Chế độ ăn uống cho người bị ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, người nhà cần tuyệt đối chú trọng đến vấn đề thức ăn, thực phẩm hàng ngày của người bị bệnh. Bởi dinh dưỡng là một phần quan trọng chiếm gần như 50% trong việc điều trị các bệnh ung thư.
Người bị ung thư phổi nên ăn gì?
Nhưng thưc phâm sau ngươi bênh ung thư phôi nên bô sung vao khâu phân ăn hang ngay cua minh. Điêu nay se giup ich cho qua trinh điêu tri bênh tiên triên tôt hơn.
Thực phẩm có nhiều chất đạm
Người bị ung thư phổi thường họ ra máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Vì vậy, người nhà nên cho người bệnh ăn nhiều thực phẩm có đạm như sữa ít béo, sản phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua… các món súp từ thịt gà, thịt bò…
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư phổi.
Chính vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và Carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh Serotonin – hoóc môn giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.
Rau xanh, nước ép trái cây
Video đang HOT
Rau xanh và các loại nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe người bệnh bởi người bị ung thư phổi thường phải điều trị rất nhiều loại thuốc nên tác dụng phụ gặp là không ít. Chế độ ăn ngoài đảm bảo protein còn phải đảm bảo được đầy đủ vitamin.
Thịt và trứng
Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác, đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi, từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Uống trà xanh
Bệnh nhân ung thư phổi nên uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày vì thức uống này gấp gần 500 lần so với các nguồn chất chống ôxy hóa vitamin C.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư, dù là ung thư phổi.
Bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà mọi người thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày sẽ giúp bệnh nhân được cung cấp đủ lượng protein, carbohydrates cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Thực phẩm tốt hco người bị ung thư phổi có thể thay đổi qua từng giai đoạn. Người nhà cần nắm bắt đúng tình hình của người bênh để bổ sung thực phẩm cần thiết nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Ung thư chẳng phải là chấm hết
Ngồi chờ khám tại trung tâm Ung thư bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tháng qua, chị Thanh Phương, 32 tuổi, đến từ Đà Lạt, tâm sự: "Khi biết tin bị ung thư vú giai đoạn 2 tôi sốc lắm. Còn trẻ, mới có con đầu lòng, công việc tốt đẹp, bỗng nhiên mọi thứ sụp đổ và tôi đã muốn tự tử...".
Ai cho tôi chỗ dựa?
Nhưng Phương cho biết chị không thể tự tử được mỗi khi nhìn đứa con gái xinh đẹp lên hai của mình. Chị nói: "Tôi phải chiến đấu vì vẫn còn một cơ hội sống. Tôi chết thì dễ cho tôi, nhưng con tôi cần một người mẹ?"
Sự động viên và nâng đỡ của cộng đồng có thể giúp bệnh nhân ung thư chiến đấu với bệnh tật một cách nhẹ nhàng.
Và chị Phương đã đi chữa tây y, bỏ qua chuyện "uống thuốc nam" hay tìm kiếm những "chuyên gia dân gian trị ung thư" mà người quen tư vấn cho mình. Chín tháng hoá trị khiến mái tóc chị rụng sạch, nhưng chị chọn cho mình một bộ tóc giả đội lên và đi ra ngoài như mọi người bình thường.
"Đầu tiên không quen, nhưng dần dà tôi cũng vượt qua. Tôi đi uống càphê, xem phim với bạn bè và thấy cuộc đời vẫn đẹp. Mới nhất bác sĩ cho biết bệnh của tôi đã giảm đi nhiều", chị nói. Thú thật nhìn mái tóc dễ thương của chị tôi không tin đó là mái tóc giả, và nhìn sự tự tin, yêu đời của chị tôi càng không nghĩ đây là một bệnh nhân ung thư.
Nhưng khác chị Phương, chờ nhận giấy xuất viện tại khoa hoá trị và xạ trị trên lầu 9, bà Thiên, 64 tuổi, đến từ An Giang, tỏ ra mệt nhọc. Bà nói: "Tôi bị ung thư ruột, đã mổ và hoá trị được 15 đợt. Tháng nào tôi cũng có mặt ở đây để hoá trị nhưng chẳng biết kéo dài đến bao lâu. Thuốc ngấm vào người làm tôi khó chịu, đau đớn, ăn, ngủ không được. Bệnh kéo dài, người thân của tôi ngày càng bỏ bê. Vào bệnh viện, hỏi bác sĩ, điều dưỡng, họ cũng trả lời qua loa. Tôi chỉ mong một chỗ dựa nhỏ nhoi nhưng cũng không có".
"Ung thư" là một trong những từ ngữ đáng sợ nhất thời nay, nó đáng sợ không chỉ vì sự nguy hiểm chết người, mà còn ở chỗ suy sụp tinh thần khi thiếu sự hỗ trợ của người chung quanh. Anh Minh Nam, 39 tuổi, ngụ tại quận 5, TP.HCM, may mắn thoát chết vì ung thư phổi cách đây ba năm, chia sẻ trải nghiệm: "Lần đầu tiên tôi đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ điều trị, ông ấy giải thích qua loa và còn trách tôi sao để mọi chuyện trễ quá như vậy (!). Đến các bác sĩ khác cũng thế, do quá bận rộn với bệnh nhân nên họ không cho tôi bao nhiêu kiến thức".
Trong một hội thảo mới đây về ung thư của tổ chức phi lợi nhuận Salt Cancer Initiative (SCI) diễn ra ở TP.HCM, TS.BS Phan Liêm, trung tâm MD Anderson Hoa Kỳ , cho biết ông từng nhận email bày tỏ ý định tự tử của một phụ nữ mắc ung thư giai đoạn cuối đang điều trị ở một bệnh viện lớn ở Việt Nam. Bác sĩ Liêm nói: "Do cảm thấy tuyệt vọng, nên bệnh nhân muốn lên lầu cao nhất của bệnh viện, ôm đứa con nhỏ rồi nhảy lầu tự tử".
Ung thư là cơ hội để sống thêm lần nữa
Mở đầu cuộc hội thảo vừa qua, từ Hoa Kỳ, chị Trương Thanh Thuỷ, sáng lập viên SCI, đồng thời cũng là một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, đã chia sẻ vui vẻ với cử toạ về những ước mơ của mình cho bệnh nhân ung thư.
Nói thêm, vào tháng 9.2015 sau khi tình cờ phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối, người phụ nữ 32 tuổi này đã sốc khi biết mình chưa bao giờ chuẩn bị cho điều này. Nhưng sau khi trấn tĩnh, "Thuỷ Muối" (biệt danh của Trương Thanh Thuỷ), người được gọi là "Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam", đã quyết định tuyên chiến với ung thư. Với mục tiêu này, SCI ra đời nhằm kết nối bệnh nhân ung thư, cung cấp kiến thức về bệnh tật cũng như hỗ trợ tinh thần để họ chống lại ung thư.
Trong một chia sẻ mới nhất, chị nói: "Nếu các bạn trẻ mắc bệnh ung thư, thật ra chỉ là ông trời nhắc cho bạn nhớ thời gian con người là hữu hạn, ngày mai không bao giờ tới, cứ sống trọn vẹn ngày hôm nay đi đã. Hãy xem ung thư như một cơ hội để chúng ta sống lại một lần nữa, yêu thương bản thân ta hơn và cả những người thân yêu quanh mình".
BS Phan Liêm kể lại một câu chuyện có thật mà ông biết. Đó là một bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đến gặp đồng nghiệp ông xin chữa bệnh. Sau khi phát hiện bệnh đã di căn nhiều nơi, bác sĩ nói với bệnh nhân chỉ còn sống tối đa được sáu tháng và khuyên ra về tìm sự hỗ trợ tinh thần để chống chọi trong những ngày tháng còn lại. Bệnh nhânra về, chấp nhận sự thật, vui vẻ sống, tập thiền, tuân theo một chế độ ăn uống phù hợp và sống đến nay... được mười năm! BS Liêm nói: "Kiểm tra lại bệnh nhân, bác sĩ phát hiện các khối u di căn vẫn nằm nguyên đó nhưng không phát triển".
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Thoracic Oncology hồi tháng 3.2010 cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có thái độ lạc quan tích cực sẽ sống lâu hơn bệnh nhân bi quan trung bình sáu tháng. Theo các nhà nghiên cứu, ích lợi này thật sự ấn tượng khi biết rằng thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư phổi chưa đến một năm. Với tinh thần này, Trương Thanh Thuỷ đang nỗ lực truyền cảm hứng chiến đấu chống lại ung thư cho mọi người. Thời gian qua chị cho dịch và in tài liệu "Ung thư là gì?" để phát miễn phí tại các bệnh viện ở Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai và đang liên hệ một số bệnh viện mở lớpdạy yoga miễn phí cho bệnh nhân ung thư.
Chị nói: "Đã là người thì ai cũng phải chết, không phải mình sống bao lâu mà mình sống như thế nào. Nếu sợ chết thì sợ cả đời rồi cũng phải chết".
Theo Bài, ảnh Thanh Tâm (Thế Giới Tiếp Thị)
Thực phẩm giúp giảm rủi ro ung thư phổi Các chất carotenoid có trong cà chua, khoai lang hay dưa hấu được cho có khả năng kéo giảm rủi ro ung thư phổi cho người hút thuốc lá. Ảnh: Shutterstock Nếu bạn hút thuốc lá thì nên để ý đến chế độ ăn uống hằng ngày để bảo vệ phổi, theo Men's Health. Việc tiêu thụ những thực phẩm có nhiều chất...