Chế biến thực phẩm chứa vitamin C đúng cách giúp nâng cao đề kháng chống dịch
Vitamin C có tác dụng rất tốt đến cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Nếu thiếu vitamin C, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy yếu, khiến ta dễ bị mắc các loại bệnh như cảm cúm thông thường.
Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bổ sung vitamin C chính là tăng cường sức đề kháng để chống dịch. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản và chế biến thức ăn, nếu làm không đúng cách chúng ta sẽ bị mất đi lượng vitamin quý giá này.
Lựa chọn và bảo quản rau quả chứa vitamin C đúng cách
Vitamin C là chất rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ. Bởi vậy, ta không nên giữ những loại rau củ chứa hàm lượng vitamin C trong thời gian quá dài vì hàm lượng này rất dễ bị hao mất. Cách tốt nhất là các mẹ nên đi chợ mỗi ngày và mua rau củ, trái cây với một lượng vừa đủ. Những loại trái cây chín thường chứa nhiều vitamin C hơn những loại còn xanh hay chưa chín hẳn. Nếu quá bận bịu và không thể đi chợ hàng ngày, cũng không nên để các loại rau củ này quá lâu.
Sử dụng trái cây và rau củ tươi làm nước ép
Một cách khác đảm bảo giữ được lượng vitamin C ban đầu rất hữu hiệu đó chính là sử dụng trái cây hoặc các loại rau củ tươi làm nước ép cho bé uống. Những loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam hay quýt,… rất tốt cho bé. Bạn có thể cho bé uống 1 ly nước cam là đã đủ lượng vitamin C cần thiết trong một ngày rồi.
Lưu ý khi chế biến
Trong quá trình chế biến, nếu không biết cách rất dễ khiến lượng vitamin C có trong rau củ bị mất đi. Hấp được xem là phương pháp tuyệt vời nhất có thể giữ lại được vitamin C trong thức ăn.
Video đang HOT
Khi nấu nướng, các mẹ cũng nên chú ý thời gian nấu. Nếu thời gian nấu càng lâu và nhiệt độ càng cao, khả năng thất thoát vitamin C càng nhiều; nên lưu ý không nên nấu chúng trong khoảng thời gian dài, chỉ cần nấu sao cho rau vừa đủ chín là được. Khi cho rau vào, cũng nên chú ý nên cho rau vào khi nước đã sôi hẳn bởi khi cho rau vào nước lạnh sẽ làm hao hụt nhiều vitamin hơn.
Vitamin C nếu càng để lâu thì lại càng dễ bị mất đi hơn. Vì thế, nên xây dựng một bữa ăn đủ và hợp lý cho từng bữa. Không nên nấu quá nhiều và phải hâm đi hâm lại nhiều lần làm lượng vitamin C bị mất đi càng lớn.
Trong môi trường kiềm, vitamin C rất dễ bị phá hủy. Một mẹo nhỏ khi nấu nướng đó là có thể cho thêm một chút giấm hoặc chanh vào để giữ được lượng vitamin C ban đầu. Đối với món xào, nên sử dụng nhiều dầu ăn để mỗi miếng rau luôn được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng. Điều này góp phần ngăn không làm lượng vitamin C bị mất đi đồng thời còn giúp cho rau không tiếp xúc trực tiếp với ô-xy. Bạn chỉ cần cho đủ lượng dầu ăn cần dùng và đảo thật đều tay trong quá trình nấu các loại rau.
Muối sẽ giúp bảo vệ vitamin C trong thức ăn. Đó là lý do giải thích tại sao bạn nên cho thêm muối vào trong nước luộc rau. Luôn đậy nắp nồi khi nấu các món ăn có rau.
Loại rau chứa canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 4 lần rau chân vịt tưởng quý hiếm đắt đỏ không ngờ lại là món bình dân ở Việt Nam
Món ăn này có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu, mà giá thì lại phải chăng, là loại rau không xa lạ gì với các bà nội trợ.
Các nhà khoa học cho biết cải xoong có hàm lượng canxi cao hơn sữa và hàm lượng sắt cao hơn rau chân vịt. Vì vậy chúng ta nên bổ sung món rau này vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cả gia đình.
Cải xoong là một loại cây mọc trong nước, nguồn gốc của nó ở Châu Âu. Món rau bình dân này rất bổ dưỡng, không những giàu canxi mà nó còn có magie gấp 6 lần sữa, vitamin C tương đương cam, sắt gấp 4 lần rau chân vịt, ngoài ra nó còn chứa lutein và zeaxanthin có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Loại rau này có vị ngọt và hơi đắng, tính lạnh, khi đi vào phổi và bàng quang có tác dụng làm ẩm phổi, hóa đờm, giảm ho, lợi tiểu, là thực phẩm lý tưởng để cho những người có vấn đề về phổi. Cải xoong chứa protein, nhiều loại vitamin có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, đặc biệt thích hợp cho trẻ em và có tác dụng tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Dưới đây là những tác dụng đã được chứng minh của cải xoong:
1. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Cải xoong chứa nhiều hợp chất thực vật được gọi là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra, là những phân tử có hại dẫn đến quá trình oxy hóa.
Oxy hóa có liên quan đến một số bệnh mãn tính điển hình như tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch. Một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như cải xoong có thể giúp bảo vệ chống lại oxy hóa từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
Một nghiên cứu về các hợp chất chống oxy hóa trong 12 loại rau họ cải khác nhau đã tìm thấy hơn 40 loại flavonoid độc đáo, một loại hóa chất thực vật, loại chất này cũng được tìm thấy trong cải xoong. Trên thực tế, cải xoong có hàm lượng vượt trội hơn tất cả các loại rau khác trong nghiên cứu này về tổng lượng phenol và khả năng trung hòa các gốc tự do.
2. Chứa các hợp chất có thể ngăn ngừa một số loại ung thư
Bởi vì cải xoong có nhiều chất phytochemical, nó có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Cải xoong và các loại rau họ cải khác chứa glucosinolate, được kích hoạt thành các hợp chất gọi là isothiocyanates khi chúng được cắt bằng dao hoặc nhai.
Isothiocyanates bao gồm các hóa chất như sulforaphane và phenethyl isothiocyanate (PEITC). Các hợp chất này chống lại ung thư bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi bị hư hại, vô hiệu hóa các hóa chất gây ung thư và ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các khối u.
Isothiocyanates được tìm thấy trong cải xoong đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa ung thư ruột kết, phổi, tuyến tiền liệt và ung thư da. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng isothiocyanates và sulforaphane được tìm thấy trong cải xoong ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
3. Hàm lượng khoáng chất và vitamin K bảo vệ chống lại bệnh loãng xương
Cải xoong chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của xương, bao gồm canxi, magiê , kali và phốt pho. Chúng ta vẫn biết đến canxi là chất hàng đầu giúp tăng cường sức khỏe xương. Ngoài canxi, magiê, vitamin K và kali cũng đóng những vai trò quan trọng không kém.
Một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau giàu chất dinh dưỡng mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe của xương. Vitamin K là một thành phần của osteocalcin, một loại protein tạo nên mô xương khỏe mạnh và giúp điều chỉnh sự luân chuyển xương. Trong một nghiên cứu, những người ăn nhiều vitamin K có nguy cơ bị gãy xương hông thấp hơn 35% so với những người còn lại.
4. Tăng cường chức năng miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C cao
Cải xoong chứa 15 mg vitamin C trên 34 gram, chiếm 20% RDI đối với phụ nữ và 17% đối với nam giới.
Vitamin C nổi tiếng với những tác dụng hữu ích đối với sức khỏe hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt vitamin C có thể gây ra các vấn đề như suy giảm chức năng miễn dịch và tăng khả năng bị viêm. Vitamin C tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất các tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
Cải xoong có thể được sử dụng trong nhiều món ăn.
Tuy nhiên, để có được nhiều lợi ích nhất từ các hợp chất chống oxy hóa, tốt nhất bạn nên ăn sống hoặc hấp chín.
Giá trị hữu ích từ cây xoài Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ và các vùng lân cận như Miến Điện, Malaisia. Ở Việt Nam, xoài được trồng tập trung chủ yếu từ Bình Định trở vào, nhiều nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long... Cây xoài có tên khoa...