[Chế biến] – Bún bắp bò
Là món ăn quen thuộc và rất dễ chinh phục khẩu vị nhờ nước dùng đậm đà, thịt bò thơm và sợi bún mỏng mà dẻo ngon. Bạn cùng vào bếp trổ tài với Yêu Bếp Gia Đình nhé!
Nguyên liệu
1 bắp bò khoảng 1 kg hoặc nguyên một miếng nạm bò500g xương bò hầm cho ngọt; 2 muỗng canh đầy ruốc Huế6 đến 7 cây sả, hành hương; Muối, hạt tiêu, đường, nước mắmHành tây, hành lá, ngò (rau mùi), bắp chuối, giá và rau rămỚt bột và hạt màu điều; Miếng tiết lợn
Các bước thực hiện
- Hoà tan 2 muỗng canh ruốc Huế với lưng chén nước lạnh, lược qua rây.
- Xương bò chần sơ qua một lần với nước sôi cho hết chất dơ. Ướp bò bắp vào nuớc ruốc đã lược.
- Ướp thêm vào 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa phê nhỏ muối, dùng đũa đảo kỹ cho thịt thấm đều gia vị, ướp trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Video đang HOT
- Sả rửa sạch đập dập, dùng cọng chỉ cột lại. Bún bò nhiều sả mới ngon.
- Sau khi thịt ướp xong, bắc nồi lên bếp, đổ thịt bò, xương bò vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt, nấu sôi, hớt bọt cho nước được trong.
- Thịt bò bắp mềm, vớt ra. Nêm tí muối, đường vào nồi nước dùng.
- Thái thịt bò thành miếng mỏng chia đều cho các tô. Hành tây lột vỏ thái mỏng, hành lá thái khúc nhỏ, rau răm nhặt sạch. Gía rửa sạch, để ráo. Bắp chuối bào mỏng, ngâm với dấm cho bắp chuối được trắng.
- Lúc ăn xếp bún ra tô, thêm ít lát bò bắp, ít hành tây, hành lá, chan nước dùng. Ăn kèm với giá, bắp chuối và rau răm. Thêm ít tương ớt sa tế.
Bạn có thể hầm thêm chân giò heo, chả Huế, hay chần thịt bò tái, gân bò, chả cua, món bún bò.
Huế với thành phần nguyên liệu rất đa dạng bạn có thể biến đổi tùy theo sở thích của bạn.
Chúc các bạn ngon miệng!
Theo Tapchiamthuc
Bún mọc Thanh Mai: Nét độc đáo của ẩm thực Hà thành
Bún mọc, món ngon đặc trưng Hà thành dường như đã trở thành một phần quen thuộc trong đời sống ẩm thực Sài Gòn. Nó có mặt ở mọi ngóc ngách thành phố này, từ những con đường sầm uất cho đến những ngõ hẻm lao động với đủ khẩu vị và biến thể khác nhau.
Tô bún mọc nổi tiếng Thanh Mai
Người ta cũng thường tranh cãi về việc gọi sao cho đúng cái chữ "mọc" đó. Chỗ gọi là "mọc" vì món này được cho là có xuất xứ từ làng Mọc (Nhân Mục - Nhân Chính), nay là quận Thanh Xuân, Hà Nội. Có người lại cho là "mộc", tức là những viên giò sống vo tròn đặc trưng của tô bún này. Chuyện này thì hạ hồi phân giải, Sài Gòn cũng lắm chỗ để "mộc" hay "mọc" nhưng quan trọng là tô bún có ngon và đặc sắc hay không mà thôi.
Một tô bún mọc ngon luôn đòi hỏi sự tỉ mỉ và hài hòa trong việc kết hợp các loại gia vị với nhau, cũng là sự kết hợp tự nhiên của bún, mọc, sườn non, chả quế, nấm hương và hành. Nước dùng cũng được chuẩn bị rất kỹ, hầm từ xương heo, vớt bọt cho thật trong mà không cần phải nêm nếm quá nhiều. Ngoài ra, nước dùng ngon cũng nhờ vào miếng sườn được ninh kỹ vừa để lấy nước ngọt, vừa cho mềm để khách ăn không bị vất vả.
Nhưng cái cầu kỳ nhất của tô bún lại nằm ở phần "nhân", tức là các loại chả ăn kèm. Hầu hết các loại chả đều làm từ giò sống, tuy nhiên do cách chế biến khác nhau mà tạo ra sự phong phú đến ngạc nhiên của một tô bún mọc. Giò sống mà quết kỹ, gói kín, luộc chín thì thành giò (chả) lụa, nhưng nếu cho vào chút bột quế rồi đem nướng cho rám mặt thì gọi là chả quế. Cũng giò sống mà vắt viên đem đi chiên thì gọi là chả chiên, còn nếu nêm thêm chút tiêu tỏi rồi gói lá chuối hấp cách thủy thì gọi là chả lá. Đặc biệt hơn cả là nếu thêm một chút hành tiêu cùng nấm hương, vo viên rồi cho thẳng vào nồi nước dùng trước khi múc cho khách thì gọi là mọc (hay "mộc" đây?)
Nói về bún mọc ở Sài Gòn, chắc không ai là không biết quán Thanh Mai nằm ngay góc Trương Định - Nguyễn An Ninh sát bên chợ Bến Thành này. Quán đông nghịt từ tờ mờ sáng cho đến quá trưa, trứ danh chỉ với duy nhất một món bún mọc. Tô bún mọc của quán hội tủ đầy đủ các món chả kể trên. Mà lạ thiệt, cũng từ giò sống mà ra mà sao mỗi loại mỗi vị, khi ăn chẳng những không ngán mà còn thấy thú vị trong từng hương vị riêng của mỗi loại chả. Lỡ tô dọn ra mà thiếu một trong những loại trên chắc hản người ăn khó mà chịu nổi. Vị ngọt thanh của chả lụa, thơm lừng của chả quế, vị ngọt nồng của chả lá, và nhất là giòn giòn của mọc hẳn sẽ làm bạn khó mà quên được. Đó là còn chưa kể đến miếng sườn rất ư là mời gọi kia nữa...
Một món ăn, hay đúng hơn là một trải nghiệm ẩm thực Hà thành thú vị giữa long Sài Gòn. Ăn để thấy món chả xứ Bắc đa dạng đến dường nào, để hiểu vì sao bún mọc đã dần dần trở thành một phần quen thuộc trong đời sống ẩm thực Sài Gòn.
Bún mọc Thanh Mai
14 Trương Định, phường Bến Thành, quận 01
Mở cửa: 4h30 sáng đến 2h trưa
Giá: Bún mộc (tô lớn: 40.000đ, tô nhỏ: 35.000đ)
Theo SGAT
[Chế biến] - Bún riêu chay Tô bún thơm, nước dùng ngọt từ củ quả và phần riêu làm bằng đậu phụ, được dùng kèm với các loại rau ăn thanh mát. Nguyên liệu:Phần nồi nước dùng: 2-3 củ cải trắng, 2 quả táo, 1 quả lê; 2-3 bìa đậu phụ tươi1/2 hộp đậu phụ non; 1 thìa canh tương Cự Đà hay tương đậu nành200g thanh cua chay...