[Chế biến] – Rạm chiên lá lốt
Rạm chiên lá lốt lạ miệng nhưng vô cùng quyến rũ, bởi cái vị giòn tan cộng với mùi thơm rất đặc trưng của rạm… sẽ khiến bạn không thể từ chối.
Nguyên liệu:
- Rạm: 10 con (hoặc hơn)
- Trứng: 1 quả
- Bột chiên giòn: 2 thìa ăn cơm đầy (có ngọn)
- Vừng rang chín (hoặc chưa chín): một nhúm nhỏ
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Lá lốt: 3 – 4 lá
- Hạt nêm
Thực hiện:
Bước 1: Rạm rửa sạch bằng cách thả vào chậu nước, cầm một chiếc rổ nhỏ đè lên trên rạm rồi xoay theo vòng tròn nhiều lần, đổ chậu rạm vào rổ để nước bẩn trôi đi. Lặp lại động tác trên vài lần cho rạm sạch hẳn. Sau khi rửa sạch rạm thì tách mai và yếm, bóc bỏ phần lông trong bụng rạm. Khêu lấy gạch rạm để riêng, rồi xóc rạm với một chút hạt nêm để qua một bên.
Video đang HOT
Bước 2: Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Bước 3: Hòa bột chiên giòn với khoảng nửa bát ăn cơm nước. Sau đó cho tiếp lá lốt, gừng, vừng, gạch rạm vào quấy đều.
Bước 4: Nhúng từng con rạm vào bát bột chiên rồi thả vào chảo dầu đã được làm nóng.
Bước 5: Chiên rạm ở mức lửa nhỏ cho rạm chín, sau đó tăng lửa ở mức vừa phải để rạm được giòn.
Bước 6: Khi rạm đã chín giòn, gắp ra đĩa và ăn nóng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Eva
Tháng mười ăn rươi
Bao giờ cho đến tháng mười/ Bát cơm thì trắng, bát rươi thì đầy. Câu ca dao nhắc người ta tìm ăn chả rươi - món ăn đã thành "thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như là một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa, sau này sẽ nặng một niềm tiếc nhớ" (Tùy bút Vũ Bằng)...
Rươi không ai nuôi được, ngày thường có vác mai đào xới tung cả vùng đồng triều ngập lợ cũng chẳng tìm nổi một con. Nhưng "tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng 5", lúc bầu trời mây vần vũ như sà xuống thấp, những cánh diều mỏng dính chấp chới dắt díu những hạt mưa lất phất (người quê tôi gọi là mưa mở lỗ rươi), cả vùng bãi triều ngập trong màn nước phù sa nâu nhạt trở thành những ruộng rươi mênh mang. Heo may cứ thổi, mưa cứ rơi, ai đó cứ thở than "Kẻ ăn rươi, người chịu bão" bởi cái sự đau ê ẩm của thân mình, thì vùng ruộng rươi vẫn đông như trẩy hội.
Cũng thật lạ, không hiểu từ đâu những con vật thân nửa giun, nửa rết cứ đùn đùn từ lòng đất chui lên rồi kết lại thành đoàn, trôi dạt theo dòng nước chảy. Người đi vớt rươi chỉ cần dùng lưới, vợt bằng vải màu hay rá rổ, thậm chí gàu tát nước đơm chỗ cửa nước chảy là vớt được rươi.
Những thúng rươi ngon nhất ở các vùng châu thổ sông Hồng được đem lên Hà Nội bán cho các nhà hàng đặc sản. Loại ngon vừa đem về bán ở các chợ quê. Loài thủy sinh này còn lạ lùng hơn vì dẫu đang nổi lên đàn đàn lũ lũ đấy nhưng chỉ cần gặp một trận mưa thì chỉ sau vài giờ đã biến mất sạch (người dân quê gọi ấy là những trận mưa lấp lỗ rươi).
Làm chả rươi phải có vỏ quýt, nếu không sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả rươi. - Ảnh: Việt Dũng
Để làm chả rươi ngon phải lựa những con còn tươi, có màu xanh nhạt, những con chuyển màu đen hay đỏ đều là con ươn, ăn không ngon. Rươi mua về cho vào nước nóng già để "làm lông". Lấy đũa khuấy đều cho lông rươi và những rác bẩn rụng hết, sau đó giội qua nước lạnh cho sạch đất. "Làm lông" rươi rất quan trọng bởi không sạch khi ăn sẽ bị rặm. Chỉ dùng nước nóng già vì nước sôi dễ làm rươi vỡ bụng...
Làm chả rươi phải có thịt ba chỉ ngon, trứng gà (vịt), lá lốt, hành hoa, thì là, lá gừng, hạt tiêu, mì chính, nước mắm ngon. Đặc biệt phải có vỏ quýt, nếu không sẽ mất đi mùi vị đặc trưng của chả rươi. Tất cả cho vào âu dùng đũa đánh nhuyễn càng lâu càng ngon. Việc rán rươi mỗi nơi mỗi khác, nhưng muốn ngon người ta dùng nồi hấp lót lá lốt sau đó cho từng muôi rươi vào hấp. Khi rươi chín đều đóng bánh mới cho vào chảo mỡ nóng già, đun nhỏ lửa, đợi bánh ngả màu vàng cánh gián mới vớt ra. Món chả rươi chỉ ngon khi có lớp áo chả vàng ruộm mà bên trong ruột chả vẫn mềm, ngọt đậm, bánh chả tỏa hương thơm ngào ngạt, mùi hương đứng cách xa cũng cảm nhận được.
Nhón tay bẻ miếng chả rươi nóng hổi, đặt vào giữa màu xanh non tơ của lá rau diếp, rau thơm cùng lọn bún trắng ngần cuộn lại rồi chấm vào bát nước mắm có tỏi ớt chỉ thiên bằm nhuyễn, thêm chút đường, mì chính, chanh tươi... và vài giọt tinh dầu cà cuống mùa gặt đã nghe từ đầu lưỡi vị ngầy ngậy đậm đà của sắc đỏ phù sa, mùi thơm thơm nồng nàn của cây lá vườn nhà... Thêm vài chén rượu nếp cái hoa vàng chưng cất thủ công ủ hũ sành nút lá chuối khô để lâu với vài người bạn tâm giao trong một buổi chiều thu đáng nhớ, quả thật không gì thú bằng.
Theo tuổi trẻ
[Chế biến] - Chả ếch lá lốt Nguyên liệu: ếch: 600g giò sống: 100g lá lốt: 100g 50g nấm mèo, 50g nấm đông cô khô, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường Dầu để chiên, dưa leo, húng lũi, rau quế ăn kèm, cà rốt trang trí Nước chấm mắm gừng: 1 thìa súp gừng...