[Chế biến] – Cánh gà chiên với xôi lá dứa
Sự kết hợp của dừa, lá dứa tạo mùi thơm cho xôi, cánh gà chiên tạo vị béo và đậm đà khiến người ăn nhớ mãi.
Nguyên liệu:
Nếp: 1 kg; lá dứa: 1 bó; dừa nạo: 1 kg (hoặc có thể dùng nước cốt dừa đóng hộp); cánh gà: 1 kg; đường: 1/2 chén; hạt nêm, muối, nước mắm ngon, hành tím, tỏi… Giấy bạc cắt vuông.
Cách làm:
1. Phần xôi:
- Lá dứa rửa sạch, cho 2 chén nước vào xay cùng, gạn lấy phần đậm để riêng, phần nhạt đổ thêm nước vào ngâm nếp.
- Nếp vo sạch rồi ngâm khoảng 15 phút, đổ ra rổ để ráo nước, trộn vào một muỗng cà phê muối.
- Bắt xửng (chõ) hấp xôi lên bếp, đổ nước bên dưới, đổ nếp tầng trên, chừa một lỗ tròn cho hơi bốc lên, đậy nắp kỹ.
- Vắt lấy nước cốt dừa, hoặc dùng nước dừa lon, đổ vào nước cốt lá dứa trộn đều.
- Khi xửng hấp đã bốc hơi, dỡ nắp ra, rưới đều 1/2 hỗn hợp lá dứa và cốt dừa vào nếp, trộn đều, đậy nắp lại. 15 phút sau rưới tiếp phần nước lá dứa còn lại, sau khi thấy xôi chín, trộn 1/2 chén đường vào trộn đều, khoảng 5 phút đường tan thì nhắc xuống.
- Trải giấy bạc, lấy một chén xôi, trải ra và cuốn chặt lại như cuốn sushi. Cắt khoanh tròn.
2. Phần cánh gà:
- Để nguyên cánh hoặc cắt tại các khớp thành miếng nhỏ cho đẹp.
- Hành tỏi xay nhuyễn vắt lấy nước ướp vào gà cùng 3 muỗng hạt nêm, để thấm.
- Bắt chảo dầu sôi, chiên vàng gà, vớt ra để ráo dầu.
Video đang HOT
- Phi hành tỏi cho thơm, cho 6 muỗng cà phê nước mắm và 3 muỗng cà phê đường vào nấu lửa nhỏ cho hơi sánh lại, đổ gà đã chiên vào xóc đều cho nước mắm ngấm đều cánh gà, nếu ăn cay có thể cho thêm tiêu.
- Bày xôi ra dĩa, ăn kèm với cánh gà chiên nước mắm.
Theo VNE
[Chế biến] - Chè bưởi đá bào
Cách làm chè bưởi đá bào không khó, chị em tham khảo nhé!
Nguyên liệu:
- 1 trái bưởi loại nào cũng được
- Đường
- Nước cốt dừa
- Nước hoa bưởi
- Bột năng
- Lá dứa hoặc lá thơm
- Một ít phèn chua
- Muối.
Thực hiện:
Cách thực hiện cùi bưởi:
Bước 1: Bưởi gọt lấy phần trắng (cùi bưởi).
Bước 2: Sau đó bạnthái sợi mỏng mỏng, dài dài.
Bước 3: Cho vào cái tô to 3 muỗng canh muối 1 xíu nước lạnh bóp cho muối tan ra. (Bóp khoảng 5 phút).
Bước 4: Sau đó xả qua nước lạnh nhiều lần. Cứ cho nước lạnh vào bóp vắt bỏ nước, rồi cho nước lạnh vào bóp tiếp cứ thế làm 5-6 lần cho cùi bưởi bớt hăng và đắng.
Ghi chú: Bạn có thể nếm qua cùi bưởi, nếu cảm thấy cùi bưởi hết hăng và bớt đắng là được.
Bước 5: Cho 200 nước lạnh vào tô cùi bưởi 1 cục phèn chua nhỏ ngâm khoảng 1 tiếng.
Bước 6: Nấu 1 nồi nước, khi nước sôi đổ hết cùi bưởi và nước ngâm vào nồi, khi vỏ bưởi nổi lên là vớt ra cho ngay vào tô nước đá. Sau đó mới cho cùi bưởi ra rổ, vắt nhẹ tay cho cùi bưởi ráo nước (Nhớ đừng luộc lâu quá vỏ bưởi sẽ bị mềm).
Bước 7: Ướp vào tô cùi bưởi 100gr đường trắng. Dùng tay bóp đường tan, vỏ cùi bưởi sẽ mau ngấm nước đường. Để khoảng 2 tiếng cho cùi bưởi thấm ngọt . Lúc này bạn ăn thử sẽ thấy cùi bưởi có vị ngọt nhẹ.
Bước 8: Qua 2 tiếng, chắt bỏ nước đường vào 1 chén để nấu chè. Sau đó cho 100 gr bột năng vào tô cùi bưởi đảo đều.
Bước 9: Nấu 1 nồi nước sôi, cho cùi bưởi vào luộc, khi thấy cùi bưởi nổi lên vớt ra cho ngay vào thau nuớc đá lạnh. Sau đó vớt bưởi ra rổ để ráo. Lúc này bạn sẽ thấy lớp bột năng trong veo bao bọc cùi bưởi trắng như tuyết trông rất hấp dẫn.
Thế là chúng ta đã xử lý xong phần vỏ bưởi.
Cách nấu đậu xanh:
Bước 1: 250 gr đậu xanh ngâm nước ấm vài tiếng, sau đó vo sạch đem hấp chín.
Bước 2: Cho đậu xanh hấp chín vào nồi 250 gr đường 30 ml nước cho lên bếp sên với lửa nhỏ đến khi đậu xanh sánh lại có độ sền sệt cho 1 giọt nước hoa bưởi vào khuấy đều thì tắt bếp . Bạn có thể nấu đậu xanh cũng được.
Cách nấu nước cốt dừa:
1 lon nước cốt dừa 100ml nước lạnh nước đường đả chắt ở bước 4 mcf muối nấu hơi sôi. Pha 1 muỗng canh bột năng 3 muỗng canh nước lạnh cho vào khuấy đều. Tắt bếp.
Trình Bày: Cho đậu xanh vào ly kế là bưởi rồi lớp đá cuối cùng là nước cốt dừa và trang trí thêm dừa non bào sợi.
Bây giờ thì thưởng thức thôi. Vỏ bưởi giòn, dai dai cộng thêm vị béo của nước cốt dừa và giòn sừn sựt của dừa non. Ngon tuyệt các bạn nhé.
Với cách xử lý cùi bưởi như trên bạn cũng sẽ có những chén chè bưởi thơm ngon không kém chè bưởi lạnh. Nếu bạn thích ngọt hơn thì nấu riêng nước đường nhé.
Theo Eva
Những cách thú vị giúp tạo màu tự nhiên cho món ăn Các bà nội trợ có thể dùng lá dứa, lá tre tạo màu xanh lá cây cho các loại bánh, lá cẩm nhuộm màu tím hay ruột gấc ngâm gạo nếp giúp xôi màu đỏ chuẩn. Việc sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu của các bà nội trợ. Thay vì dùng màu tổng hợp...