[Chế biến] – Làm cơm rượu kiểu miền Nam cho Tết Đoan Ngọ
Sắp đến Tết Đoan Ngọ, chị em hãy làm món cơm rượu thơm ngon, chuẩn vị miền Nam này nhé!
Nếu như món cơm rượu của người miền Bắc tách rời từng hạt thì món cơm rượu miền Nam trongTết Đoan Ngọ lại được viên tròn thành từng viên tròn độc đáo. Món ăn có nước tiết ra, pha thêm đường nên có vị ngọt đúng chất miền Nam.
Nguyên liêu:
- 500g gạo nêp
- la chuôi
- 6 viên men ngot nho
- 1 chen nươc muôi
Tham khảo cách làm cơm rượu kiểu miền Nam dưới đây!
Cach lam:
Bước 1: Mua gạo nêp loai ngon, deo. Vo sach, nâu chin gạo băng nôi cơm điên. Sau đo, cho ra khay đê nguội.
Bước 2: Men gia nhuyên. Rây men vao phân cơm đa đê nguôi.
Video đang HOT
Bước 3: Trôn đêu va vo viên cơm to băng trai chanh nho (khi vo, thoa nươc muôi lên tay đê không bi dinh). Xêp vao lo thuy tinh hoăc nôi đât (tranh cho vao vât dung băng nhưa).
Bước 4: Môi lơp cơm viên, đươc lot cach nhau bơi lơp la chuôi như hinh.
Lân lươt vo hêt phân cơm. Sau đo, đây lơp la chuôi thât kin va boc tiêp 2 lơp mang boc thưc phâm. Đây năp lai va u kin trong vong khoang 3 ngay la co thê dung đươc.
Yêu câu cua cơm rươu: Cơm viên nga mau vang nhe, mêm nhưng không nat, phân nươc tiêt ra trong qua trinh u hơi sanh va co đô chua ngot, tao cam giac rât dê chiu bơi mui thơm nhe cua rươu. Món cơm rượu kiểu miền Nam này đảm bảo ai cũng thích trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Chuc cac ban thanh công với cách làm cơm rươu kiểu miền Nam đon têt Đoan Ngo!
Theo Thủy Thu
Khám phá
[Chế biến] - Xôi ngũ sắc đẹp mắt cho ngày đầu tháng
Đầu tháng Âm lịch, chị em có thể làm món xôi ngũ sắc này để thể hiện tấm lòng thành kính, dâng lên tổ tiên nhé!
Nguyên liệu:
- 1kg gạo nếp ngon
- Lá dứa hay còn gọi là lá nếp (tạo màu xanh)
- Lá cẩm tím (tạo màu tím)
- Lá cẩm đỏ (tạo màu đỏ)
- Tinh bột nghệ (tạo màu vàng,ngoài ra các bạn kiếm được lá dành dành là tốt nhất để cho ra màu vàng)
Cách làm:
Bước 1: 1kg gạo nếp các bạn vo sạch để ráo, chia đều thành 4 phần bằng nhau vào 4 cái bát to.
Bước 2: Tạo nước màu là xôi
Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ cho vào 400ml nước bỏ vào máy sinh tố xay nhuyễn (các bạn có thể xay trước với chút nước trước sau đó hoà thêm vào sau cho đủ 500ml), đổ qua cái rây để lọc lấy phần nước cốt màu xanh.
Đối với lá cẩm tím và đỏ các bạn rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào nồi đun khoảng 15 phút tắt bếp để cho bớt nóng rồi bỏ phần bã lọc lấy nước cốt màu tím và đỏ.
Màu vàng nếu các bạn tìm được lá dành dành chi màu vàng đẹp nhất, còn không có thì dùng tinh bột nghệ sẽ đỡ mùi hơn bột nghệ để tạo màu vàng. Đổ từng màu vào từng bát, ngâm trong vòng 5 giờ.
Sau đó vớt gạo ra để ráo, lúc này chúng ta có 4 màu: Tím, đỏ, xanh, vàng và cho vào mỗi màu gạo một chút muối. Các bạn thích xôi thơm hơn thì cho nước cốt dừa vào trộn đều nhé.
Vậy là đã có bốn màu rồi, để thêm một màu cho thành ngũ sắc có hai cách: cách thứ nhất các bạn để nguyên gạo trắng để đồ.
Cách thứ hai các bạn lấy mỗi màu một ít rồi trộn đều lên.
Bước 3: Hấp xôi
Cách hấp cũng có hai cách: cách thứ nhất các bạn có thể cho 5 màu vào xửng hấp nhưng dùng lá chuối ngăn cách các màu ra không bị lẫn vào nhau.
Cách thứ hai: đồ từng màu xôi riêng, nhưng cách này sẽ mấ công hơn rất nhiều.
Đồ xôi khi nào thấy mềm dẻo là được. Trong quá trình đồ nếu gạo của các bạn bị khô quá thì các bạn vẩy chút nước lên. Có thể nấu bằng nồi cơm điện nhưng phải ngâm gạo lâu hơn, khoảng 8 giờ để gạo ngậm đủ nước khi cho vào nồi cơm điện nấu các bạn sẽ không phải cho nước nữa xôi sẽ chín mềm dẻo, nếu cho nước là xôi sẽ bị nhão.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với cách làm xôi ngũ sắc!
Theo Tô Hương Giang
Khám Phá
4 món xôi ngon miệng cho ngày mới Dù với thời tiết nào thì những món xôi vẫn luôn hấp dẫn vào bữa sáng. Xôi chim Nguyên liệu: - 500g gạo nếp ngon: 500gr - 2 con chim sẻ (chim ngói, chim bồ câu...) - Mỡ lợn (nếu không có thì cho dầu ăn nhưng kinh nghiệm của người nấu thì cho mỡ vào xôi sẽ thơm và ngon hơn là...