Chê con dâu ‘cau điếc’ suốt 5 năm nhưng khi dọn nhà mẹ chồng chết lặng khi thấy vật này trong gầm giường
Lâu nay mẹ chồng luôn cho rằng con dâu thấp bé, nhẹ cân nên chẳng thể hoài thai.
Bích lấy chồng đã 5 năm nay. Với một cặp vợ chồng bình thường, chắc họ đã có 1-2 con, tất bật suốt ngày với việc chăm sóc con cái. Thế nhưng vợ chồng Bích không may mắn có được niềm hạnh phúc đó.
Chồng Bích là con trai duy nhất trong gia đình nên anh sẽ là người hương khói và có trách nhiệm sinh con nối dõi tông đường. Vì vậy việc Bích chưa mang thai càng khiến cô bị áp lực.
Trong khi đó, mẹ chồng Bích ngay từ lần đầu gặp mặt đã chẳng ưa gì cô. Bà nói rằng cô thấp bé, nhẹ cân lại trông già hơn so với tuổi nên sẽ khó đường sinh nở.
Nay Bích mãi chẳng có bầu, bà lại càng được thể chê bai. Bà đã không ít lần nói chuyện với chồng Bích và cố tình để cô nghe được: “Mẹ đã bảo với con bao nhiêu lần…”, “Mẹ đã bảo với con ngay từ đầu là…”, “thấp bé nhẹ cân thế kia thì đúng là cau điếc rồi”…
Ảnh minh họa
Mẹ chồng Bích chắc cũng chịu nhiều áp lực từ họ hàng nên thường xuyên tác động, thúc giục cô sinh con. Bích cũng đã cố tẩm bổ, thuốc thang, sinh hoạt đều đặn nhưng vẫn chẳng có gì.
Chồng sức khỏe hoàn toàn bình thường, lại cao to, đẹp trai nên mẹ chồng luôn nghĩ người không thể đẻ chỉ có thể là cô.
Bích kể, 5 năm chung sống với mẹ chồng, cô phải nhịn bà như nhịn cơm sống. Mọi việc trong nhà cô làm hết, bà rảnh rang cả ngày, lấy việc tụ họp với các cụ già trong khu phố làm vui. Thế nhưng bà vẫn không hài lòng, luôn phải hạch sách, bắt bẻ và nặng nhẹ với con dâu. Bà luôn kiếm cớ để cãi nhau với con dâu, chê bai và bóng gió đuổi con dâu ra khỏi nhà.
Chờ mãi không có cháu bế, mẹ chồng bắt Bích đi khám bằng được. Dù không muốn nhưng cô đành phải nghe lời bà, nếu không bà đâu để cho cô yên.
Kết quả thăm khám của cô hoàn toàn bình thường nhưng vì mong ngóng có cháu bế nên một thời gian sau mẹ chồng lại nóng ruột. Bà bắt đầu nói nhiều hơn về chuyện “thay mái” nọ kia với chồng cô. Những lúc ấy cô chỉ cười nhạt, nhẫn nhịn.
Cách đây 2 tháng, Bích đi công tác chục ngày trong miền Trung. Con dâu đi công tác nên không còn cách nào khác là mẹ chồng cô phải cơm nước cũng như dọn dẹp nhà cửa.
Video đang HOT
Thấy phòng con trai bề bộn, mẹ chồng Bích xắn tay vào quét dọn, vừa làm vừa lẩm bẩm trách cứ con dâu.
Khi bà lùa chổi vào gầm giường thì tình cờ bà thấy một sấp ảnh. Vì tò mò nên mẹ chồng Bích mở ra xem để rồi choáng váng biết con trai mình là người đồng tính.
Bà cũng chẳng thể ngờ sấp ảnh này là do Bích thuê người theo dõi chồng và phát hiện ra sự thật từ 3 năm trước.
Hóa ra, từ sau khi cưới con trai bà ít gần gũi với vợ, nếu có thì cũng chỉ qua loa cho có và anh đều dùng biện pháp tránh thai. Đó chính là lý do dù sức khỏe bình thường nhưng Bích không thể mang thai.
Lâu nay Bích vẫn nhẫn nhịn mọi o ép của mẹ chồng là bởi chồng đã giúp đỡ gia đình cô rất nhiều. Hồi bố cô ốm nặng, anh không tiếc tiền bỏ hàng trăm triệu chạy chữa cho ông. Hay hồi bố mẹ cô sửa nhà, anh cũng không tiếc tay chi tiền mua hết thiết bị điện tử trong nhà…
Và hơn hết, Bích yêu thương chồng nên chấp nhận mãi sống với những lời chỉ trích cay độc như “cau điếc” của mẹ chồng.
Từ sau khi biết bí mật của con trai, mẹ chồng đã nhận ra sự vô lý của mình và chủ động đến bắt chuyện cũng như xin lỗi Bích vì lâu nay đối xử không tốt với con dâu.
Bà mong Bích đừng rời bỏ con trai bà vì nếu sự thật vỡ lở thì bà không biết con trai sẽ đối mặt với những lời đàm tiếu và sống tiếp thế nào.
Cảnh con dâu "xanh chín" với mẹ chồng trong Thương Ngày Nắng Về: Đây là cách tốt nhất để các nàng dâu không cần mượn rượu vùng lên
Còn gì "hoàn hảo" hơn khi mặc chiếc váy con dâu mua, được nghe con dâu mắng - Thương bà Hiền!
Thương ngày nắng về tập 13 có lẽ là 1 tập phim bùng nổ, chạm tới cảm xúc của các cô con dâu. Với phân cảnh nhân vật Khánh - cô vợ lận đận muốn làm dâu ngoan nhưng cuối cùng mượn rượu mắng mẹ chồng, nhiều người cảm thấy hả hê.
Câu chuyện của Khánh dường như phản ánh vô cùng chân thực cuộc sống hôn nhân của rất nhiều cặp đôi ngoài đời thường. 1 đôi vợ chồng trẻ khó khăn lắm mới "vùng lên" ra ở riêng rồi gặp trăm bề sóng gió, tất bật từ sáng đến tối. Khánh là đại diện cho những cô vợ mãi mãi quanh quẩn trong mớ bòng bong với những đứa con (nhiều hơn số lượng cô ấy sinh vì có thêm 1 người chồng không bao giờ lớn).
Phân cảnh vừa hài hước vừa đáng thương của Khánh
Mượn rượu mắng mẹ chồng
Chắc hẳn sẽ có nhiều nàng dâu xem đến cảnh này cảm giác thỏa mãn lắm. Khánh lúc đầu cũng lo lắng chuyện nhà không dám đi liên hoan. Nhưng tới khi đọc được tin nhắn của mẹ chồng mắng "con hư tại mẹ cháu hư tại bà ngoại" thì Khánh đã quyết phải vượt ra khỏi giới hạn an toàn. Đó cũng là nguyên nhân xuất hiện màn con dâu mắng mẹ chồng ngay dưới sân chung cư.
"Mẹ chồng của con à... đứa nào lừa mẹ, mẹ đánh bỏ xừ nó luôn, mẹ không thích đứa nào bảo con con đánh cho... lão Đức lúc nào mà không ngoan con đánh cho từ sáng đến tối".
"Mẹ lại đi tụ tập với mấy bà bạn rất thích chê bôi của mẹ... Ngày hôm nay mẹ mặc cái váy 2 triệu mẹ có thích không mẹ... Nhà có bao nhiêu tiền hết bỏ vào chợ búa cơm nước rồi đến đóng tiền cho cháu mẹ đi học".
"Có phải mẹ nói mẹ của con trông cháu của mẹ nên cháu của mẹ nó mới hư có phải không mẹ? Con là con dâu ngoan của mẹ mà, mẹ nói gì con chả nghe. Mẹ chồng mẫu mực thế này sao mẹ không trông cháu của mẹ đi. Cháu của mẹ nó mang họ bố chứ mang họ thiên hạ đâu".
Sau đó là màn kể công "cháu bà nội tội bà ngoại". Bao nhiêu bức xúc đã bị dồn nén. Vì bình thường quá ngoan, quá cả nể, quá nhu nhược mà hôm nay nhờ có hơi men trong người Khánh quyết vùng lên như 1 sự tức nước vỡ bờ.
Có rất nhiều vấn đề đáng để bàn trong câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu của Khánh. Bởi phiên bản đời thực nó còn tréo ngoe hơn nhiều. Sự đỏng đảnh, khó chịu, khó ưa của bà Hiền là điều ai cũng thấy. Nhưng Khánh cũng không phải cô con dâu đúng mực. Cô làm cho chồng mình được bạn bè phong danh sợ vợ nhưng cái sợ của Đức là cái sợ vứt đi. Sợ vợ mà vợ vẫn khổ, sợ vợ mà chỉ toàn tìm cách đối phó với vợ, với công việc chung của gia đình thì Khánh "dạy chồng" cách này sai quá sai rồi!
Chuyện muôn thuở: Bà không trông cháu là bà không thương con thương cháu
Dân tình chia làm 3 phe trong câu chuyện của Khánh và Bà Hiền.
Phe tự lập: "Gia đình tôi chỉ mỗi 2 vợ chồng lập nghiệp trên thành phố, con cái công việc vẫn lo chu toàn được. Khánh và Đức quá ỷ lại vào bố mẹ, thế không có bà ngoại thì sao? Con mình đẻ ra mà lại phụ thuộc vào ông bà à, vừa vô trách nhiệm vừa bất hiếu".
Phe tình cảm: "Nói gì thì nói vẫn biết không nên giao hẳn con cho ông bà, bắt ông bà trông nhưng như bà Hiền coi cháu khác nào người dưng. Người nhà mới cần nhờ đến nhau, đôi khi nó là tình cảm chứ không phải phân chia công việc. Giờ mẹ chồng không trông cháu nội con dâu cũng chẳng dám đòi hỏi đâu nhưng tránh sao được nó hậm hực trong lòng".
Phe mẹ chồng: "Tôi cũng không thích về già cứ ôm khư khư mấy đứa cháu không đi đâu được. Tôi vất vả cả đời vì con rồi, giờ lại vì cháu à? Nhưng tôi vẫn đón cháu đi học về, cho nó đi chơi, mỗi tháng cho vợ chồng con trai 1 chút để nó gửi con. Thực ra con nó đẻ nó phải chăm thôi nhưng tôi chỉ trên phương diện yêu thương, chơi với cháu chứ không thể kè kè lấy cháu hàng ngày được".
Vậy đâu là hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề này?
Bất cứ mối quan hệ nào cũng cần sự dung hòa từ 2 phía.
Các nàng dâu nên xác định rõ tư tưởng từ đầu, người cần giao trọng trách, nhiệm vụ rõ ràng là chồng mình chứ không phải bố mẹ chồng. Hãy để ông bà có cảm giác thoải mái được chơi cùng cháu 1 cách chủ động chứ không phải bị "ép" trở thành bảo mẫu.
Có 1 câu chuyện nghe xót xa nhưng lại rất thực tế thế này:
Bà hàng xóm bực bội quát mắng con dâu:
"Tôi đã nuôi chồng chị khôn lớn bằng đầu bằng cổ rồi giờ của nhà chị tất, tôi không nợ nần chị cái gì cả. Tôi yêu cháu tôi thật nhưng không có nghĩa là chị vứt nó ở đây bắt tôi trông nom cả ngày".
Cô con dâu cũng ghê gớm đáp trả:
"Vâng, mẹ nuôi con trai mẹ chỉ được mỗi cái lớn thể xác, quần áo không biết giặt, nhà không biết lau, cơm không biết nấu, chăm bản thân còn chưa xong nói gì chăm con. Mẹ nuôi con trai mẹ như thế mà mẹ cũng kể à, con đang phải dạy con trai mẹ từ đầu đây".
Vậy đấy, các bà mẹ chồng luôn nghĩ đã đã làm tròn trách nhiệm của mình khi nuôi dạy con trai. Nhưng nếu không dạy con tình yêu thương, trách nhiệm và rèn luyện khả năng gánh vác gia đình thì bao nhiêu tuổi vẫn chỉ là con trai mẹ, là một đứa bé khổng lồ.
Nói thế không có nghĩa là đổ hết tội lỗi lên 1 người cụ thể. Bởi đây là câu chuyện của cả 1 gia đình. Nếu chỉ có 1 người cố gắng, nhìn nhận rồi cam chịu để dĩ hòa vi quý thì mãi mãi vấn đề không được giải quyết.
Điều quan trọng hãy tự vấn bản thân và làm hết khả năng của mình trước, có thế lời nói của bạn phát ra mới đủ sức nặng để đối phương hổ thẹn mà thay đổi.
3 năm sau khi chồng qua đời, mẹ chồng đưa cho một thứ khiến tôi khóc cạn nước mắt Bà bảo tôi ngồi xuống giường rồi đưa cho một thứ. Nhìn chiếc phong bì thư trên tay, tôi ngẩn ngơ đọc dòng chữ bên ngoài: "Gửi em, vợ của anh". Ba năm qua tôi một mình nuôi con và chăm sóc mẹ chồng. Khó khăn vất vả nhưng tôi cũng không bao giờ từ bỏ. Chỉ có mạnh mẽ và cứng rắn...