Chế biến… hoa thanh long thành món ăn đặc sản độc đáo
Đây là sản phẩm hấp dẫn du khách mọi miền đến TP.HCM có thể thưởng thức được văn hoá ẩm thực của vùng miền, địa phương khác.
Ngày 11-7, tại khách sạn Grand diễn ra chương trình giới thiệu các món ăn đặc sản địa phương lần thứ 6.
Ông Trương Đức Hùng, Giám đốc khách sạn Grand cho biết, chương trình này sẽ mang các món ăn đặc sản vùng miền vào khách sạo năm sao để phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Lần thứ sáu này du khách sẽ thưởng thức các món ăn đặc sản của Tây Ninh như phở bê, cháo sụn bê.
Đặc biệt cơm sườn bê, bì với gạo ngon nhất thế giới ST 25 được dùng chế biến, góp phần quảng bá hạt gạo Việt Nam. Các món ăn đặc sản Bình Thuận có bún vịt Bắc Bình, bún thả và bún sườn hoa thanh long.
Theo ông Hùng, do ảnh hưởng dịch COVID-19 tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM các khách sạn bốn năm sao chủ yếu phục vụ khách quốc tế đều hết sức khó khăn.
“Chúng tôi tìm mọi cách tăng doanh thu bằng kinh doanh mảng nội địa trong đó có ẩm thực. Đến nay, công suất phòng đạt 10-20% chủ yếu là khách nội địa”, ông Hùng nói.
Món bún thả được trình bày theo phong cách âm dương ngũ hành
Món bún sườn non hoa thanh long trình bày đẹp mắt khi vào khách sạn năm sao
Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, chương trình giới thiệu đặc sản vùng miền vào khách sạn năm sao được thực hiện trước khi xuất hiện dịch COVID-19. Hiện nay dù khó khăn do không có khách quốc tế đến nhưng chương trình vẫn tiếp tục để khi tình hình trở lại bình thường, ngành du lịch có thể bắt tay thu hút khách quốc tế ngay.
Cùng với chương trình Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam, đây là sản phẩm hấp dẫn du khách mọi miền đến TP.HCM có thể thưởng thức được văn hoá ẩm thực của vùng miền, địa phương khác.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, tham gia đưa các món ăn đặc sản Bình Thuận vào khách sạn năm sao nhằm nâng cao giá trị văn hoá ẩm thực dân dã của ngư dân, nông dân địa phương đến với du khách.
Video đang HOT
Riêng món bún thả được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập là một trong 100 món ăn nổi tiếng của Việt Nam (2011-2016). Đây cũng là niềm tự hào của người làm du lịch.
“Chúng tôi đang đi theo hướng phát triển các sản phẩm địa phương kết hợp giữa nông ngư nghiệp phục vụ cho du lịch. Qua đó, giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho bà con nông dân. Chẳng hạn, Bình Thuận là vùng đất trái thanh long, hoa thanh long được dùng làm nguyên liệu tạo nên món bún bổ dưỡng”, ông Khoa chia sẻ.
Rùng mình 5 món ăn sống ở Việt Nam khiến khách Tây "khiếp sợ"
Gỏi cá sống ở Sơn La, rượu tim rắn, tiết canh... đều được xem là những món ăn đặc sản được nhiều người Việt ưa chuộng nhưng lại khiến khách quốc tế rùng mình, "khiếp sợ" .
"Cá nhảy" là một món ăn đặc sản và quen thuộc trong nhiều gia đình người Thái ở Sơn La. Điểm khác biệt của món này chính là ở cách ăn rất lạ lùng. Cá phải còn sống, được chế biến và ăn ngay tại bàn. Muốn có món cá nhảy đúng chuẩn, người dân phải chọn loại cá được nuôi ở ao tự nhiên hoặc bắt ở suối nguồn, cách xa khu dân cư. Cá bắt về phải còn sống, thả vào chậu nước sạch thấy còn bơi khoẻ là đạt yêu cầu.
Điểm khác biệt của món ăn chính là cá phải còn sống và ăn kèm với các loại gia vị
Món này chế biến khá đơn giản nhưng yêu cầu phải đầy đủ nguyên liệu, bao gồm lõi chuối tươi, rau thơm, tỏi, ớt, mắc khén... Khi ăn, người ta bắt cá trực tiếp từ chậu, dùng dao nhỏ khía nhanh vào bụng cá, nặn ruột bỏ ra ngoài rồi thả nhanh vào hỗn hợp ăn kèm. Khi mổ cá phải nhanh tay để cá vẫn còn sống, thả ra còn có thể giẫy được. Cá mổ đến đâu thì ăn đến đó, như vậy thịt mới giòn ngọt, không có mùi tanh. Mỗi thực khách dùng một chiếc thìa nhỏ xúc cá kèm theo lõi chuối và nước chua đưa lên miệng thưởng thức.
Món tim rắn khiến nhiều người "rùng mình"
Tim rắn là món ăn lạ tại Việt Nam đã được rất nhiều chương trình truyền hình, phóng sự hay các blog đề cập đến. Tuy nhiên, đây cũng là món được xếp vào dạng những món ăn "kinh dị" bậc nhất thế giới.
Đây được xếp vào dạng những món ăn kinh dị bậc nhất thế giới
Theo đó, quả tim vừa lấy ra từ con rắn, vẫn còn đập và nóng hôi hổi được đặt giữa một chiếc đĩa nhỏ đựng tiết, sau đó, nó được thả vào chiếc cốc chứa rượu. Người thưởng thức sẽ uống liền một hơi cả rượu và tim rắn. Nhưng có những người lại có sở thích thưởng thức món tim rắn kỳ lạ và độc: nuốt trọn quả tim ngay khi nó vẫn còn đang đập mà không cần nhúng vào cốc rượu.
Tiết canh
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết. Tuy nhiên, hầu hết du khách quốc tế đều không dám thử món ăn được xem là "đặc sản" này. Theo đó, nguyên liệu của món ăn này là tiết động vật tươi được pha với nước mắm, hành hoa, và trộn với phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết. Khi ăn có thể ăn kèm với chanh và rau sống.
Dù được nhiều người Việt ưa chuộng nhưng các du khách quốc tế đều không dám thử
Theo quan niệm của người Việt, tiết canh có tác dụng bồi bổ khí huyết và là món ăn khá phổ biến trong các dịp lễ, Tết ở các làng quê Việt. Tuy nhiên, hầu hết du khách quốc tế đều không dám thử món ăn làm từ huyết động vật còn sống.
Đuông dừa
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương - món ăn đặc sản của vùng Tây Nam Bộ. Trong đó, món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông dừa là chấm mắm ớt ăn sống. Con đuông còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng.
Con đuông dừa còn sống được bỏ trong mắm ớt khi ăn cứ thế thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị bùi béo của món ăn. Ảnh: H.T
Tuy vậy, không phải ai cũng dám thử món đặc sản này vì hình dạng đuông dừa dễ gây cảm giác sợ nhất là việc thưởng thức chúng khi còn sống. Hiện nay, loại vậy này đã bị cấm nuôi và phân tán dưới mọi hình thức do có hại cho môi trường.
Đặc sản "gỏi cá sống kiến vàng" ở Kon Tum
Đến huyện Sa Thầy, Kon Tum nơi sinh sống của dân tộc Rơ Măm bạn phải thức món cá gỏi kiến vàng độc và lạ. Món ăn mới nghe tên nhiều người cảm thấy sợ, nhưng khi được ăn rồi thì khó mà quên được hương vị đặc trưng "có một không hai".
Món gỏi trứng kiến vàng được xem là đặc sản của bà con huyện Sa Thầy, Kon Tum.
Theo đó, để làm được món ăn này, cá suối phải bắt loại vừa phải, bằng ba ngón tay, đem về làm sạch, băm nhuyễn, vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng chọn ổ kiến non, còn cả trứng đem về giã nhỏ để riêng. Lấy muối hột, ớt xanh, tiêu rừng trộn chung cá với kiến vào, thêm chút thính gạo bột gạo rang cháy xém, dậy lên mùi thơm. Khi ăn lấy lá sung cuốn lại vừa miếng và thưởng thức, vị ngọt của cá suối hòa vào vị béo của kiến non, vị cay xé của tiêu, ớt tạo nên hương vị ngon tuyệt vời.
Mắm tôm
Mắm tôm là một loại gia vị được làm chủ yếu từ muối ăn và tôm tươi, qua quá trình lên men tạo nên hương vị đặc trưng. Mắm tôm được dùng với bún đậu, bún thang, thịt chó, hoặc đơn giản là ăn kèm với vài miếng đậu hũ chiên cùng rau thơm. Nghe hấp dẫn là thế nhưng không phải thực khách nào cũng dám thử bởi mùi vị rất đặc trưng và có phần "khó chịu" của nó.
Mắm tôm là loại gia vị được ưa chuộng ở Việt Nam nhưng lại khiến khách Tây "khiếp sợ".
Trong tín ngưỡng của người Việt Nam, mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma. Người ta cho rằng ăn mắm tôm sẽ không bị ma quỷ làm hại. Một số dân tộc trên miền núi còn có tục lệ, dù nhà nghèo đến mấy khi giỗ cha cũng phải có mắm tôm để cúng.
6 món ăn kinh dị miền Tây nhưng "hái" ra tiền Được thiên nhiên ưu ái, miền Tây không chỉ có cảnh đẹp nức lòng mà còn nổi tiếng với những món ăn "độc lạ" không vùng nào có. Để trở thành người miền Tây thứ thiệt, có lẽ du khách phải thử thách lòng dũng cảm của mình với những món ăn nghe tới là "sởn da gà". Tuy nhiên, đây đều là...