[Chế biến] – Hủ tiếu khô
Món hủ tiếu khô thật hấp dẫn với những sợi hủ tiếu được ướp trong nước xốt tương ngọt đậm đà ngon miệng, dùng kèm nước dùng thanh ngọt rất dễ ăn.
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm hủ tiếu khô:
– 500g thịt nạc heo hoặc sườn heo
- 1 củ hành trắng
- 3 củ cà rốt
- 300g thịt heo băm
- 3 củ tỏi
- Ruốc sấy
- Trứng cút luộc chín, lột vỏ
- Hành lá
- Tim, gan, cật (nếu thich)
- Đường phèn, hắc xì dầu, xì dầu, giấm, đường trắng, muối, tiêu
- Sợi hủ tiếu
- Hẹ, rau tần ô, giá đỗ, cần, chanh
Video đang HOT
Cho phần thịt nạc heo vào nồi cùng cà rốt và củ hành trắng. Nếu dùng tim, gan hay cật, bạn cho luôn vào ở bước này và luộc chín như phần thịt.
Châm nước vào gần đầy nồi và hầm trên lửa vừa. Sau khi nước sôi bạn nhớ vớt bọt thường xuyên để nước được trong. Khi đã hầm được khoảng 1 tiếng và nước trong, bạn cho 1 muỗng canh con ruốc hoặc một mẩu trộn mực vào nồi.
Nhặt rồi rửa sạch hẹ và tần ô. Cắt khúc vừa ăn. Giá rửa sạch, để ráo. Hành lá cắt nhỏ.
Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn và cho vào nồi cùng với ít dầu ăn.
Phi thơm tỏi trên lửa vừa, đảo đều đến khi tỏi vừa chuyển màu vàng nhạt. Tắt bếp và tiếp tục trộn đều. Sau khi dầu nguội tỏi sẽ chuyển màu vàng sậm và giòn hơn.
Trộn chung 5 muỗng canh đường, 3 muỗng canh hắc xì dầu, 1 muỗng canh giấm và 8 muỗng canh xì dầu để làm thành phần nước xốt. Khuấy thật đều cho tan đường. Bạn có thể cho vào lò vi sóng quay trong vài chục giây cho đường tan nhanh hơn. Nêm nếm lại vừa ăn. Chia lượng nước xốt này vào các tô bạn sẽ dùng để ăn hủ híu trộn, múc một muỗng tỏi phi lên.
Vớt thịt ra tô nước lạnh. Bạn có thể kiểm tra thịt đã chín chưa bằng cách chọc đũa vào thịt. Nếu thịt không còn nước màu đỏ chảy ra là thịt đã chín. Xắt thịt thành từng lát mỏng.
Nêm đường phèn và muối vào nước dùng. Cho thêm trứng cút và 1 muỗng tỏi phi vào cho thơm.
Thịt băm cho vào chảo xào sơ. Cho 2 vá nước dùng vào thịt, xào đến khi thịt chín hẳn và nước trong.
Khi dọn ăn, bạn cho hủ tiếu vào tô đã để sẵn nước xốt cùng tỏi phi, trộn lên thật đều.
Sắp hẹ, hành lá, thịt nạc, thịt băm, con ruốc sấy và trứng cút lên mặt hủ tiếu.
Cho hành lá, hẹ và ít con ruốc vào bát nước dùng. Chan nước dùng nóng vào bát.
Dọn hủ tiếu khô kèm với rau tần ô, cần, giá và chanh.
Sợi hủ tiếu được ướp trong nước xốt tương ngọt đậm đà ngon miệng. Nước dùng hủ tiếu thanh ngọt nhẹ nhàng khiến cho món ăn thật cân bằng và không hề ngán. Bạn có thể dọn kèm hủ tiếu khô với tỏi ớt ngâm chua để thêm vị cay nồng. Món hủ tiếu khô rất phổ biến và được nhiều người ưa thích. Bạn có thể thay đổi thịt heo bằng thịt xá xíu, hay dùng với hải sản cũng rất ngon. Hãy thử trổ tài với món này bạn nhé!
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo MNMN
Ăn hủ tiếu Nam Vang ở Phnom Penh
Với những người thích ăn uống, thưởng thức tô hủ tiếu Nam Vang tại Phnom Penh (Campuchia) đặc biệt ở chỗ đi xứ nào phải ăn món nấy. Chúng tôi bỏ bữa sáng ở khách sạn 4 sao để thưởng thức tô hủ tiếu Nam Vang cũng vì lẽ đó.
Tô hủ tiếu chính hiệu Nam Vang thơm lừng
Chúng tôi may mắn được một "thổ địa" dẫn tới một nhà hàng trứ danh giữa Phnom Penh. Đó là nhà hàng Sorya, một nhà hàng của người Hoa nằm cạnh chợ Mới - tiếng Khmer là chợ Th'mây. Đây là ngôi chợ lớn và hiện đại nhất thủ đô Phnom Penh, chủ yếu bán hàng phục vụ khách du lịch như chợ Bến Thành ở TP.HCM.
"Nhà hàng này lâu đời lắm rồi, rất nổi tiếng. Người Campuchia vào đây toàn là người có tiền hoặc quan chức chứ người bình dân ít dám vào đây ăn lắm", anh hướng dẫn viên du lịch người bản địa bật mí trước khi chúng tôi vào nhà hàng.
Nhà hàng Sorya
Tô hủ tiếu chính hiệu Nam Vang thơm lừng được đặt trước mặt, ít bánh và khá nhiều nước. Nước hủ tiếu rất trong và ngọt đậm đà của xương hầm, cộng thêm hương thơm đặc trưng của hủ tiếu nhờ nấu với khô mực ẩn sau cái mùi hương thoang thoảng của hành lá xắt mịn.
Và dĩ nhiên đã là hủ tiếu Nam Vang thì không thể thiếu thịt nạc băm, thịt nạc cắt lát, tôm, mực tươi, gan, cật, tim và cả lòng heo. Đặc biệt phần lòng heo (lòng già) được khìa kĩ rất mềm và thơm ngon chứ không phải loại lòng non (phèo) mà ta thường thấy trong món cháo lòng ở Việt Nam. Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất so với hủ tiếu Nam Vang ở Việt Nam mà tôi từng có dịp thưởng thức.
Một điểm khác nữa cũng khá quan trọng là ở đây họ không chấm bằng nước tương mà bằng một loại khác theo công thức riêng của quán.
Nhiều người Sài Gòn đến đây xì xụp tô hủ tiếu Nam Vang để cho thỏa cái thú "xứ nào món nấy". Quả thật dù không có nhiều khác biệt nhưng được thưởng thức món hủ tiếu Nam Vang ngay giữa lòng thủ đô Phnom Penh cũng làm cho nhiều thực khách có cảm giác quen quen, lạ lạ. Có người còn gọi thêm tô xí quách để ăn kèm cho thỏa thích.
Xem ra cái cách người Phnom Penh nấu và bán hủ tiếu Nam Vang cũng không khác gì so với người Sài Gòn. Nhưng như vậy cũng không làm nó kém phần hấp dẫn. Đó vẫn là một trải nghiệm rất đặc biệt.
Theo PNO
Bao dung như hủ tiếu Sài Gòn Có lẽ không nơi đâu có nhiều kiểu ăn hủ tiếu như ở Sài Gòn, kể cả nếu bạn so sánh với bổn xứ bên tận Trung Hoa. Đôi khi bạn sẽ hơi bối rối một chút khi người phục vụ hỏi: "Anh/chị ăn hủ tiếu mềm hay hủ tiếu dai?", cùng một chút tần ngần giữa 2 lựa chọn: cọng hủ tiếu...