[Chế biến] – Sườn non nướng tiêu tỏi dùng với cơm lạp vị
Nguyên liệu:
Sườn non: 400g
ớt sừng: 1 trái
hành lá: 10g
5g tiêu sọ trắng, 10g ngò tây, 20g bơ, 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 thìa súp mật ong, 2 thìa súp dầu hào, 2 thìa súp xốt nướng, 1 thìa cà phê muối tiêu
Cơm lạp vị: 200g gạo dẻo, 20g lạp vịt, 50g hành tây, 50g hành tím băm, ½ thìa cà phê muối
Cách làm:
Sườn non rửa sạch, ướp với dầu hào, mật ong, xốt nướng, muối tiêu, để thấm gia vị khoảng 15 phút
Hành lá, ngò tây rửa sạch, băm nhuyễn. Tiêu sọ trắng đập giập. Ớt sừng lạng bỏ hạt, băm nhuyễn
Làm tan chảy bơ. Thấm sườn qua bơ, sau đó lăn qua tiêu sọ, ớt băm, hành lá, ngò tây, tỏi băm. Làm lần lượt cho đến hết
Cơm lạp vị: Gạo vo sạch, để ráo nước. Lạp vịt băm nhuyễn. Hành tây, hành tím bóc bỏ vỏ bên ngoài, rửa sạch, băm nhuyễn. Trộn gạo với lạp vịt, muối, hành tím, hành tây, cho vào nồi hấp chín. Xới tơi cơm, cho cơm vào khuôn tròn, ép chặt, lấy ra đĩa.
Mở lò ở nhiệt độ 180°C, cho sườn non ướp gia vị vào nướng 15 phút, thấy sườn chín vàng đều là được
Cho sườn nướng ra đĩa, ăn nóng với cơm lạp vị.
Mách nhỏ: Cơm lạp vị là gạo trộn chung với lạp xưởng, lạp vịt, gia vị… sau đó hấp chín, xới tơi, nêm nếm vừa ăn. Khi nấu cơm này chú ý khi cơm gần chín đảo cơm và thường xuyên mở nắp để hơi nước bay lên cho cơm không bị nhão.
Theo MASK
[Chế biến] - Bánh canh bột lọc và cua
Sợi bánh canh dai và nước dùng ngọt được dùng kèm với thịt cua rất ngon.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 1,5 bát con bột sắn lọc khô hoặc bột năng khô
- 2 thìa canh bột gạo (nếu bạn muốn sợi bột dai nhiều thì không dùng bột gạo)
- 400g sườn non hoặc xương lợn
- Cua
- Tiết lợn
- Hành lá, rau mùi, dầu điều, hành khô
- Muối, nước mắm, hạt nêm và tiêu
- 1 thìa nhỏ mắm ruốc (tùy ý thích).
Cách làm:
Bước 1:
- Cua rửa sạch dưới vòi nước lạnh, cho cua vào nồi, đậy kín nắp nồi, đun lửa nhỏ đến khi cua chín. Vớt cua ra để vào đĩa để cua nguội, tách bỏ lấy thịt cua ra riêng và gạch cua để ra riêng.
Bước 2:
- Đun nóng dầu điều, phi hành khô thơm, đổ gạch cua vào xào sơ, thêm thịt cua vào đảo đều, nêm vào một thìa nhỏ nước mắm, một ít hạt tiêu, đảo đều tắt bếp. Múc ra bát để qua một bên.
Bước 3:
Sườn non rửa sạch với nước muối pha loãng, đổ sườn non vào nồi, thêm nước lạnh và một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, đun sôi đến khi sườn mềm.
Bước 4:
- Tiết lợn rửa sạch, luộc sơ đến khi tiết lợn đông cứng lại, cắt thành từng miếng vừa ăn để vào bát.
Mắm ruốc múc ra bát, thêm một ít nước lọc, hòa cho mắm ruốc tan, lọc lấy nước cốt, bỏ cát. Chế từ từ mắm ruốc vào nồi sườn non, đun khoảng 5 phút, nêm nếm nồi nước dùng lại tùy theo sở thích của bạn, tắt bếp.
Bước 5:
- Bột sắn lọc đổ ra âu, thêm bột gạo (tùy ý thích) và một thìa nhỏ muối, trộn đều.
Bước 6:
- Cho từ từ khoảng một bát con nước sôi nóng già, hỗn hợp bột lúc này sẽ rất nóng dùng muôi trộn đều đến khi hỗn hợp bột nguội bớt bạn dùng tay nhồi đến khi bột trở nên mịn, sờ không dính tay là đạt. Tùy theo liều lượng hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà bạn điều chỉnh lượng nước sôi cho phù hợp.
Bước 7:
- Tiếp theo chia bột thành những viên tròn nhỏ, ấn dẹp ra, dùng chai nước không cán bột dài ra.
Bước 8:
- Dùng dao bén, cắt thành từng sợi dài hay ngắn tùy theo sở thích của bạn, bạn nhớ lăn một ít bột khô vào bột để chống dính.
Bước 9:
- Đun nồi nước sôi, thả bột vào luộc đến khi bột nổi trong, đổ bột ra rổ và xả bột dưới vòi nước lạnh để bột không bị dính chùm.
Bước 10:
- Dùng nồi nhỏ, đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, cho vào nồi một ít nước dùng từ sườn non. Tiếp tục đổ hỗn hợp màu dầu điều vào lại nồi nước dùng, mục đích để tạo màu đẹp. Đun sôi, cho thêm tiết lợn vào đun cùng, đun khoảng từ 7 - 10 phút, tắt bếp.
Bước 11:
- Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
- Khi dùng bạn cho vào bát lớn một ít bột, múc thêm một ít thịt cua đã xào, rắc một ít hành lá, chan nước dùng và thêm sườn non, tiết lợn, thêm rau mùi, dùng nóng.
Cún Khang
Theo ngôi sao
[Chế biến] - Canh bún Bát canh bún nóng hổi, nước dùng ngọt, đậm đà và phần riêu được làm từ tôm khô xay và thịt lợn xay, ăn rất lạ và ngon. Thoạt nhìn món canh bún của người miền Nam giống với bún riêu của người miền Bắc nhưng thành phần nguyên liệu lại khác nhau và cách chế biến lại đơn giản hơn, được ăn...