[Chế biến] – Bánh sừng bò
Làm bánh sừng bò không dễ, nhưng nếu thành công thì lần sau bạn sẽ thấy rất rất bõ công bởi hương vị thơm ngon vô cùng đặc biệt của món bánh này.
Nguyên liệu sau cho 20 – 24 cái:
360ml sữa tươi béo, ấm – khoảng 40 độ C45g đường nâu 1 thìa canh 1/2 thìa cafe men khô (active dry yeast)565 – 675g bột mì 1 thìa canh muối3 thanh bơ nhạt, lạnh, mỗi thanh 11og1 trứng 1 thìa cafe sữa tươi béo, đánh đều để phết lên bánh trước khi nướng, cho bánh vàng và giòn.
Cách làm:
Trộn sữa,đường và men vào trong một cái âu to (nếu có máy nhào bột thì dùng luôn âu của máy), để 5 – 10 phút cho men phát huy tác dụng, tạo thành một khối bọt phồng – nếu không phồng thì, đổ đi, làm lại.
Khi men đã phồng, cho 565g bột mì và muối vào trộn cho đến khi bạn có một hỗn hợp đồng nhất, mịn, mượt – nếu dùng máy thì nhào ở tốc độ thấp (low) khoảng 7 phút.
Đổ hỗn hợp ra mặt phẳng sạch, nhào bằng tay 1 – 2 phút, rắc thêm bột mì trong quá trình nhào cho đỡ dính – chú ý: đảm bảo là bột mịn đều, không bị vón. Khi nhào xong, kéo bột thành hình chữ nhật dày khoảng 4cm, gói vào trong màng bọc thực phẩm và để vào tủ lạnh 1 giờ.
Sau khi bột đã được để lạnh 1 giờ, đặt ba thanh bơ cạnh nhau, dùng dụng cụ cán bột ấn xuống cho mềm ra, sau đó đặt giữa hai cái khăn hoặc hai miếng nylon bọc thực phẩm, tiếp tục vừa ấn vừa lăn để tạo thành một khối hình chữ nhật có kích cỡ khoảng 15cm x 20cm. Gói vào màng bọc thực phẩm rồi để vào tủ lạnh.
Lấy bột ra, đặt trên bề mặt đã rắc sẵn bột mì cho khỏi dính. Dùng tay kéo (đặc biệt là các cạnh) để tạo thành hình chữ nhật có kích cỡ 25cm x 40cm.
Video đang HOT
Đặt bơ ở bước 4, vào giữa, gói lại như gập một lá thư.
Dùng cây lăn bột ấn đều xuống, rồi cán thành hình chữ nhật to như trước khi gói(tức khoảng 25cm x 40cm).
Tiếp tục gập hai đầu lại thành hình chữ nhật 25cm x 13cm. Gói trong màng bọc thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh để 1 giờ.
Lặp lại bước trên thêm 3 lần nữa, tổng là 4 lần gập. Sau lần thứ 4, lần cuối cùng, gói bột vào trong màng bọc thực phẩm rồi để trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 – 12 giờ, không lâu hơn. Bạn cũng thể thử với 6 giờ nếu quá vội.
Cán bột thành hình chữ nhật dài và mỏng, tầm 50cm x 80cm, nếu bề mặt của bạn hẹp thì bạn chia khối bột ra và làm 2 – 3 lần. Dùng dụng cụ cắt pizza hoặc dao để cắt bột thành những hình tam giác cân. Khía một đường nhỏ ở cạnh đáy, cuộn lại, bắt đầu từ cạnh đáy.
Đặt bánh vào khay nướng, cách nhau khoảng 5 – 7cm, phủ một cái khăn lên trên và để ở nơi ấm áp tầm 1 – 2 giờ cho bánh nở. Phết hỗn hợp trứng sữa lên bánh rồi cho vào lò đã bật sẵn ở 230 độ C – tức là trước khi cho bánh vào, nhiệt độ ở trong lò đã ở mức đó, tùy theo lò mà thời gian làm nóng lò từ 10 – 20 phút – nướng khoảng 12 – 14 phút hoặc đến khi bánh có màu vàng ruộm đẹp mắt là được.
Nếu muốn làm bánh sừng bò nhân chocolate thì ở bước 5 bạn đặt vào giữa một miếng chocolate trước khi cuộn bánh. Làm tương tự với các loại nhân khác như mứt hay bơ lạc…
Bánh sừng bò mới làm thơm lừng mùi bơ, vỏ giòn tan, lõi chia làm nhiều lớp mềm béo hấp dẫn. Tôi thích nhất là bóc từng lớp bánh, thả vào miệng, ngồi lọt thỏm vào ghế sofa mà nhâm nhi. Làm bánh sừng bò không dễ, lại mất tới 14 tiếng đồng hồ, dù có thể giảm xuống thành 10 tiếng thì vẫn quá lâu so với việc làm các món bánh thông thường khác nhưng nếu thành công thì lần sau bạn sẽ thấy rất rất bõ công. Nhất là khi thật khó khăn để mua được bánh sừng bò mới, thì ngóng bánh ra lò sẽ là một việc vô cùng thú vị, như chờ điện thoại của “ai đó” mà bạn mong từ lâu.
Chúc bạn thành công và có món bánh sừng bò thật ngon nhé!
Theo Afamily
Cuộc hành trình thú vị của chiếc bánh Croissant
Chiếc bánh Croissant (bánh sừng bò) nhỏ nhắn của nước Pháp lại mang trong mình một câu chuyện cực kỳ thú vị.
Nhắc đến chiếc bánh Croissant (hay còn gọi là bánh sừng bò), chúng ta sẽ nghĩ ngay đến thủ đô Paris hoa lệ. Nhưng ít ai biết rằng, nước Áo mới là vùng đất khai sinh ra món bánh nổi tiếng này, và hành trình từ nước Áo sang đất Pháp của Croissant cũng thú vị và li kì không kém bất kì câu chuyện lịch sử nào.
Croissant - Phần thưởng cho người anh hùng
Câu chuyện về chiếc bánh sừng bò đã thú vị ngay từ nguồn gốc ra đời. Chuyện kể rằng, vào những năm 1683, khi cuộc chiến giữa Áo và Thổ Nhĩ Kì đang trong giai đoạn quyết liệt nhất, vào đêm nọ, có một người thợ làm bánh đã nghe thấy những tiếng khoan đục kì lạ ở dưới mặt đất. Không ngần ngại, anh đã thông báo việc này cho quân đội nước Áo, từ đó kịp thời ngăn chặn hành động đào đường hầm tiến vào thủ đô Vienna của Thổ Nhĩ Kì, tạo tiền đề cho chiến thắng của nước Áo sau đó.
Người thợ làm bánh được ban thưởng, nhưng điều duy nhất anh muốn lại chỉ là được nướng một mẻ bánh thật ngon để ăn mừng chiến thắng nước nhà. Vậy là Kipferl - tiền thân của bánh Croissant đã ra đời.
Kipferl có thành phần và cách chế biến rất giống Croissant, nhưng hình dáng lại đơn giản hơn.
Kipferl mô phỏng hình trăng lưỡi liềm, đồng thời cũng là quốc hiệu của Thổ Nhĩ Kì, nhằm nhắc nhở người Áo về kẻ thù đáng gờm một thời. Bánh Kipferl là món bánh truyền thống ưa thích của người Áo, đến năm 1770 khi Công chúa nước Áo Marie Antoinette kết hôn với Thái tử nước Pháp, chiếc bánh mặt trăng mới du nhập tới kinh đô Paris phồn hoa và chuyển mình thành chiếc bánh Croissant.
Năm 1920, Croissant chính thức trở thành bánh của người Pháp.
Bánh Croissant Pháp ngày nay đã được đa dạng và cầu kì hóa
Đến câu chuyện về nàng Thái tử phi kiêu hãnh
Marie Antoinette chắc chắn là người có công đem chiếc bánh lưỡi liềm ra khỏi khuôn khổ nước Áo và phổ biến nó khắp Châu Âu, nhưng những giai thoại về mĩ nhân người Áo cùng món bánh ưa thích của nàng lại có vô vàn dị bản, muôn màu muôn vẻ.
Marie Antoinette có công đem chiếc bánh Croissant đến với nước Pháp
Có chuyện kể rằng công chúa Marie về làm dâu nước Pháp khi mới 14 tuổi, và thứ mà nàng Thái tử phi nhỏ tuổi nhớ nhất khi nghĩ về quê hương là món bánh giản dị có hình lưỡi liềm. Từ đó, để chiều lòng nàng, các đầu bếp nước Pháp đã mô phỏng lại bánh Kipferl, nhưng với hình dáng cầu kì bắt mắt hơn để phù hợp với bàn ăn hoàng gia, và từ đấy Croissant ra đời.
Tương truyền rằng, "bữa ăn bí mật" của Thái tử phi chỉ bao gồm bánh sừng bò và cà phê.
Dù là giai thoại nào đi chăng nữa, cũng không thể không nhắc đến Marie Antoinette như một nhân tố quan trọng trong cuộc hành trình của chiếc bánh Croissant, là biểu tượng của lòng tự tôn dân tộc ở một Công chúa, Thái tử phi, và sau này là Hoàng hậu.
Croissant - Giá trị của sự giản dị
Về cơ bản, Croissant chỉ là món bánh ăn sáng rất một mạc được làm từ pâte feuilletée (bột xốp tạo bởi bột mì, men, bơ, sữa và muối). Bánh đơn giản, không có nhân, nhưng chính sự không đặc ruột đó lại chứng tỏ chất lượng men bánh tuyệt hảo. Hiện nay ở Áo và Ý, Croissant vẫn giữ nguyên tính chất truyền thống này, bởi họ cho rằng sự nhẹ nhàng giản dị của bánh Croissant cực kì phù hợp cho bữa sáng.
Croissant truyền thống không có nhân, không đặc ruột, được dùng như bánh mì
Khi du nhập sang Pháp, Croissant ít nhiều mang ảnh hưởng tính cầu kì của ẩm thực đất nước này. Croissant Pháp có thể có nhân chocolate, mứt, nho khô hoặc kem bơ mềm óng như bánh su kem. Thậm chí ở một số vùng, người ta còn làm nhân trái cây hoặc nhân mặn cho bánh sừng bò
Croissant nhân chocolate cho người hảo ngọt
Bánh Croissant phủ hạnh nhân
Song dù mang phong cách truyền thống hay hiện đại, tối giản hay cầu kì hóa, chiếc bánh sừng bò cũng không mất đi hương vị thanh nhã, ngọt dịu đặc trưng của mình. Chính sự đơn giản trong hình thức lẫn hương vị ấy mà chiếc bánh Croissant vẫn luôn được yêu thích trong bữa sáng của người Châu Âu, như một cách đón chào ngày mới thật thanh đạm, nhẹ nhàng mà vẫn đầy hứng khởi.
Hiếm có chiếc bánh nào mang trong mình một câu chuyện li kì như Croissant - ra đời bởi một chiến công vệ quốc, du hành khắp Châu Âu theo nàng công chúa xinh đẹp và cá tính Marie Antoinette, rồi phát triển và biến hóa thành món tráng miệng tuyệt hảo ở ngay thủ đô Paris tráng lệ.
Đọc lại câu chuyện về Croissant, ta thích thú nhận ra rằng món ăn nói riêng và ẩm thực nói chung có mối liên hệ sâu sắc với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, với các thăng trầm trong lịch sự. Ẩm thực không chỉ gói gọn trong nhu cầu ăn ngon mặc đẹp của con người, mà còn phản ánh một cách tinh tế và khéo léo một xã hội trong từng thời điểm lịch sử khác nhau.
Theo Kenh14
Bún riêu cua Hà Nội: món ăn sáng lý tưởng Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, và cũng là cách tuyệt vời để tìm hiểu nền văn hóa của một đất nước. Dưới đây là 10 gợi ý nạp năng lượng bắt đầu ngày mới trên toàn cầu với sự góp mặt của bún riêu cua Hà Nội, trích từ cuốn sách Food lover's guide to the world vừa...