Chế độ ăn khi bị nổi mề đay
Vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, khi thời tiết oi bức, các bệnh ngoài da thường bùng phát, trong đó phổ biến là nổi mề đay.
Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào, bởi khi nền nhiệt cao khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, hoạt động trao đổi chất kém, hệ miễn dịch cũng suy yếu. Đây là thời điểm làn da nhạy cảm, dễ bị tấn công từ các yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, nấm…
Thực phẩm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị và diễn biến bệnh dị ứng nổi mề đay.
Đặc biệt, sử dụng quá nhiều các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều chất béo, đạm, các thực phẩm quá ngọt khiến cơ thể sinh nhiệt, dư thừa chất. Gan hoặc thận hoạt động quá tải, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa các chất; gây nóng trong người, kéo theo các bệnh ngoài da như mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay.
Do vậy, một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thời tiết sẽ giúp tình trạng mề đay không tiến triển nặng hơn, giảm thiểu nguy cơ bùng phát mề đay do dị ứng thực phẩm. Trong đó, nên ưu tiên ăn các thực phẩm mát, tốt nhất là ăn đồ luộc, ít dầu mỡ và thực phẩm nướng, giảm các loại gia vị cay, nóng… Cần ăn ít đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Với trẻ em, cần ăn giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng…
Bệnh mề đay, đặc biệt là mề đay mạn tính ở mỗi trường hợp lại có sự mẫn cảm với các loại thực phẩm khác nhau. Để biết chính xác mình mẫn cảm với thực phẩm nào cần phải lưu ý tiền sử dị ứng, và cách tốt nhất là đến bệnh viện làm xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng.
Video đang HOT
Ngoài ra cần thường xuyên tập thể dục, cân bằng chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học để hệ miễn dịch được cải thiện tốt hơn. Nói không với thuốc lá và các chất kích thích để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ miễn dịch.
Theo hanoimoi
Lời khuyên cho việc cắt giảm đường
Bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường đều có thể bắt đầu từ chế độ ăn uống. Kéo theo đó là vô số các nguy cơ khác về sức khỏe, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường.
Không nên cắt giảm đường đột ngột mà hãy giảm từng chút một - Ảnh: Internet
Sau đây là một số lời khuyên cho việc cắt giảm đường:
Thay đổi loại nước uống
Thay vì uống đồ uống có đường như nước ngọt và đồ uống thể thao, hãy uống nước lọc. Đối với một số hương vị, bạn có thể thêm lát chanh hoặc quả mọng hoặc lá bạc hà.
Ăn nhẹ trước khi làm việc nặng
Một nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Thực phẩm và Thương hiệu thuộc Đại học Cornell, Mỹ. Trong đó, những tình nguyện viên được yêu cầu ăn khoảng một phần tư bữa ăn nhẹ buổi chiều, bao gồm: sô cô la, bánh táo hoặc khoai tây chiên. Sau đó, họ sẽ cố gắng hoạt động cơ thể một cách tích cực, ví dụ như việc dọn dẹp lại phòng làm việc.
"15 phút sau, các tình nguyện viên tự đánh giá họ vẫn cảm thấy no và thoải mái", tiến sĩ Brian Wansink, người dẫn đầu nghiên cứu nói. Điều đó có nghĩa là chỉ một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ có thể bù đắp năng lượng cho một nhiệm vụ văn phòng. Hãy thử kỹ thuật nhỏ này trong lịch làm việc của bạn: một phần tư bữa ăn nhẹ trước khi trở lại làm việc.
Tránh thêm đường vào thức ăn hoặc đồ uống
Không thêm đường vào thức ăn và đồ uống như ngũ cốc, bánh kếp, cà phê và trà.
Thay vào đó, hãy thử thêm trái cây tươi như chuối và anh đào hoặc trái cây khô như nho khô và quả nam việt quất vào ngũ cốc hoặc bột yến mạch, theo Natural News.
Thử dùng chiết xuất
Bạn cũng có thể sử dụng các chất chiết xuất như hạnh nhân, chanh, cam hoặc vani thay vì đường trong công thức nấu ăn.
Bạn không cần cắt giảm một cách quá đột ngột
Quá trình sẽ cần nhiều lần thực hành và mất một chút thời gian. Nhưng nếu bạn đơn thuần giảm 2 muỗng cà phê đường mỗi ngày, bạn tiết kiệm được 730 muỗng trong một năm. Con số này vào khoảng 11.680 calo. Một sự cắt giảm dần dần vẫn giúp bạn có một kết quả ấn tượng.
Tránh chất ngọt nhân tạo
Chất ngọt nhân tạo có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác nhau như ung thư và tăng mức chất béo trung tính. Nên tránh sử dụng các chất ngọt nhân tạo.
Ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, loại bỏ đường bổ sung từ chế độ ăn uống cũng có thể làm cho làn da của bạn trẻ hơn, tăng cường năng lượng, giúp bạn giảm mỡ bụng, giảm cân nhanh hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh khác như bệnh tim mạch.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Con gái 4 tháng bỏ bú và sốt cao mãi không khỏi, dù bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thông thường nhưng người mẹ nhất quyết làm điều này để cứu con Dù đã bác sĩ đã chẩn đoán bệnh và kê thuốc cho uống nhưng linh tính của người mẹ này mách bảo con gái mình đang gặp nguy hiểm và phải được cấp cứu ngay lập tức. Bà mẹ Michaela Michael Swee của Singapore mới đây đã chia sẻ về việc cô con gái 4 tháng tuổi của mình, Germaine, bị mắc căn...