[Chế biến] – Bánh gạo kèm tôm, bơ
Món này khá lạ miệng nhưng nguyên liệu thì hết sức gần gũi, bạn có thể thử món khai vị đầy hấp dẫn này trong các bữa ăn.
Nguyên liệu:
1 nhánh hành lá, chỉ lấy phần xanh
1 muỗng xì dầu
2 thìa cà phê hạt vừng
1 thìa cà phê mù tạt wasabi (hoặc hơn)
1/4 thìa cà phê dầu hạt vừng, muối và tiêu đen tươi xay
Video đang HOT
230g tôm đã luộc chín, bóc vỏ, bỏ ruột và băm nhỏ
1/2 thân hành lá, thái nhỏ
1/4 quả ớt chuông đỏ, thái nhỏ
2 quả bơ chín, quả chanh tươi ép lấy nước
24 cái bánh gạo
Cách làm:
- Trong một cái bát, cho một nắm đá viên và nước lạnh vào. Với một chiếc dao nhỏ, sắc, cắt hành lá tươi thành các đoạn dài 3 inches. Sau đó, cắt dọc các đoạn đó thành những dải mỏng, càng mỏng càng tốt (tham khảo cách làm hành lá xoăn tít). Cho hành đã cắt vào nước lạnh. Để sang một bên và tiếp tục các phần khác của công thức.
- Trong một cái bát khác, đánh xì dầu, dầu vừng, mù tạt, hạt vừng, muối và tiêu với nhau. Cho tôm, hành tươi và ớt đỏ vào rồi đảo đều. Cắt đôi quả bơ theo chiều dọc, loại bỏ hạt và vỏ rồi để vào một cái bát khác. Cho nước chanh tươi vào rồi dùng dĩa đánh tan bơ.
- Cho bơ lên trên các miếng bánh gạo. Tiếp tục cho lên trên đó một thìa đầy hỗn hợp tôm mù tạt đã đánh ở trên. Trang trí với hành lá đã chế biến ở bước đầu tiên.
Theo MNMN
[Chế biến] - Bánh gạo Ketupat
Ketupat là loại bánh gạo hàng ngày có thể bắt gặp tại nhiều nước Đông Nam Á.
Tại Indonesia, Brunei, Singapore, Malaysia và Philippines mỗi ngày, trên mọi con phố, chiếc bánh gạo Ketupat được bán ngay trong các nhà hàng sang trọng, trên những cửa hàng bán đồ ăn trên phố, bến xe, tiệm tạp hóa bình dân hay được những người bán rong bê cả chục chiếc trên đầu và mang đi khắp các phố xa gần.
Ketupat được nấu theo nhiều cách khác nhau tùy vào loại gạo, tuy nhiên hai loại phổ biến nhất là ketupat nasi và ketupat pulut. Ketupat nasi được làm từ gạo tẻ và được bao trong lá dừa tạo thành hình vuông còn ketupat pulut làm từ gạo nếp và thường được bao trong một hình tam giác bằng cách sử dụng lá cọ licuala. Ngoài ra, gạo nếp còn được nấu chung với đậu xanh, đậu đen tạo nên món xôi dẻo thơm. Ketupat đạm bạc được mua ăn vào buổi trưa, thường được ăn với rendang (một loại cà-ri thịt bò khô), sate (một loại thịt nướng) hoặc phục vụ như một thứ cơm ăn kèm cùng với những món khác.
Ketupat là món ăn bất kể sang giàu. Những người dân nghèo thường mua loại bánh giá rẻ được bán rong ngay trên hè phố và ăn bánh gạo "chay" qua bữa hay cùng một xiên thịt nướng. Trong khi đó, giới công chức văn phòng mua tại các cửa hàng chuyên bán bánh gạo, rồi cắt nhỏ bánh ăn kèm các món thức ăn mang theo. Trong bữa cơm của người giàu, chiếc bánh gạo được dùng bằng chất gạo ngon, bày đẹp trên đĩa cùng nhiều món đồ ăn khác.
Ketupat được những cư dân miền biển Indonesia sáng tạo ra để có thể mang theo làm lương thực trong các chuyến đi biển dài ngày với gạo và lá dừa có sẵn trên khắp đảo. Do được bao gói bằng lá dừa theo những hình vuông hay tam giác nên Ketupat có thể treo lên để trong một thời gian dài. Chiếc bánh gạo tiện lợi giống như bánh mỳ vậy, có thể ăn giữa bữa, ăn sáng hoặc chống đói ban đêm. Chiếc bánh gạo có thể để được rất lâu mà vẫn giữ được nguyên vị thơm ngon.
Trong lễ hội Idul Fitri ở Indonesia, ketupat thường được dùng với cà-ri gà và nước tương đặc trưng. Với người Philippines, ketupat được sử dụng như một thứ thức ăn nhanh tiện lợi. Tại Malaysia, ketupat pulut còn được gọi là "ketupat daun palas". Ở Indonesia, ketupat đôi khi được luộc cùng với nước cốt dừa và một số loại gia vị để tăng kích thích vị giác.
Một chiếc bánh gạo ăn cho bữa trưa là lựa chọn rất được những vị khách du lịch bụi ưa chuộng, vì chúng tiện ích, vừa túi tiền, dễ ăn và dễ tìm.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Trứng thập cẩm trong suốt Món trứng trong veo, nhìn rõ cả những nguyên liệu xanh đỏ bên trong vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt. Nguyên liệu:2 lạng thịt gà; Ớt chuôngNgô ngọt; Gia vịBột galetin7 quả trứng gà; Rau thơm Cách làm: Bước 1:Ớt chuông đem rửa sạch, thái nhỏ. Thịt gà sau khi luộc xong, thái nhỏ thành từng miếng như hạt lựu. Sau đó bắc...