[Chế biến] – Mít trộn tôm thịt
Trái mít làm gì cũng ngon, ăn tươi hoặc chế biến các đồ uống đều rất tuyệt. Mít non cũng không ngoại lệ. Nấu canh, hấp, luộc và trộn gỏi đều ngon.
Món này có nguồn gốc từ miền Trung nhưng nay đã có mặt rộng rãi trong các bữa cơm của người Sài Gòn. Xin giới thiệu món gỏi mít dễ làm, ngon miệng mà không sợ tăng cân.
Nguyên liệu:
Mít non: 300 grTôm đất: 200 gr Thịt ba rọi: 150 grGia vị: mè rang, đậu phộng, húng lủi, rau răm, nước mắm, muối, chanh, ớt.
Gỏi mít non ăn chơi hoặc dùng thay cơm đều được – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cách làm:
- Mít non gọt vỏ, cắt khúc, rửa sạch với nước muối nhạt rồi luộc chín.
- Để nguội và xé sợi.
Video đang HOT
- Tôm luộc chín, bỏ vỏ và chỉ đen.
- Thịt luộc chín, xắt sợi.
- Nước mắm trộn gỏi: nước mắm và đường nấu lên cho sền sệt, thêm tỏi, ớt chanh vừa đủ. Rưới đều lên phần mít và tôm, thịt đã chuẩn bị. Trộn đều. Cho rau thơm xắt nhuyễn lên trên. Mè và đậu phộng giã nhuyễn rắc sau cùng.
- Ăn cùng bánh phồng tôm hoặc bánh tráng nướng.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo SGAT
Dồi cổ gà, món lạ cao nguyên
Món dồi rất lạ này bên trong giống như món lòng heo thông thường, nhưng vỏ thì lại làm từ... da gà.
Món lòng này ăn khá lạ vì phần da gà làm vỏ có vị ngậy ngậy, beo béo, thơm thơm mùi đặc trưng của gà, khi ăn khá mềm, không dai.- Ảnh: Hồng Minh
Tôi có dịp ghé qua nhà một người họ hàng ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) và được mời ăn một món dồi rất lạ: bên trong giống như món lòng heo thông thường, nhưng vỏ thì lại làm từ... da gà.
Đã từng được nếm qua đủ thứ dồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được ăn một món lạ như thế. Về thành phần miếng dồi, cơ bản thì nó không khác so với dồi làm từ lòng nhiều, nhưng phần bọc ngoài là da gà thì quả thật rất lạ. Miếng da giòn, mềm, ăn sần sật.
Tò mò tôi hỏi về nguồn gốc của món ăn này với vài người họ hàng. Mỗi người giải thích một kiểu. Vùng đất Di Linh là vùng đất tập trung rất nhiều người từ các địa phương khác tới đây làm kinh tế mới.
Trong đó có rất nhiều người quê Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa... Có người bảo nó là món ăn của người dân quê Nam Định mang vào, cũng có người bảo do người Thanh Hóa sáng tạo ra...
Tuy vậy, cách giải thích nghe có vẻ hợp lý nhất là do dân nhậu làm trong các đồi cà phê lúc thời vụ rảnh rang, rủ bạn tới chơi, chiêu đãi món gà đồi thả rông.
Món cổ, cánh luộc ăn mãi cũng chán, thêm nữa, gà đồi nên cổ dài và phần da cổ khá dày. Thế nên, nhiều người "bày đặt" làm món lòng cổ cho đỡ thèm món lòng lợn phức tạp lại hiếm ở vùng cao.
Phần lòng để nhồi cổ có thành phần làm gần giống như lòng heo. Tuy nhiên, tiết có thể tận dụng luôn tiết gà, thêm các loại rau thơm, lạc rang, đỗ tương rang trộn đều - Ảnh: Hồng Minh
Dần dà, món ngon lan truyền, khi có khách tới chơi, chủ nhà muốn mời khách món lạ miệng lại dân dã, dễ làm thì món lòng cổ gà có vẻ thỏa mãn được các điều kiện trên.
Ông chú tôi - một đầu bếp nghiệp dư (vì nghề chính của ông là công nhân trồng cà phê), quê Thanh Hóa chia sẻ: "Muốn ăn phải lăn vào bếp thôi, món lòng cổ gà này làm rất đơn giản".
Đầu tiên phải chọn chú gà tầm 2 cân, gà trống là tốt nhất vì cổ dài, da dày. Khi cắt tiết cũng phải khéo đừng cắt quá rách để cổ không bị nát.
Tiếp đó, cắt phần cổ gà từ đoạn dưới đầu đến gần phần cánh, chần qua nước sôi để dễ lột da. Phải lột nhanh, khéo để phần cổ không bị rách".
Ông chú chẳng ngại ngần chia sẻ thêm, phần lòng để nhồi cổ có thành phần làm gần giống như lòng heo. Tuy nhiên, tiết có thể tận dụng luôn tiết gà, thêm các loại rau thơm, lạc rang, đỗ tương rang trộn đều.
Luộc lòng cổ gà khoảng 10-15 phút là món ăn hoàn thành. Món lòng này ăn khá lạ vì phần da gà làm vỏ có vị ngậy ngậy, beo béo, thơm thơm mùi đặc trưng của gà, khi ăn khá mềm, không dai.
Phần nhân ăn thơm bùi mùi của các loại rau thơm và các loại đỗ đi kèm. Bạn có thể chấm với nước mắm ớt hoặc muối tiêu chanh để tăng thêm vị đậm đà.
Nếu có dịp du lịch qua vùng đất cao nguyên Lâm Đồng, bạn đừng quên thưởng thức thử món ngon này. Hoặc nếu khéo tay, bạn cũng có thể thử chế biến đãi ông xã xem sao.
Theo SGAT
Đi ăn gỏi sứa chấm... mắm tôm ở Hà Nội Món sứa độc đáo là sự lựa chọn tuyệt vời để giải nhiệt cho những ngày Hà Nội nóng "như thiêu như đốt". Bạn đã từng nghe đến những món ăn chế biến từ sứa biển? Hãy thử một món ăn lạ miệng của Hà Nội, một sự kết hợp cực sáng tạo và thú vị trong món gỏi sứa đỏ dân dã...