Cháy tại nhà máy sản xuất pin xe điện ở Trung Quốc
Một nhà máy thuộc công ty sản xuất pin CATL của Trung Quốc đã xảy ra hỏa hoạn trong ngày 29/9, tuy nhiên chưa rõ mức độ thiệt hại trong vụ việc này.
CATL là công ty chuyên cung cấp pin cho các nhà sản xuất xe điện, trong đó có Tesla. Nhà máy gặp sự cố được đặt tại thành phố ven biển Ninh Đức (Ningde) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian), miền Đông Trung Quốc.
Sau khi nhận thông tin về vụ cháy vào khoảng 11h30 sáng, giờ địa phương, lực lượng cứu hỏa đã có mặt tại nhà máy và tiến hành sơ tán những người có mặt trong khuôn viên nhà máy rộng 15.000m2.
Công ty CATL thành lập năm 2011, là nơi sản xuất hơn 1/3 các loại pin xe điện cung cấp cho các hãng xe trên toàn thế giới, trong đó có Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Toyota, Honda và Hyundai.
Sự 'biến hình' của những cơn bão
Một nghiên cứu khoa học chung công bố ngày 31/7 cho biết các cơn bão ở Đông Nam Á đang hình thành gần bờ biển hơn, mạnh lên nhanh hơn và kéo dài hơn trên đất liền do biến đổi khí hậu.
Sóng lớn xô vào bờ biển trước bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 25/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore và Đại học Rowan và Đại học Pennsylvania ở Mỹ đã phân tích hơn 64.000 cơn bão trong lịch sử lẫn trong tương lai được mô hình hóa từ thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 21 để đưa ra những phát hiện này.
Được công bố trên tạp chí đối tác của "Nature" là "Climate and Atmospheric Science", nghiên cứu nêu bật những thay đổi đáng kể trong hành vi của các cơn bão nhiệt đới ở Đông Nam Á. Bên cạnh việc hình thành gần bờ biển hơn, các cơn bão còn di chuyển chậm hơn trên đất liền, gia tăng nguy cơ gây hại. Nghiên cứu nhấn mạnh các cộng đồng và thành phố ven biển như Hải Phòng hay thủ đô Bangkok của Thái Lan đang đối mặt với những mối đe dọa chưa từng có từ các cơn bão kéo dài và mạnh hơn.
Biến đổi khí hậu, với sự nóng lên của đại dương, đã tác động trực tiếp đến quỹ đạo của các cơn bão. Khi di chuyển qua vùng biển ấm hơn, các cơn bão thu hút nhiều hơi nước và nhiệt lượng hơn, dẫn đến gió mạnh hơn, mưa lớn hơn và lũ lụt nghiêm trọng khi đổ bộ vào đất liền. Đây là cảnh báo của Tiến sĩ Benjamin Horton, Giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore thuộc Đại học Công nghệ Nanyang.
Những khu vực đông dân cư dọc bờ biển Đông Nam Á đang là điểm nóng chịu tác động nặng nề nhất. Theo Tiến sĩ Andra Garner, tác giả chính của nghiên cứu, con người cần hành động ngay trên hai mặt trận. Thứ nhất, giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính để hạn chế tác động của các cơn bão trong tương lai. Thứ hai, tăng cường bảo vệ bờ biển trước những tác động ngày càng nghiêm trọng của bão.
Tuần trước, mưa lớn từ bão Gaemi đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở thủ đô Manila của Philippines và thành phố Cao Hùng ở Đài Loan (Trung Quốc).
Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công Đài Loan trong 8 năm qua, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Ở Philippines, bão lũ cũng đã khiến ít nhất 30 người thiệt mạng.
Bão Gaemi ảnh hưởng đến hơn 620.000 người ở tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) Giới chức tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc, cho biết tính đến 6 giờ sáng 26/7 (giờ địa phương), bão Gaemi, cơn bão thứ ba trong năm nay, đã gây ảnh hưởng đến 628.600 người ở tỉnh này. Sóng lớn xô vào bờ biển trước bão Gaemi tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 25/7. Ảnh: THX/TTXVN Với sức gió mạnh nhất...