Chế độ ăn siêu xa xỉ của hoàng đế nhà Thanh: Mỗi bữa phải đủ 120 món, 1 bữa ăn có giá trên trời
Bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền mà một bữa ăn của hoàng đế tiêu tốn.
Có thể nói thời gian vừa qua là khoảng thời gian vàng của phim cung đấu, tiêu biểu là bộ phim Diên Hy Công Lược vừa kết thúc, và bây giờ là bộ phim cũng “hot” không kém Hậu Cung Như Ý Truyện. Qua các tác phẩm này, chúng ta phần nào hiểu thêm về văn hóa của đất nước Trung Hoa thời phong kiến.
Nếu đang theo dõi bộ phim Hậu Cung Như Ý Truyện do Châu Tấn và Hoắc Kiến Hoa đóng chính, liệu bạn có phát hiện ra rằng mỗi lần xuất hiện cảnh dùng bữa của hoàng đế, phi tần là một lần được chiêm ngưỡng những món ăn do đoàn làm phim chuẩn bị hết sức sang trọng và tinh tế?
Thực ra đó chỉ là một phần xa xỉ trong bữa ăn của các hoàng đế thời nhà Thanh xưa. Nếu như tính ra số tiền tương đương với ngày nay, thì chỉ riêng tiền ăn của hoàng đế trong một năm đã có thể đạt tới gần 60,5 tỷ đồng. Sở dĩ số tiền lớn như vậy là do thời nhà Thanh có rất nhiều quy tắc, trong đó có quy định mỗi bữa ăn được bày ra cho vua phải đủ 120 món.
Với số lượng như vậy, chỉ cần dùng mỗi món một miếng đã quá đủ no rồi. Lượng thức ăn bị thừa vô cùng nhiều, thêm nữa các nguyên liệu chế biến các món ăn cũng đều là những nguyên liệu cao cấp nhất, bát đĩa đựng đồ ăn cũng toàn là đồ dát vàng dát bạc… Vì vậy, việc bàn ăn của vua vô cùng tốn kém cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài việc ăn uống trong cung, thì mỗi lần hoàng đế ra ngoài luôn đem bên mình 2,3 đầu bếp hoặc thuê các đầu bếp ở địa phương để chuẩn bị một bàn ăn đúng quy tắc.
Không những đồ ăn cần phải tinh tế, nước mà vua dùng cũng phải là nguồn nước ngọt và tươi mát nhất. Thời vua Càn Long, để tìm ra nguồn nước tốt nhất, ngự thiện phòng đã vất vả đi tìm ở khắp nơi, sau đó đã tìm ra nguồn nước nằm ở núi Ngọc Tuyền. Kể từ đó, dù là đi đến bất cứ đâu, quân lính của Càn Long đều phải đem theo nước ở núi Ngọc Tuyền.
Video đang HOT
Trong cung đình ngày đó, đâu chỉ có riêng bữa ăn của hoàng đế là xa xỉ vô độ. Bữa ăn của các phi tần và quan lại trong triều cũng đều làm từ những nguyên liệu thượng hạng được người dân cống nạp.
Ngay cả hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi trong một cuốn sách viết về cuộc đời mình cũng đã nói rằng “Không có gì phô trương, xa xỉ bằng việc ăn uống”. Điều này cũng cho thấy sự sụp đổ của triều Thanh là không phải vô cớ.
Theo noichungla
Cái chết bi tráng của Hạng Vũ khi bị quân Lưu Bang dồn đến đường cùng
Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ là người có công lớn nhất trong việc đại phá quân Tần, giết Tần Vương nhưng đến cuối cùng, ông lại bị quân Hán do Lưu Bang dẫn đầu dồn đến đường cùng.
Hạng Vũ sinh thời nổi tiếng là người hữu dũng vô mưu.
Trong giai đoạn cuối chiến tranh Hán-Sở, cục diện chiến trường gần như đã an bài. Ở Trung Hoa, 7 nước chư hầu cũ thì 6 nước đã về Hán. Lực lượng giữa Hán và Sở lúc đó đã rất chênh lệch.
Lưu Bang được Hàn Tín và Bành Việt đem quân tiếp ứng, tổng số binh sĩ lên tới 50-60 vạn người. Trong khi Hạng Vũ chỉ có 10 vạn. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng nổi nên Hạng Vũ buộc phải rút về thành Cai Hạ (ngày nay là Tô Châu, tỉnh An Huy).
Hạng Vũ cùng đường tự sát
Hạng Vũ đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương tưởng Hán đã lấy được Sở trong lòng hết sức hoang mang.
Đêm đó Hạng Vũ uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ để rồi Ngu Cơ tự sát. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vũ khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.
Ngay trong đêm, Hạng Vũ cùng 800 kỵ binh thiện chiến nhất phá vỡ vòng vây xông ra phía nam. Đến tảng sáng, Lưu Bang mới biết, sai kỵ tướng là Quán Anh mang 5.000 kỵ binh đuổi theo.
Hạng Vũ vượt qua sông Hoài, quân kỵ theo kịp chỉ còn hơn trăm người. Hạng Vương đến Âm Lăng lạc đường, hỏi một cụ già làm ruộng. Cụ già nói dối, bảo ông đi qua bên trái. Hạng Vương rẽ qua bên trái, sa vào trong đầm lầy, cho nên quân Hán đuổi kịp. Hạng Vương lại đem quân đi về phương đông, đến Đông Thành, bấy giờ chỉ còn 28 kỵ binh. Kỵ binh Hán đuổi theo mấy ngàn.
Hạng Vũ hết sức đau lòng khi chứng kiến Ngu Cơ tự sát.
Hạng Vũ liệu chẳng thoát được, liền nói: "Nay phải chịu khốn khổ ở đây, đó là trời hại ta, chứ không phải tội ta đánh không giỏi. Ngày nay thế nào cũng chết, ta nguyện vì các ngươi quyết chiến, nhất định phải thắng ba lần, để các ngươi biết rằng đấy là trời hại ta".
Đánh bại một tướng Hán đuổi theo, Hạng Vũ chạy đến bờ sông Ô Giang thì cùng đường. Có người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, nói: "Giang Đông tuy nhỏ, nhưng đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua".
Nhưng Hạng Vũ cho rằng mình không còn mặt mũi nào trở về, quyết ở lại chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Quân Hán đến, Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Sử ký của Tư Mã Thiên chép lại. một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy tướng Hán, Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo: "Ta nghe vua Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây",
Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 31 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá Vương được 5 năm (206-202 TCN).
Giả thuyết về cái chết của Hạng Vũ
Các sử gia Trung Quốc từng bàn luận sôi nổi về cái chết của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Khi đó, có ba luồng ý kiến chính.
Quan điểm đầu tiên dựa trên những gì chép lại trong cuốn Sử ký của sử gia Tư Mã Thiên thời Hán. Theo đó, Hạng Vũ vì không còn mặt mũi nào gặp phụ mẫu ở Giang Đông, nên thà chết chứ không chịu qua sông.
Phác họa hình tượng Hạng Vũ khi bị quân Hán bao vây.
Hạng Vũ cũng không có lý do để sống khi Ngu Cơ, người thiếp yêu của mình đã tự sát. Vậy nên khi thấy mình bị bao vây, ông cảm thấy thẹn với lòng mình, thẹn với phụ mẫu và Ngu Cơ rồi rút kiếm tự sát.
Quan điểm thứ hai cho rằng, Hạng Vũ chọn cái chết vì muôn dân bách tính. Chỉ Hạng Vũ chết, Trung Hoa mới chấm dứt được nạn máu chảy đầu rơi, vốn kéo dài suốt gần 10 năm kể từ khi Tần Thủy Hoàng qua đời.
Hạng Vũ từng nói thẳng với Lưu Bang: "Thiên hạ náo loạn đã nhiều năm, cũng vì hai người chúng ta. Nay bổn vương muốn đơn phương độc mã khiêu chiến với Hán vương, hai ta sống mái một phen, đừng để thiên hạ tiếp tục chịu khổ".
Rất có thể trong giờ phút quyết định, Hạng Vũ nghĩ đến cảnh dân chúng chịu cảnh lầm than vì mình, nên đã tự sát.
Tuy nhiên giả thiết mâu thuẫn với tính cách bạo ngược, không chịu nghe ai của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ.
Cuối cùng, giả thuyết thứ ba cho rằng, Hạng Vũ không có cơ hội vượt sông Ô Giang. Theo đó, Hạng Vũ có thể đã bị "quân Hán vây hãm và tàn sát mà chết" ở Đông Thành.
Bị đuổi đánh cùng đường và mất cả cơ nghiệp, Hạng Vũ hoàn toàn có thể đã tự sát.
Sau khi trở tay không kịp trước đòn tấn công của Lưu Bang và các nước chư hầu, Hạng Vũ mang theo 800 kỵ binh mở đường máu, phá vòng vây định chạy về hướng Giang Đông.
Nếu thành công, Hạng Vũ vẫn có thể tiếp tục gây dựng lực lượng, chờ cơ hội báo thù. Tuy nhiên, Hạng Vũ có thể chỉ chạy được tới Đông Thành thì bị quân Hán bao vây.
Trong cuộc hỗn chiến cuối cùng, Hạng Vũ dù sức lực hơn người song vẫn bị Quán Anh - một tướng nhà Hán giết chết. Giả thuyết này nghe có vẻ hợp lý nhưng lại đi ngược với nội dung trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên.
Đó là lý do người đời sau đa số đều tin vào ghi chép của Tư Mã Thiên, người đã tổng hợp lại tác tài liệu lịch sử sau khi Hạng Vũ chết được khoảng 100 năm.
Việc Hạng Vũ chọn cái chết cũng hợp lý với tính cách ngang tàng, không chịu nhục, thà chết chứ không làm lại từ đầu.
Theo Danviet
Vì sao Lưu Bang quyết diệt trừ bằng được "chiến thần" Hàn Tín? Lưu Bang diệt trừ chư hầu, trở thành hoàng đế khai quốc nhà Hán là nhờ công lớn của "chiến thần" Hàn Tín, nhưng đến cuối cùng, Hán Cao Tổ vẫn quyết diệt trừ Hàn Tín bằng được. Phác họa cảnh Hàn Tín chịu nhục phải chui háng. Hàn Tín (229 TCN - 196 TCN) nổi tiếng là "chiến thần" bách chiến bách...