[Chế biến]-Bánh khoai
Khoai chín ăn nóng sẽ thấy rất giòn, cắn 1 miếng hương thơm hòa quyện, vị béo ngọt bùi của khoai sẽ khiến bạn không thể quên.
Nguyên liệu:
1 củ khoai lang vàng to
1 chén bột gạo
1,5 chén bột mì
Sữa hoặc nước cốt dừa (không đong sẵn mà đổ từ từ vào bột)
1 chén đường (nếu thích nhạt bạn có thể cho ít lại).
Nguyên liệu trong bài dùng chén ăn cơm để đong, bạn có thể đong bằng dụng cụ khác theo tỉ lệ tương tự nhé!
Cách làm:
Rây lẫn bột mì và bột gạo đến khi bột thật mịn. chú ý nếu bạn không thích bánh cứng, giòn nhiều thì nên bớt lượng bột gạo lại và cho bột mì nhiều hơn một chút.
Video đang HOT
Sau khi có hỗn hợp bột mịn, bạn thêm sữa tươi hoặc nước cốt dừa vào (nếu bạn thích béo nhiều thì dùng nước cốt dừa), quậy hỗn hợp cho đều, thêm sữa đến khi bạn có hỗn hợp sệt vừa phải, không quá lỏng, không quá đặc tùy độ hút nước của bột ở từng vùng khác nhau nên gia giảm cho phù hợp.
Cho đường vào hỗn hợp bột, khuấy đều để đường tan hết.
Khoai gọt vỏ sạch, cắt khoanh vừa ăn, ngâm vào nước lạnh giúp khoai không bị thâm.
Cho từ từ khoai vào bột.
Làm nóng chảo trên bếp, cho ăn ngập nửa chảo, dùng muỗng múc từng miếng cả bột lẫn khoai, khi dầu sôi bạn thả khoai vào chiên, trở đều để khoai chín vàng 2 mặt.
Khoai lang là món dễ ăn lại cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, vì vậy khi mua được khoai ngon mình thường chế biến rất nhiều món như cà ri, bánh tôm, khoai nướng… nhưng vẫn nhớ cái vị ngon của món bánh khoai chiên bột cái vị của tuổi thơ đầu trần chạy giữa trời nắng đến cuối hẻm mua bánh khoai chiên, mắt thì háo hức chăm chăm vào chảo khoai trên bếp lửa, mũi thì hít hà hương vị. Bánh đôi khi bọc trong giấy báo còn nóng hổi, vừa cắn vừa xuýt xoa, nghe vị ngọt thơm thấm vào tận lưỡi.
Theo MASK
Lạ miệng bún nghệ xứ Huế
Vài năm trở lại đây bún nghệ xứ Huế được coi là một đặc sản, thu hút nhiều sự chú ý của nhiều du khách bên cạnh những món ăn đã trở thành thương hiệu như bánh bèo, bánh xèo, bánh khoái...
Bún nghệ chế biến đơn giản nhưng để có được bát bún ngon thì đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo của người chế biến trong việc chọn nguyên liệu, chế biến và kết hợp các nguyên liệu với nhau.
Cũng như các loại bún khác, bún nghệ có nét riêng là được tạo nên từ nguyên liệu chính là bún và nghệ tươi, bún được xào lẫn với lòng lợn, tim hoặc cật (nhưng ngon và được nhiều người yêu thích nhất vẫn là xào với lòng non), xào khan mà không cho nhiều nước như các loại khác, nhưng khi ăn vẫn sẽ cảm thấy vị béo ngậy của mỡ, nghệ và tươi.
Món bún nghệ hấp dẫn, chỉ nhìn thôi đã thèm. Ảnh: Afamily.
Muốn bún nghệ ngon thì phải chọn loại bún sợi trắng, dẻo; nghệ phải chọn những củ tươi, già, bóng thì nghệ mới vàng sẫm; lòng heo phải chọn được những đoạn ngon, không đắng, không dai và làm sạch; cùng với các loại gia vị như hột tiêu, ớt, rau răm, hành lá. Bún rối cắt ra cho bớt dài, nhưng không nên cắt ngắn quá bún dễ bị vụn, món ăn sẽ không hấp dẫn.
Nghệ tươi gọt sạch vỏ, rửa sạch cho vào cối giã hoặc dùng dao đập dập và băm nhỏ vừa phải rồi cho ra bát. Lòng lợn ngâm và sát sạch với muối, thái đoạn nhỏ vừa ăn, rau răm nhặt bỏ cuống, ớt thái nhỏ.
Chuẩn bị nguyên liệu xong thì tiến hành chế biến. Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho nghệ vào phi thơm và đổ bún vào đảo thật đều tay, nhanh để bún khô không bị cháy, nêm một chút gia vị vào bún và múc ra tô lớn. Tiếp đó cho hành tím vào phi thơm, đổ lòng lợn vào xào với tiêu, ớt, nêm gia vị và một chút nghệ (khi xào lòng có thể cho bột nghệ để lòng có màu vàng hấp dẫn).
Khi chuẩn bị ăn mới cho bún vào tô, để lòng xào lên trên, cho chút rau răm thái nhỏ lên trên và thưởng thức với một chút tương ớt. Bún nghệ dân dã nhưng có hương vị độc đáo. Đó là sự kết hợp của vị béo béo, ngọt ngọt của lòng lợn, vị ngậy ngậy và mùi thơm của nghệ, hột tiêu, vị vay đặc trưng của ớt và hương thơm hấp dẫn của rau răm, đặc biệt những sợi bún vàng ươm, óng, mọng.
Bát bún nghệ chỉ mới nhìn thôi đã thèm. Nếu thưởng thức bún nghệ bạn sẽ nhận ra hương vị thơm ngon hấp dẫn đặc trưng của xứ Huế. Bún nghệ đã góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho con người của xứ xở mộng mơ và thu hút ngày càng nhiều du khách tới tham quan.
Theo LĐO
Trải nghiệm mới với bánh xèo Nha Trang Điểm nhấn của bánh chính là những con mực trứng sữa. Đây là thành phần chính của bánh nên mực phải chọn những con thật tươi ngon vừa mang từ biển về. Không như bánh xèo miền Trung thường thấy ở các vỉa hè Sài Gòn có nguồn gốc bánh khoái ở Huế thường được đổ bằng khuôn sắt, bánh xèo Nha Trang...