Chế biến trứng đúng cách như thế nào
Tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa nếu ăn trứng sống chỉ được 40%, trứng ốp la 85% trong khi ở trứng luộc đúng cách là 100%.
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Tỷ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến đúng. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, vitamin A, kẽm… Vì vậy trứng là một thức ăn bổ dưỡng nhưng ăn thế nào cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Theo đó, không nên ăn trứng gà sống hay hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn… Đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thức ăn.
Trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Vitamin H là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, ăn trứng sống hoặc chín tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rán trứng gà rán hoặc ốp la nếu dùng lửa to thì dễ khiến bên ngoài cháy mà bên trong chưa chín. Lúc đó, lòng trắng trứng bị cháy sẽ khó hấp thu, lại tiêu hủy các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2; còn lòng đỏ chưa được tiệt khuẩn nếu có. Vì vậy, bác sĩ khuyên khi rán hoặc ốp trứng, nên để lửa nhỏ, thời gian lâu một chút cho lòng đỏ vừa chín là tốt.
Nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chỉ được 40%; ở trứng luộc là 100%; trứng rán chín tới 98,5%; trứng rán già 81%; trứng ốp la 85%; trứng chưng 87,5%. Do đó tốt nhất nên ăn trứng luộc chín tới, vừa bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất… mà các vitamin cũng ít mất đi.
Video đang HOT
Lưu ý khi luộc trứng gà
Không ít người luộc trứng bằng cách đun nước sôi xong cho trứng vào, nên nhiều khi trứng bị nứt hoặc vỡ làm mất chất dinh dưỡng. Cách luộc đúng là cho trứng cùng với nước lã vào nồi rồi đun sôi dần. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp ngâm trứng khoảng 5 phút. Như vậy, trứng vừa chín tới, lòng đỏ không bị chín kỹ quá, dễ hấp thu. Lúc luộc trứng, có thể thêm một ít muối để giữ cho trứng không bị vỡ.
Trứng vừa lấy ở tủ lạnh ra không nên luộc ngay, cũng không nên ngâm trong nước nóng hay luộc bằng lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng hoặc không chín lòng đỏ.
Bác sĩ Lê Thị Hải
Viện Dinh dưỡng quốc gia
Theo vnexpress.net
Trẻ sốt cao vào mùa hè nắng nóng, cha mẹ cần chú ý tới triệu chứng nguy hiểm này để đi khám ngay
Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Nắng nóng trẻ dễ nóng sốt
Trong những ngày có thời tiết nắng nóng, sự chênh lệch nhiệt độ ở trong phòng và nhiệt độ ngoài trời lớn khiến cho trẻ nhỏ dễ bị sốt. Khi trẻ Khi trẻ sốt, tâm lý của các bậc phụ huynh thường rất lo lắng vội vàng đưa con đi bệnh viện hoặc mua thuốc kháng sinh cho con dùng.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sốt là một phản ứng tốt của cơ thể để chống lại vi rút. Vì vậy khi trẻ sốt cha mẹ không nên quá lo lắng vội vàng ôm con tới viện khiến cho con mắc thêm các bệnh truyền nhiễm. Bệnh viện là nơi có nhiều mầm bệnh tiềm tàng.
Trẻ bị sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ cần phải đưa trẻ đi khám để được điều trị, ảnh minh họa.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần phải biết cách phân biệt ngưỡng an toàn và nguy hiểm. Nếu trẻ sốt vẫn chơi, ăn uống bình thường ở giai đoạn này gần như không cần phải can thiệt. Trẻ nhỏ sốt thường dễ bị co giật vì vậy khi nhiệt độ của trẻ 38,5 độ C cần phải cho trẻ uống thuốc để phòng co giật. Nếu trẻ sốt tới ngày thứ 4 chưa hạ kèm theo ho cần phải đưa trẻ đi khám sớm.
"Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, cha mẹ cho trẻ nghỉ ngơi tại phòng mát, uống nước và theo dõi. Nếu trẻ vẫn chạy nhảy, ăn uống sau sốt, trong 3 ngày đầu không phải đi khám. Tới ngày thứ 4 trẻ có thêm triệu chứng khác như: ho nhiều, không ăn uống được, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để khám và điều trị", PGS.TS Dũng nói.
PGS.TS Dũng khuyến cáo, hiện rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt cao co giật không dùng thuốc động kinh hay điện não đồ. Dùng thuốc động kinh có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, việc cha mẹ mua thuốc kháng sinh sử dụng khi con bị sốt có thể gây hại cho trẻ. Trẻ sốt do vi rút và vi khuẩn gây ra, có tới trẻ nhỏ sốt là do vi rút. Nếu trẻ sốt do vi rút thì việc dùng kháng sinh là không có tác dụng.
"Cách biện pháp dân gian dùng bột sắn dây, uống nước lá chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhưng không thay thế thuốc hạ sốt. Các biện pháp vật lý chườm mát, ấm không có tác dụng nhiều khi trẻ bị sốt. Trẻ sốt nên dùng thuốc hạ sống Paracetamon sẽ an toàn hơn so với các loại thuốc khác", PGS. Dũng cho hay.
Trẻ sốt nên ăn uống như thế nào?
TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện y học ứng dụng khuyến cáo thêm cha mẹ lạm dụng kháng sinh khi trẻ bị sốt chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi con sốt cha mẹ cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ có chuyên môn điều trị đúng, không làm chậm phát triển của con.
"Khi trẻ sốt, nhiệt độ thân nhiệt sẽ tăng vì vậy cần bù nước đầy đủ cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn thành nhiều bữa. Cách 2 tiếng ăn một lần với số lượng ít, chọn thực phẩm bé thích ăn hàng ngày, dễ tiêu hóa, mềm, nhạt. Nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như: chuối, đu đủ, cam... giúp trẻ dễ tiêu hóa. Cần bổ sung vitamin, sắt, K tăng cường sức đề kháng cho cơ thể", TS. Sơn chia sẻ.
Theo Emdep
Khí hư màu vàng là dấu hiệu bình thường hay đã nhiễm bệnh? Nhiều chị em phụ nữ rất hoang mang khi ra khí hư có màu vàng khác thường và không biết mình bị nhiễm bệnh gì. Dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc này. Khí hư (dịch tiết âm đạo) là chất dịch tiết ra ở âm đạo nữ giới. Chất này có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, bôi...