[Chế biến] – Bánh nấm Michel Roux
Sau đây là công thức bánh nấm mang hương vị Pháp của Michel Roux được rất nhiều người yêu thích:
Nguyên liệu
- 260g bột bánh ngọt nhão (bột làm bánh bông lan), đã được làm lạnh trong tủ lạnh
- 500 g nấm, rửa sạch, thái nhỏ
- 60 g bơ
- 250 g đậu Hà Lan tươi
- 200 ml kem double cream
- 25 g lá bạc hà tươi, xắt nhỏ
- 1 quả trứng
- 2 lòng đỏ trứng
- Muối và hạt tiêu
Cách làm:
- Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 190oC.
- Nặn vỏ bánh dày khoảng 3mm và vừa với khuôn nướng có đường kính 20cm.
- Dùng dĩa đâm thủng bề mặt vỏ bánh. Đặt miếng giấy nướng lên trên vỏ bánh để bánh không bị phồng khi nướng. Nướng bánh trong vòng 20 phút. Sau đó bỏ giấy nướng và nướng thêm 5 phút. Cho khay vỏ bánh ra khỏi lò nướng, đặt sang một bên.
Video đang HOT
- Tăng nhiệt độ lò nướng lên 200oC.
- Nấm thái đôi rồi cho vào xào trong bơ đến khi nấm ra nước.
- Chắt bỏ nước rồi để nấm nguội.
- Cho nấm và đậu Hà Lan trên vỏ bánh.
- Cho kem và lá bạc hà vào nồi, đun nóng ở nhiệt độ thấp.
- Đánh đều kem, trứng, lòng đỏ trứng, muối, hạt tiêu lên với nhau.
- Tiếp tục cho hỗn hợp kem trứng vào. Bạn có thể bỏ lá bạc hà ra hoặc giữ lại cũng được.
- Nướng bánh trong vòng 15 phút rồi giảm nhiệt xuống còn khoảng 180oC, nướng tiếp từ 15 – 20 phút nữa thì bánh chín. Để chắc chắn bạn có thể sử dụng một que xiên, xiên thử vào giữa bánh thấy xiên khô và sạch là được.
- Để nguội bánh 5 phút trước khi thưởng thức.
Theo eva
Những loại bánh ngon có tên lạ
Xứ Huế có loại bánh nghe tên kỳ lạ mà ăn rất ngon như bánh ít, bánh ướt, bánh nậm...
1. Bánh ít, ram
Không ai biết vì sao cái tên bánh là "ít", phải chăng vì cái bánh nhỏ, làm bằng một dúm bột tẻo teo! Bánh ít đem chiên (người Huế gọi là ram) sẽ trở thành bánh ram. Hai thứ bánh ít, ram này ăn kèm với nhau, gọi chung là bánh ít ram.
Bánh ít được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo nếp, bột đậu xanh và bột tôm, thường được ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Phải chọn gạo nếp chuẩn, xay bằng nước mịn, lọc lấy phần tinh. Đậu xanh hấp chín, xát nhuyễn làm nhân. Nhồi bột nhuyễn, bắt đầu vo viên nhỏ thành những chiếc bánh bột nếp, bên trong là nhân đậu xanh, sau đó hấp trong vòng 20 phút.
Đến phần bánh ram, người ta dùng loại vỏ bột nếp dẻo ấy bọc nhân tôm, thịt (đã xào với dầu, nước mắm, hành tỏi), sau đó đem ram (chiên). Khi chiên lên màu của bánh ram giòn vàng. Lúc bày ra đĩa, đặt bánh ram trên bánh ít, rắt lên những chiếc bánh một lớp bột tôm (đã chấy). Bánh ram, ít được ăn với nước chấm chua ngọt.
2. Bánh ướt
Tên là bánh ướt nhưng nó mềm, dịu chứ không ướt tí nào. Bánh được chế biến bằng bột gạo, hình tròn, mỏng, có bán sẵn ở chợ. Rất đơn giản, có thể làm bánh ướt không nhân, chấm với nước mắm ớt chanh tỏi. Cầu kỳ hơn, còn các món khác như: bánh ướt tôm chấy, bánh ướt thịt nướng, bánh ướt thịt lợn... Mỗi món cần có một thứ nước chấm được pha chế khác nhau.
Bánh ướt tôm ăn với nước mắm chanh tỏi. Thường lúc nấu tôm, lấy bớt một ít nước tôm hòa với nước mắm để có vị ngọt thanh hơn. Bánh ướt thịt lợn thì chấm với nước mắm ớt, chanh, tỏi thật cay.
Còn bánh ướt thịt nướng thì chấm với nước tương. Cách làm nước tương rất tỉ mỉ: gan lợn bằm nhỏ, tỏi giã nhỏ, mè rang chín. Cho vài muỗng dầu ăn vào chảo bắc lên bếp, dầu sôi cho tỏi vào, rồi đổ thêm tương, gan, mè, đường... để sôi một lát cho thấm là ăn được.
3. Bánh nậm
"Nậm" - một cái tên thật kỳ lạ, chẳng thể cắt nghĩa. Bánh nậm làm bằng bột gạo, nhân tôm và gói bằng lá dong. Bột gạo hòa tan với nước, nêm thêm bột ngọt, muối, bắc lên bếp khuấy đều. Khi bột đã nhuyễn và dẻo lấy muỗng trải ra tấm lá dong, bột có màu trắng, dẻo. Sau đó rắc lên mặt bánh một lớp nhân tôm, thịt (bánh chay thì dùng nhân đậu xanh). Gói bánh lại đem hấp khoảng 10 phút. Bánh nậm chấm với nước mắm mặn, ớt cay.
Bài và ảnh Vũ Hảo
Theo VNE
Hấp dẫn bánh khoái Huế Có những nét tương đồng như bánh xèo của người miền Nam nhưng bánh khoái của xứ Huế khi ăn có hương vị đặc trưng hơn. Bánh không chỉ hấp dẫn người thưởng thức ở cách pha bột khéo mà còn lạ miệng hơn nhờ có chén nước chấm cầu kỳ, tinh tế. Là vùng đất hội tụ của vua chúa, quan lại...