[Chế biến] – Giò hầm hạt sen
Đây là món hầm hầm ngon bổ, nóng hổi thích hợp để bạn chế biến trong những ngày lạnh.
1. Nguyên liệu
- 1 cái chân giò nguyên xương (dùng chân trước sẽ ngon hơn)
- Hạt sen
- Cà rốt, hành tây
- Nấm hương
- Hành, mùi tàu
2. Thực hiện
Chân giò cạo thật sạch lông rồi ướp với hạt nêm, gia vị, hành khô băm nhỏ, cất vào tủ lạnh khoảng 2 giờ cho ngấm.
Hạt sen, nấm hương ngâm nở. Ninh nhỏ lửa để hạt sen chín bở mà vẫn ko bị nát, để riêng.
Đổ nước săm sắp mặt thịt rồi ninh trong nồi áp suất sôi khoảng 20 phút thì tắt bếp. Dùng đũa xiên thử xem thịt đã nhừ chưa, nếu thịt chưa nhừ thì lại đun tiếp đến khi thịt nhừ nục, có thể xiên đũa qua dễ dàng thì trút hạt sen, nấm hương vào đun cùng, nêm nếm lại cho vừa miệng.
Hành tây bổ múi cau, cà rốt tỉa hoa cắt mỏng, hành mùi tàu thái nhỏ đợi chuẩn bị bắc thịt xuống thì cho vào nồi.
Món chân giò hầm hạt sen ăn ngay lúc còn nóng, có thể ăn với bún hoặc cơm đều ngon.
Video đang HOT
Theo TTVN
[Chế biến] - Bánh trung hạt sen gấc hạnh nhân
Bánh làm từ nguyên liệu tốt cho sức khỏe (hạt sen bổ dưỡng an thần, hạnh nhân trị tiểu đường và tốt cho tim mạch...), lại không dùng chất bảo quản.
Gia đình bạn có thể dễ dàng tự làm bánh trung hạt sen gấc hạnh nhân theo hướng dẫn dưới đây:
Nấu nước đường:
Nấu nước đường rất quan trọng, nếu nấu nước đường quá đặc thì bánh sẽ bị cứng, quá lỏng thì bánh sẽ bị vỡ.
Bạn cần: Đường 500 g, nước 250 g, một quả chanh.
Cách nấu: Lấy 50 g đường ít nước nấu cho đường vàng có màu cánh gián (đường caramel). Cho phần đường còn lại nước vào nồi nấu sôi. Trong khi nấu chỉ hớt bớt bọt, không được khuấy vì khi khuấy đường sẽ có hiện tượng kết tinh. Cho hỗn hợp đường caramel vào nấu chung. Thêm nước cốt chanh (giúp ngăn cản sự lại đường) vào nấu cho đến khi nước đường trong.
Lưu ý: Nước đường nên nấu trước ít nhất một ngày nếu định làm bánh. Nên nấu đến nước đường có độ keo và rít thích hợp (1 kg đường được 1,3 kg nước đường). Nấu xong cho ra chén, để nguội.
Bánh trung thu hạt sen gấc hạnh nhân. Ảnh: Rosa.
Xử lý trứng muối
Muốn trứng muối thơm và có mùi đặc trưng, cần:
- Loại bỏ hết lòng trắng cho trứng thật đỏ.
- Ngâm rượu đế để khử mùi tanh của trứng.
- Xịt dầu mè để trứng thơm.
- Đem nướng qua cho trứng ráo.
Làm bột vỏ bánh
Nguyên liệu: Nước đường 600.g, bột mì số 8: 720.g, dầu nành 120.g, trứng gà một quả.
Cách làm:
- Cho nước đường dầu trứng gà vào một cái chậu, trộn đều rồi cho bột mì vào nhồi đều. Để bột nghỉ một ngày, chia bột thành các phần nhỏ. Dùng dụng cụ cán bột lăn phần bột dài ra, vo tròn rồi lăn tiếp cho bột mịn, nhuyễn. Sau đó cán bột tròn và đều rồi bao lại phần nhân bánh, cho vào khuôn ấn đều, gõ bánh ra cho vào vỉ nướng.
Nhớ sử dụng bột áo trong quá trình làm bánh để đỡ dính tay.
Làm nhân bánh
Phần nhân bánh. Ảnh: Rosa.
Nguyên liệu cho 20 bánh trọng lượng là 200 g: Hạt sen tươi một kg, hạt sen nấu chín một kg, muối 10 g, đường thốt nốt 700 g, dầu nành 180 g, bột nếp rang 200 g, bột bắp 100 g, hạt hạnh nhân rang hơi vàng 100 g, gấc thịt (lấy màu đỏ) 100 g, trứng vịt muối 20 cái.
Cách làm
Hỗn hợp hạt sen: Hạt sen rửa sạch rồi cho vào nồi nấu với nhiều nước đến khi mềm, sau đó vớt ra, để ráo. Đem hạt sen xay hoặc tán mịn.
Khi hạt sen đã mịn, tiếp tục bắc lên bếp rồi cho đường vào, sên ở lửa riu riu cho đến khi hỗn hợp sôi, cho 1/2 lượng dầu vào (90g) và sên đều. Hỗn hợp đã sôi đến khi đặc và sệt lại thì cho gấc vào và tiếp tục sên.
Cách thử nhân đã đủ độ sệt và cứng bằng cách là nhân không còn bị dính chảo (hoặc dính tay). Khi nhân đã đạt được độ sệt và đủ độ cứng thì cho hạnh nhân vào.
Hỗn hợp bột: Bột nếp rang bột bắp lượng dầu còn lại đổ vào thau và trộn thật đều. Trộn hỗn hợp bột vào chung với hỗn hợp hạt sen, tiếp tục xào mạnh tay và trộn đều đến khi chín, sau đó múc hết ra mâm và quét một lớp dầu lên mặt nhân để nhân không bị khô. Sau đó để nhân nguội.
Tạo hình bánh
Cách tính trọng lượng giữa vỏ và nhân: Tuy thuôc vao y thich muôn lam banh trong lương bao nhiêu. Lưu y tuân thu nguyên tăc 1 phần vỏ 2 phần nhân. Ví dụ banh 250 g thi phân vo se là 80 g, phân nhân trứng 170 g.
Bánh sau khi được tạo hình. Ảnh: Rosa.
Nướng bánh
Nướng bánh làm 2 lần:
Lần 1: Cho bánh vào lò nướng với nhiệt độ: Lửa trên 200 độ C, lửa dưới 140 độ C. Nướng đến khi bánh có màu vàng nhạt, vừa ráo lấy ra phun rượu để nguội.
Quét trứng vịt: Một lòng đỏ một trứng nguyên đánh tan, lược lại, quét mỏng và đều lên mặt bánh. Quét lại lần nữa lưu ý tổng thể và phần hoa văn trên mặt bánh.
Lần 2: Cho bánh trở lại vào lò nướng đến khi có màu vàng đều, mặt bánh màu cam bóng, dùng tay sờ vào có cảm giác nhám tay là bánh chín. Thưởng thức với trà nóng là ngon nhất.
Bảo quản
Vì bánh không sử dụng chất bảo quản nên khi nướng xong nên để 3 ngày sau cho bánh mềm ra thì thưởng thức sẽ ngon nhất. Bánh trung thu tự tay bạn làm có thể bảo quản trong 10 ngày.
Thư Rosa
Theo VNE
[Chế biến] - Bánh trung thu nước cốt dừa Năm nay mình lại muốn chia sẻ với các bạn một món bánh mới lạ và tuyệt ngon với vỏ bánh mềm thơm và béo, vị ngọt vừa phải và với sự tham gia của các vị tự nhiên của các loại trái cây cũng như trà xanh làm cho chiếc bánh hoàn hảo hơn. Nguyên liệu vỏ bánh: (cho 6 cái 130...