[Chế biến] – Mứt khoai môn ngọt bùi năm mới
Mời khác mứt khoai môn có mùi thơm dịu nhẹ, ngòn ngọt lại bùi trong năm mới rất hấp dẫn.
Cách làm mứt khoai môn đơn giản hơn nhiều loại mứt khác.
Nguyên liệu:
- 500gr khoai môn
- 150gr đường
- 40ml nước lạnh
- 1 chút xíu muối
Thực hiện:
Bước 1: Khoai môn gọt bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng dài có chiều ngang cỡ ngón tay.
Bước 2: Bắc chảo dầu (bạn cần dùng dầu mới) lên bếp, chờ dầu hơi nóng cho khoai môn vào chiên với lửa nhỏ.
Bước 3: Chiên cho khoai chín là gắp ra dĩa có lót giấy thấm dầu.
Bước 4: Đường, nước, muối cho hết vào chảo không dính, bắc lên bếp nấu sôi với lửa nhỏ khoảng 5 phút.
Video đang HOT
Bước 5: Sau đó cho khoai môn vào, dùng muôi mềm để đảo khoai tránh bị nát.
Cứ nhẹ nhàng trộn cho đến khi nào đường kết tinh bám hết vào khoai và khô ráo là tắt bếp.
Chờ mứt khoai môn nguội mới cho vào hủ, bảo quản nơi thoáng mát.
Chúc các bạn thành công với cách làm mứt khoai môn ngọt bùi, thơm ngon cho ngày Tết!
Theo Lâm Anh Đào
Khám phá
Lẩu vịt nấu chao ấm cúng cho ngày lạnh
Ngon và không quá khó để thực hiện, vịt nấu chao là món mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn ngày đông. Đây là một trong những món đặc sản miền tây, dùng như lẩu, ăn kèm với bún và rau. Vị đậm đà của vịt đi cùng chao béo và khoai môn bùi, thêm cải xanh đắng lại càng hợp vị
Với các món từ thịt vịt, trước khi chế biến bạn nên khử sạch mùi hôi lông, nếu không sẽ rất khó ăn. Vịt nấu chao dùng vịt xiêm là ngon nhất, thịt dày, nhiều nạc, hầm lâu vẫn ngọt. Ngoài dùng rượu trắng hay gừng xát lên da, khi làm vịt nhớ cắt bỏ phần ống dầu ở phao câu để khử mùi lông.
Chao để nấu là chao đỏ, hoặc có thể trộn chung hai loại trắng và đỏ, chọn chao cũ (miếng chao nổi lên trên mặt) sẽ ngon hơn. Khoai môn dùng môn cau, loại này nhiều bột, khi nấu cùng với vịt khoai bở ra, vừa bùi vừa thấm nước ngọt từ thịt, ăn rất ngon.
Thịt vịt tính hàn nên cũng như nhiều món ăn với vịt, nước chấm đi kèm cần nhiều gia vị cay nóng như sả, ớt để cân bằng. Món này dùng như lẩu nên luôn phải giữ nóng, ăn đến đâu nhúng rau đến đấy, chấm với chao pha sả, ớt, tỏi.
Lẩu vịt nấu chao
Nguyên liệu (cho 6-8 người)
1/2 con vịt xiêm (khoảng 1,5kg)
500g khoai môn cau
1 trái dừa xiêm
4 viên chao đỏ
1 hũ chao trắng
1 muỗng canh sa tế
1 muỗng canh tỏi băm
1 muỗng canh hành tím băm
1 muỗng canh gừng băm
2 muỗng canh sả băm
1 muỗng cà phê ớt bột
1 muỗng canh dầu mè
1 muỗng cà phê ớt băm
1 trái chanh
Gia vị: Dầu ăn, muối, đường, bột ngọt.
Ăn kèm: Bún tươi, cải xanh, rau muống.
Thực hiện
Vịt làm sạch, xát gừng hoặc rượu trắng cho hết mùi hôi, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo nước. Chao trắng lấy 4 viên, tán nhuyễn với chao đỏ, cho dầu mè, sa tế, tỏi, gừng, hành tím băm, ớt bột vào quậy đều, nêm muối, đường, bột ngọt vừa ăn. Cho vịt vào trộn đều, ướp từ 30 phút -đến 1 giờ.
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, chiên sơ với dầu ăn. Dừa xiêm chặt lấy nước.
Phi thơm 1/2 sả băm với dầu ăn, cho vịt vào xào đến khi thịt săn lại, trút nước dừa vào nấu khoảng 30 phút, để nhỏ lửa, vớt bọt cho nước trong. Khi thịt vịt mềm, cho khoai môn vào nấu tiếp đến khi khoai mềm, nêm lại cho vừa ăn.
Nước chấm chao: Cho phần chao trắng cùng 1/2 sả băm còn lại vào chén, thêm ớt băm vào quậy đều, vắt chanh, nêm đường cho vừa vị chua ngọt.
Bún trụng nước sôi, để ráo. Cải xanh, rau muống lặt, rửa sạch.
Cho vịt nấu chao vào nồi lẩu, giữ nóng, khi ăn nhúng rau vào, ăn kèm bún, chấm nước chao pha chua ngọt.
Mách nhỏ: Với những món hầm, tiềm... dùng nước dừa nấu sẽ ngon hơn. Nếu không thích ăn khoai quá nhừ thì chỉ cho 1/2 khoai vào nấu cùng với vịt, 1/2 còn lại gần nhắc xuống mới cho vào để khi ăn lẩu, khoai sẽ vừa mềm, không bị nát.
Theo PNO
Khoai môn tôn duyên quê! Thật khập khiễng khi sánh khoai môn bình dị với duyên quê cao đẹp. Thế nhưng, không ai cãi rằng, họ hàng nhà nhà khoai lầm lũi kia góp phần tỏa sáng tấm chân quê! Ngó môn tươi làm chi cũng ngon Môn có 2 loại: ngọt và nước. Mỗi loại có sở trường cũng như đắc dụng riêng. Đơn cử với củ...