[Chế biến]- Bắp bò kho mật mía
Bắp bò kho mật mía có vị thơm, cay của gừng, sả, quế, ớt và vị giòn, ngọt tự nhiên của bắp bò hòa quyện với vị đậm đà, thơm dịu của mật mía là sự kết hợp hoàn hảo cho món ăn ngày thường cũng như các dịp nhà có khách.
Nguyên liệu:
- 1kg bắp bò (chọn loại lõi rùa hay còn gọi là bắp hoa)
- 100g gừng
- 5 củ sả
- 1 miếng quế
- 1 bát mắm ngon
- 1 bát mật mía
- thìa ớt bột.
Cách làm:
Bắp bò rửa sạch, để ráo nước.
Sả đập dập, cắt khúc khoảng 5cm.
Video đang HOT
Quế bẻ vụn. Gừng giã dập. Ở công đoạn này bạn nên dùng cối đá hoặc cối bằng gốm, tránh dùng cối gỗ sẽ làm mất nước cốt của gừng khiến món ăn giảm giá trị.
Trộn đều quế, gừng, sả, ớt bột.
Thêm mắm, mật mía vào trộn đều.
Ướp thịt bò cùng hỗn hợp vừa trộn trong vòng tối thiểu 1 tiếng.
Đặt nồi thịt bò đã ướp lên bếp, đậy vung đun với lửa to đến khi nồi thịt sôi khoảng 10 phút thì bạn tắt bếp, để thịt nguội.
Tiếp tục đun lần 2, trong quá trình đun bạn nhớ đậy vung, thỉnh thoảng lật miếng thịt cho ngấm và đều màu.
Đun đến khi cạn nước là được.
Khi ăn bạn thái lát mỏng, dùng kèm cơm nóng hoặc chấm tương ớt làm món nhậu với bia cũng rất hợp.
Đây là một trong những món ăn nổi tiếng của người dân xứ Nghệ.
Theo PNO
Chè nếp xứ Quảng
Chè nếp là món ăn dân dã, thơm ngon, thường được nấu trong các ngày rằm, mồng một hay ngày Tết Nguyên đán của các gia đình người Quảng (Quảng Nam) quê tôi.
Ảnh minh họa nguồn: Internet
Nấu chè nếp không khó, nhưng để có được một chén chè nếp thơm ngon, ngọt ngào và đậm vị quê, người nội trợ phải có vài bí quyết nhỏ. Chọn loại gạo nếp thơm, hạt tròn đều, vo thật kỹ cho sạch cám, rồi ngâm trong nước lạnh khoảng một giờ. Trút nếp vào nồi, cho nước vừa đủ, nấu trên ngọn lửa nhỏ để hạt nếp nhừ.
Đường nấu chè nếp người dân xứ Quảng quê tôi hay dùng thường là đường bát (thanh), một loại đường làm từ mật mía cô đặc lại. Nấu đường tan chảy rồi dùng túi lọc bỏ các tạp chất, gạn lấy nước trong. Khi hạt nếp nhừ thì cho đường vào, đun tiếp để vị ngọt thấm đều. Nêm thêm chút muối cho nồi chè thêm phần đậm đà. Trong khi nấu, nhớ dùng đũa quậy nhẹ tay để chè không bị bén (dính) đáy nồi và hạt nếp không bị vữa.
Khi nước trong nồi chè cạn, hạt nếp ngấm vị ngọt của đường thì cho thêm một ít gừng già giã nhỏ, quậy đều và tắt bếp. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà người nấu có thể cho thêm một ít tiêu sọ bột vào nồi chè để tăng thêm hương vị.
Chè chín múc ra chén nhỏ, ăn nóng kèm bánh tráng nướng. Vị dẻo thơm của nếp, ngọt của đường, giòn của bánh tráng, cay của gừng quyện lại với nhau thật hấp dẫn. Trong những ngày giao mùa này, giữa tiết trời se lạnh, còn gì thích thú hơn khi được quây quần bên gia đình để thưởng thức những chén chè nếp thơm ngon.
Theo PNO
Thuốc nam chữa các ngộ độc nhẹ Nếu bị ngộ độc sắn, nên uống các "vị thuốc" sau: mật mía, nước đường, nước cốt rau má, nước cốt lá sắn dây. Tốt nhất là trộn đều các thứ trên, uống liên tục thay nước. Các ca ngộ độc nặng phải được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Trường hợp nhẹ có thể dùng các bài thuốc Nam để chữa:...