Người lớn tuổi nên chú ý chế độ dinh dưỡng cân bằng
Nhiều người chưa chú ý về tầm quan trọng của dinh dưỡng cân bằng nên nghĩ ăn gì cũng được, miễn sao no bụng. Đây là một quan niệm chưa đúng. Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn…
Thực tế, dinh dưỡng cân bằng là nguồn gốc để có một cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần minh mẫn. Các bằng chứng khoa học cũng cho thấy chế độ dinh dưỡng phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe não bộ cũng như cải thiện các bệnh khác ở người cao tuổi nhờ chế độ dinh dưỡng được duy trì và cung cấp đầy đủ cho cơ thể.
Mọi thiếu hụt dưỡng chất đều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với người lớn tuổi. Mặc dù các chất dinh dưỡng có trong nhiều thực phẩm khác nhau nhưng người lớn tuổi thường ăn ít hơn lúc trẻ nên lượng dinh dưỡng vào cơ thể hấp thu từ chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ, do đó dễ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương, các bệnh về tim mạch, tiêu hoá, trí nhớ và suy nhược cơ thể.
Chị Hoàng Phương, Tân Bình, TP HCM rất lo lắng vì không hiểu sao mấy tháng nay mẹ chị hay mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và thường xuyên ốm vặt. Chị nhiều lần mua thuốc cho cụ uống nhưng chỉ đỡ được trong một thời gian ngắn. Tình trạng mệt mỏi không mấy cải thiện.
Anh Nguyễn Hưng, TP HCM cũng chia sẻ ông cụ thân sinh năm nay 62 tuổi gần đây đã có những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Nhiều hôm, vì bận việc cơ quan, anh đã gọi điện về nhờ ông đón cháu giúp nhưng khi nhận được điện thoại báo của cô giáo, anh mới tá hỏa là con chưa được đón. Khi gọi điện lại, lúc đó ông mới sực nhớ là mình quên đi đón cháu. Ngoài ra, còn nhiều tình huống quên đồ vật trong nhà, khiến anh Nam rất lo lắng cho sức khoẻ của cụ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trường hợp của mẹ chị Quỳnh Anh và bố anh Nguyễn Hưng nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cân bằng cho cụ. Các bữa ăn hàng ngày đầy đủ và cân bằng gồm các nhóm thực phẩm chính như tinh bột, đạm, chất béo có lợi, rau xanh…nhưng bên cạnh đó cũng nên chú trọng các nhóm thực phẩm có các dưỡng chất tốt cho não bộ như acid folic, Choline, Acti – SPS đồng thời biết cách thư giãn khi căng thẳng và thường xuyên chơi trò chơi luyện trí nhớ và đi bộ, tập thể dục ngoài trời mỗi ngày thì sẽ cải thiện được tình trạng sức khỏe
Ngoài các bữa ăn hàng ngày, các cụ nên thường xuyên uống khoảng 2 ly sữa một ngày để đảm bảo dinh dưỡng giúp phòng ngừa suy dinh dưỡng và một số bệnh lý như loãng xương, tim mạch, suy giảm trí nhớ… Ngoài cung cấp năng lượng, một số loại sữa công thức hiện nay được bổ sung các dưỡng chất cần thiết như các axít béo không no đa chức (PUFA) và đơn chức (MUFA) giúp hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt, các dưỡng chất như Choline và Phosphatidylserine (Acti-SPS) giúp hỗ trợ nhận thức, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Một điểm cần lưu ý khác là phải bảo đảm uống đủ lượng nước mỗi ngày (khoảng 1,5lít đến 2 lít) cho các cụ. Do cơ thể lão hóa, cảm giác khát ở người cao tuổi giảm đi nên các cụ thường uống nước ít hẳn. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi.
Theo VNE
Người lớn tuổi dùng thuốc dễ bị tai biến
Bệnh nhân, đặc biệt là người lớn tuổi sẽ không đạt được đầy đủ lợi ích của thuốc hoặc dễ bị tai biến và tác dụng phụ nếu dùng thuốc không đúng cách.
Thạc sĩ, bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Đơn vị Lão khoa, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM cho biết, tuy người cao tuổi chỉ chiếm 13% dân số nhưng chi phí điều trị thuốc cho họ lại chiếm đến 33% chi phí điều trị thuốc ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ bị tác dụng phụ ở nhóm người này nhiều gấp 2-4 lần so với người trẻ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: guardianlv
Những đặc điểm của người cao tuổi làm ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
Những thay đổi về cấu trúc và sinh lý của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi sẽ làm thay đổi tác động của thuốc, dẫn đến tình trạng có thuốc dùng an toàn với người trẻ nhưng không an toàn cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, người cao tuổi lại hay dùng nhiều thuốc và thường tuân thủ điều trị kém. Tất cả đặc điểm này làm cho việc sử dụng thuốc ở người cao tuổi kém an toàn và kém hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân làm người cao tuổi phải dùng nhiều thuốc
- Người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị thuốc đặc hiệu (như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, đột quỵ, rung nhĩ, trầm cảm...).
- Người cao tuổi có nhiều bác sĩ chăm sóc cho nhiều loại bệnh chuyên khoa.
- Không đi tái khám để được kê đơn thuốc lại.
- Không thể ngưng các thuốc không cần thiết do bị lệ thuộc.
- Bác sĩ không nhận ra bệnh nhân đáp ứng điều trị kém hay không tuân thủ điều trị.
- Bác sĩ kê đơn kiểu dòng thác, tức là dùng thuốc lần thứ nhất bị xuất hiện tác dụng phụ nhưng được chẩn đoán nhầm là xuất hiện thêm vấn đề mới nên được chỉ định dùng thêm thuốc thứ hai, thuốc này lại gây ra tác dụng phụ và cứ thế tăng dần số thuốc trong đơn.
Người cao tuổi hay có tương tác thuốc
Tương tác thuốc là tác động của thuốc này lên thuốc khác. Thuốc cũng có thể tương tác với thức ăn, tình trạng dinh dưỡng, các sản phẩm thảo dược, rượu và các bệnh lý có sẵn. Hậu quả của tương tác thuốc là làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, tăng tác dụng phụ và có thể gây ngộ độc.
Hậu quả khi dùng thuốc nhiều
- Tăng nguy cơ kém tuân thủ điều trị.
- Tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng phụ của thuốc.
- Tăng tương tác thuốc.
- Tăng nguy cơ kê đơn kiểu dòng thác.
- Tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng lão hóa (té ngã, tiểu không tự chủ, suy giảm nhận thức), dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống.
- Tăng giá thành chăm sóc sức khỏe.
Một số điều người cao tuổi cần lưu ý khi sử dụng thuốc
Để việc dùng thuốc được an toàn và hiệu quả, người cao tuổi cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước tiên nên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc để phòng và chữa bệnh.
- Không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có chẩn đoán rõ rệt, dùng đúng chỉ định và phù hợp với chẩn đoán.
- Không tự ý tăng giảm liều, ngưng, thêm hay thay thế thuốc.
- Báo với bác sĩ những thuốc đang dùng thường xuyên (kể cả các thuốc bán không cần kê đơn, vitamin hay thực phẩm chức năng, thuốc nam, thuốc bắc...), tiền căn dị ứng thuốc.
- Theo dõi và lưu ý các rối loạn bất thường có thể do thuốc gây ra.
- Gặp và báo với bác sĩ ngay khi có các bất thường, có những triệu chứng nghi là do thuốc, khi không đủ điều kiện tài chính để mua thuốc.
- Tái khám định kỳ (ít nhất 1 lần/năm) để bác sĩ xem lại tính cần thiết của những thuốc dùng mạn tính, từ đó bác sĩ có thể đưa ra quyết định ngưng dùng những thuốc không cần thiết hoặc giảm liều.
- Người cao tuổi có giảm trí nhớ hoặc sa sút trí tuệ nên có người thân cho uống thuốc theo đơn.
- Nếu được, bệnh nhân hoặc thân nhân cần hỏi bác sĩ lý do dùng thuốc, cách dùng thuốc, thời gian sử dụng thuốc, các tác dụng phụ thường gặp, làm gì khi có tác dụng phụ, khi nào phải ngưng thuốc ngay, nếu ngưng thuốc sẽ bị gì.
- Mỗi loại thuốc đều có 2 tên, tên thương mại và tên hoạt chất. Cần lưu ý điều này để tránh dùng trùng, dẫn đến gấp 2 liều.
- Bảo quản thuốc cẩn thận, trong lọ hoặc vỉ có ghi tên thuốc rõ ràng.
- Sau khi xuất viện, cần hỏi kỹ dùng thuốc đơn mới thay cho đơn cũ hay dùng chung với đơn cũ để tránh dùng gấp đôi liều. Lưu giữ cẩn thận hồ sơ bệnh, các đơn vị thuốc.
Theo VNE
Người bệnh trĩ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng dịp Tết Ăn uống là nhân tố quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm triệu chứng và nguy cơ tái phát của bệnh trĩ. Ngày thường, người bệnh phải chú ý đến chế độ ăn, dịp vui Tết càng không thể lơ là. Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, không trừ một ai, lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Bệnh tạo thành...