[Chế biến]- Khai vị 4 món kiểu Việt
Khai vị 4 món kiểu Việt gồm gỏi xoài, bò lá lốt, gỏi cuốn và tôm chiên giòn sẽ kích thích vị giác, giúp bạn ngon miệng hơn trong bữa chính.
Gỏi xoài (cho 1 người ăn)
50g xoài xanh xắt sợi
30g cà rốt xắt sợi
Một ít rau bạc hà, húng quế, rau mùi và nước mắm ớt
Thực hiện: Cho tất cả vào tô và trộn đều với nhau.
Bò lá lốt
50g thịt bò xay
Video đang HOT
4 lá lốt
muỗng canh nước tương
Một ít sả, ớt, hẹ xắt nhỏ
Thực hiện: Cho thịt bò vào tô, trộn đều với nước tương, sả, ớt, hẹ. Đặt một chiếc lá lốt xuống đĩa, cho nhân thịt vào rồi cuốn thành cuốn nhỏ dài khoảng 5cm, dày 2 cm. Bọc nhân thật kín trong lá. Nướng trên bếp than, trở qua trở lại cho đến khi chín đều.
Gỏi cuốn (cho 1 người ăn)
20g thịt heo luộc xắt mỏng
10g bún
1 cái bánh tráng cuốn
Một ít rau diếp, bạc hà, ngò, dưa leo xắt sợi
Thực hiện: Làm mềm bánh tráng với nước. Cho thịt heo, bún, các loại rau thơm lên trên miếng bánh và cuốn đều tay.
Tôm chiên giòn (cho 1 người ăn)
2 con tôm (bóc vỏ, rút chỉ đen, giữ lại đuôi)
Bột chiên giòn
Một ít muối, tiêu
Dầu ăn
Thực hiện: Tôm lăn qua bột chiên. Đun nóng dầu, cho tôm vào chiên vàng- giòn. Vớt tôm, cho lên giấy thấm bớt dầu.
Nước mắm ớt
1/2 muỗng canh nước mắm
2 muỗng canh nước cốt chanh
2 muỗng canh đường
1 muỗng canh ớt đỏ bỏ hạt, xắt nhuyễn
1 muỗng canh tỏi xay
Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào tô, khuấy đều.
Trang trí món khai vị kiểu Việt với một ít rau thơm, chén nước mắm ớt.
Hướng dẫn: Đầu bếp nhà hàng Mango Bay Resort
Biển Ông Lang, Phú Quốc, Kiên Giang.
Theo PNO
Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng
Ai cũng biết bánh tráng là loại thực phẩm độc đáo có thể ăn chơi, ăn no và chế biến thành nhiều món như chả giò, bì cuốn, gỏi cuốn... Nhưng nói tới bánh tráng phơi sương Trảng Bàng ở Tây Ninh, người ta nghĩ ngay đến bánh tráng cuốn thịt luộc ăn kèm với rau sống.
Ảnh: Thái Nguyên
Để làm ra chiếc bánh tráng phơi sương, quan trọng nhất là khâu chọn nguyên liệu: phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Bánh tráng Trảng Bàng được tráng đến hai lớp, đem phơi nắng cho khô, sau đó nướng qua lửa rồi phơi sương. Người ta làm cái lò nướng bánh tráng khá đơn giản: dùng cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, sau đó nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng tinh tươm, không bị cháy xém. Nướng xong, đem bánh tráng ra phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Nếu là đêm nhiều sương, chỉ cần phơi khoảng mười lăm phút là đủ. Phơi xong, phải đem bọc kín bánh tráng trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp, khi bán mới xếp ra ràng, luôn bọc trong bao nhựa để giữ bánh mềm. Bánh có hạn sử dụng rất ngắn ngày nên mua về phải dùng ngay trong tuần, nếu không bánh sẽ bị cứng lại và lên mốc.
Nhắc đến món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng nổi tiếng còn phải kể đến công sức của những người đi hái rau sông. Họ phải chèo xuồng theo con nước từ sáng sớm, dọc theo các rặng cây bụi ven sông để ngắt những đọt lá rất lạ gọi nôm na là rau sông như đọt trâm, lá lụa, lộc vừng, lá cóc, đọt sộp... mà chỉ có riêng vùng đất Trảng Bàng mới có. Nhìn những cái bánh tráng trắng tinh bên cạnh đĩa thịt luộc, rau sống, dưa leo chẻ thẳng tắp, củ kiệu muối chua giòn, mới thấy được sự cầu kỳ của món ăn vốn được cho là thôn dã này. Nước chấm là một bí quyết riêng, chỉ biết rằng nó luôn có vị ngọt của nước luộc thịt và nước dừa tươi. Cắn một cuốn bánh tráng phơi sương, cảm nhận đủ hương vị chua, cay, đắng, chát của rau, của đồ chua và vị thơm, ngon, béo, ngọt, mặn mà của thịt, của lớp bánh tráng, bạn sẽ hiểu tại sao một món ăn đơn giản lại trở thành đặc sản nổi tiếng khắp nơi.
Theo TNO
[Chế biến]- Ngon đặc biệt mực chiên giòn vàng rượm Vị chua nhẹ của dứa dễ kích thích vị giác nên món mực chiên giòn sốt dứa thường được sử dụng làm món khai vị đầu bữa tiệc. Nguyên liệu: - 300g mực lá - 1 quả trứng gà - Bột chiên xù - 2 lát dứa - Tương ớt - 2 nhánh tỏi, bằm nhỏ. Cách làm: Mực rửa sạch bằng nước...