn chế bệnh còi xương. Phơi nắng ấm cũng tổng hợp được vitamin D cho cơ thể.
Sắt. Vai trò quan trọng của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) và vận chuyển ô xy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển ô xy của hồng cầu giảm, làm thiếu ô xy ở các cơ quan đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu ô xy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi. Thiếu sắt nhẹ cũng có thể gây ức chế đến hoạt động trí não.
Kẽm. Chế độ ăn cung cấp đầy đủ kẽm giúp ích rất nhiều trong việc làm tăng nồng độ testosterone ở nam giới, từ đó giúp tinh trùng khỏe mạnh. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy đàn ông thiếu kẽm thì khả năng vô sinh rất lớn. Kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu phát hiện rằng thiếu kẽm làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Thiếu kẽm cũng làm mất cảm giác ngon miệng và khả năng nhận biết mùi vị thức ăn; đồng thời còn làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, vết thương lâu lành.
I ốt. Là vi chất quan trọng giúp tuyến giáp tổng hợp các hoóc môn điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da, lông, tóc, móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Sự thiếu hụt i ốt vừa phải dẫn đến bệnh bướu cổ và giảm khả năng sản xuất hoóc môn tuyến giáp. Trẻ nhỏ thiếu i ốt những năm đầu đời có thể gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng...
Theo TNO
7 chế độ ăn giảm cân gây hại khi áp dụng lâu dài Chế độ ăn chỉ ăn hoa quả, ăn đồ ăn cho trẻ em hay ăn chanh... là những kiểu ăn uống nhiều chị em dụng để giảm cân. Tuy nhiên, thực tế khi kéo dài các chế độ ăn này nó lại gây hại cho sức khỏe của chính bạn. 1. Chế độ ăn thực phẩm sống Hãy suy nghĩ cân nhắc trước...