“Cháy” tài khoản trong phiên đáo hạn chứng khoán phái sinh
Dấu hiệu “làm giá” chứng khoán phái sinh xuất hiện rõ nét trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa ngày 21/5 vừa qua, khi hợp đồng tương lai chỉ số VN30 kỳ hạn 1 tháng (mã VN30F2005) đáo hạn với giá đóng cửa đột ngột tăng trần, bỏ xa chỉ số cơ sở, khiến một số nhà đầu tư lãi lớn, còn một số nhà đầu tư khác bị “cháy” tài khoản.
Trước khi bước vào phiên giao dịch khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC) ngày 21/5, giá hợp đồng tương lai kỳ hạn 1 tháng dao động quanh mức tham chiếu 807,5 điểm, tiếp tục bám khá sát chỉ số cơ sở VN30.
Bởi lẽ, đây là phiên giao dịch cuối cùng của hợp đồng này, những ai không đóng vị thế mà duy trì cho đến cuối phiên thì theo quy định, cơ sở để thanh toán lãi – lỗ sẽ là mức giá đóng cửa của VN30. Diễn biến giá chứng khoán phái sinh trong phiên ATC cũng vậy, bám sát biến động giá của các mã cổ phiếu trong VN30.
Thực tế giao dịch trong những phiên hợp đồng tương lai đáo hạn cho thấy, các nhà đầu tư phái sinh theo dõi rất sát sao biến động giá trên thị trường cơ sở để có giải pháp ứng phó kịp thời, đặc biệt là trong đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa.
Cụ thể, nếu giá phái sinh đóng cửa ở mức cao hơn VN30 thì mở vị thế bán trong phiên ATC sẽ lãi, mở vị thế mua sẽ lỗ; ngược lại, giá phái sinh đóng cửa ở mức thấp hơn VN30 thì mở vị thế mua trong phiên ATC sẽ lãi.
Với nhà đầu tư đã mở vị thế mua trước khi phiên ATC diễn ra, họ sẽ duy trì vị thế nếu dự đoán VN30 sẽ tăng, hoặc đóng vị thế trong phiên ATC khi thấy giá phái sinh dự kiến khớp ở mức cao hơn VN30.
Còn nhà đầu tư đã mở vị thế bán trước khi phiên ATC diễn ra, họ sẽ duy trì vị thế nếu dự đoán VN30 sẽ giảm, hoặc quyết định đóng vị thế trong phiên ATC bằng cách giao dịch đối ứng (tức đặt lệnh mua) khi thấy giá phái sinh dự kiến khớp ở mức thấp hơn VN30.
Các toan tính của cả bên mua và bên bán nhằm có cơ hội hưởng lợi và hạn chế thiệt hại vô hình trung giúp thị trường cân bằng, giá phái sinh trong phiên đáo hạn và chỉ số cơ sở chênh lệch nhau rất ít, phổ biến quanh mức 1 điểm.
Vậy nhưng, trong phút cuối cùng của phiên giao dịch ngày 21/5, lệnh mua tại giá khớp lệnh (ATC) cũng như lệnh mua giá trần bất ngờ đổ vào sàn phái sinh, khiến giá hợp đồng tương lai đáo hạn trong phiên này vọt tăng, đóng cửa tại mức trần, đạt 864 điểm, cao hơn 48,45 điểm so với mức giá đóng cửa của VN30 (815,55 điểm).
Trong khi đó, VN30 đóng cửa ở mức cao nhất phiên, nhưng cũng chỉ tăng hơn 12 điểm so với cuối phiên 20/5.
Theo đó, với các nhà đầu tư mở vị thế mua trong phiên ATC, mức lỗ đến từ sự chênh lệch giữa giá phái sinh và chỉ số cơ sở là 4,845 triệu đồng/hợp đồng (1 điểm tương đương 100.000 đồng), còn bên mở vị thế bán trong phiên ATC có mức lãi tương ứng.
Thông thường, rất ít nhà đầu tư thực hiện mở mới vị thế trong phiên ATC, mà đa số lệnh được khớp trong phiên này là của các nhà đầu tư muốn hiện thực hóa lợi nhuận hoặc cắt lỗ.
Vì thế, mức lãi hay lỗ 4,845 triệu đồng/hợp đồng đến từ việc giá phái sinh cao hơn 48,45 điểm so với chỉ số VN30 chủ yếu là của các nhà đầu tư mở vị thế mua/bán từ trước.
Mức lãi/lỗ trong phiên 21/5 của nhà đầu tư có thể lớn hơn, vì mức giá phái sinh khi đóng cửa cao hơn 56,5 điểm so với giá tham chiếu cũng như so với các mức giá giao dịch trước khi bước vào phiên ATC.
Theo thống kê, khối lượng giao dịch của mã phái sinh VN30F2005 đáo hạn ngày 21/5 tính riêng trong phiên ATC là hơn 3.600 hợp đồng.
Như vậy, giá trị chênh lệch so với VN30 là gần 17,5 tỷ đồng (3.603 hợp đồng x 4,845 triệu đồng). ối với các nhà đầu tư mở vị thế mua/bán trước khi đợt ATC diễn ra và duy trì vị thế cho đến hết phiên giao dịch thì mức lãi/lỗ được tính dựa trên chỉ số VN30 lúc đóng cửa (815,55 điểm).
Video đang HOT
Trong đó, so với cuối phiên 20/5, mức lãi/lỗ chỉ là 0,805 triệu đồng/hợp đồng (VN30 đóng cửa phiên 21/5 cao hơn 8,05 điểm so với giá tham chiếu của mã VN30F2005).
Trong phiên ATC ngày 21/5, trên thị trường cơ sở có một số cổ phiếu tăng giá mạnh, nhất là nhóm ngân hàng, trong đó mã EIB và HDB tăng trần, khiến thị trường phái sinh tăng theo.
Tuy nhiên, mức tăng của chỉ số VN30 không lớn, trong khi giá hợp đồng tương lai VN30F2005 tăng trần vào thời điểm cuối phiên, dù đây là phiên đáo hạn, mức lãi/lỗ được tính theo VN30, nên có các ý kiến cho rằng, hiện tượng “làm giá” chứng khoán phái sinh tái xuất hiện.
“Mua giá trần trong phiên chứng khoán phái sinh đáo hạn cầm chắc thua lỗ nên tôi cho rằng đây là hiện tượng làm giá, nhiều khả năng do một nhóm nhà đầu tư gây ra.
Nhóm này vừa đặt lệnh mua giá cao để kích giá phái sinh, vừa đặt lệnh bán nhằm hiện thực hóa lợi nhuận từ các vị thế mua tại thời điểm giá thấp, thậm chí rất thấp trước đó. Khoản lãi từ việc đóng vị thế mua cũ sẽ lớn hơn nhiều mức lỗ từ việc mở vị thế mua mới”, một nhà đầu tư phái sinh nói.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng .
Trên thị trường phái sinh, luôn có người lãi và lỗ, nhưng hiện tượng tăng giá trần trong phiên ngày 21/5/2020 là bất thường, dù những ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai thường có biến động không nhỏ.
TTCK phái sinh đã có 3 năm hoạt động, giao dịch trên thị trường tăng nhiều so với thời gian đầu, nhưng những người tham gia chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư cá nhân, hoặc các nhóm nhà đầu tư tập hợp lại chơi chung, với sản phẩm là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 (hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ ít người tham gia).
Vì thế, dòng tiền trên thị trường này tăng, nhưng quy mô còn nhỏ, mà nhà đầu tư cá nhân nhiều thì sự biến động giá càng lớn.
Với cơ cấu thị trường như hiện tại, quy mô và sản phẩm chưa nhiều, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu có sự biến động lớn tương tự trong thời gian tới trên thị trường phái sinh.
Với các nhà đầu tư không chịu được rủi ro cao, ít kinh nghiệm, phụ thuộc vào đội/nhóm đầu tư khác, thì tốt nhất không nên giao dịch trong những phiên hợp đồng đáo hạn.
Với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, chịu rủi ro cao, hiểu được thị trường, hiểu được chênh lệch giá…, thì những ngày đáo hạn và gần đáo hạn là cơ hội kiếm được lợi nhuận tốt nhất.
Sàn phái sinh có nhiều cơ hội kiếm lời, nhưng rủi ro cao vì đòn bẩy lớn, biến động giá cao hơn. Trên thế giới, thị trường chứng khoán phái sinh là sân chơi đỉnh cao của giới đầu tư, mà ngay cả tiền kỹ thuật số hiện nay đã có không ít sàn quốc tế cho phép giao dịch phái sinh.
Ông Lê Anh Tùng, Phụ trách chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Một lực mua giá trần cực lớn đổ vào hợp đồng tương lai tháng 5 trong ngày đáo hạn 21/5 ngay trước khi khớp ATC khiến bên bán không kịp trở tay là hiện tượng hiếm gặp.
Cụ thể, lực cầu khoảng 1.000 hợp đồng của bên mua (Long) trong khoảng thời gian rất ngắn ngay trước khi thị trường đóng cửa khiến bên bán (Short) không phản ứng kịp và hợp đồng tháng 5 đóng cửa ở mức giá trần, chênh lệch so với chỉ số cơ sở VN30 lên tới hơn 48 điểm.
Tôi cho rằng, động thái trên chủ yếu đến từ hoạt động đầu cơ Long trong phiên ATC để tìm kiếm chênh lệch với VN30, mặc dù có sự kết hợp với việc mua vào nhằm đóng vị thế của bên Short. Hiện tượng giá bất thường này là hệ quả của hoạt động đầu cơ có chủ đích, không phản ánh đúng cung cầu thực của thị trường.
Trong những phiên đáo hạn hợp đồng tương lai, nhà đầu tư thường đối mặt với rủi ro biến động mạnh của chỉ số và không loại trừ rủi ro cao là “bị làm giá”, đặc biệt trong phiên ATC.
Nhà đầu tư cần ý thức được các rủi ro trên để chủ động có các chiến lược phòng ngừa. Cá nhân tôi cho rằng, các vị thế hợp đồng tương lai tốt nhất nên được đóng trước phiên giao dịch ATC để tránh rơi vào trạng thái bị động.
Tại mức giá tham chiếu 807,5 điểm cho phiên 21/5 của mã VN30F2005, giá trị danh nghĩa của 1 hợp đồng là 80,75 triệu đồng, nhưng nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ gần 14 triệu đồng. Theo đó, với mức lãi/lỗ 4,845 triệu đồng/hợp đồng tính riêng cho phần chênh 48,45 điểm so với VN30, nhà đầu tư phái sinh có tỷ lệ lãi/lỗ khoảng 35%.
Khối lượng giao dịch của mã phái sinh VN30F2005 trong phiên ATC ngày 21/5 là hơn 3.600 hợp đồng, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên là hơn 90.300 hợp đồng, khối lượng hợp đồng mở cuối phiên trước đó là trên 17.500 hợp đồng.
Chứng khoán 19/5: VN-Index đóng phiên tăng gần 9 điểm, giao dịch hơn 8.000 tỷ đồng
Một vài trụ lớn bị ghìm xuống cuối phiên khiến cho mức tăng hơn 15 điểm không được duy trì cuối phiên. Tuy nhiên, với quy mô giao dịch lớn, việc luân chuyển dần các trụ lại hoàn toàn bình thường.
Các trụ lớn của thị trường đã có những diễn biến để lại nhiều cảm xúc trong phiên hôm nay. Nếu như cuối phiên sáng, tâm lý trở nên hưng phấn thì trong chiều nay, chính các trụ lại xuất hiện cung đổ vào điều tiết điểm số.
VN-Index từ chỗ tăng hơn 15 điểm đã bị ghìm xuống, chỉ còn tăng 8,91 điểm ( 1,06%) lên 845,92 điểm. Đây là diễn biến chung của một loạt các mã lớn tuy nhiên 2 mã được chú ý nhất là VIC (0%) và SAB (-0,6%).
VIC từ chỗ tăng nhẹ khoảng 0,1% thì có lúc chạm vào vùng giá đỏ. Nhiều khả năng áp lực này xuất phát từ khối ngoại khi họ bán ròng 22,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến này thực tế vẫn thường xảy ra với VIC trong thời gian qua.
Trong khi đó, diễn biến tại SAB xảy ra trong phiên ATC qua đó nhắc nhở nhà đầu tư về các biến động của thị trường có thể sẽ gặp phải vào ngày đáo hạn phái sinh tới đây là 21/5.
Loại ra VIC và SAB, các Bluechip khác nhìn chung vẫn thể hiện được thực lực. VHM ( 1,8%), HPG ( 4,58%), VNM ( 1,4%), VRE ( 1,4%) và kể cả GAS ( 1,8%) đều duy trì được đà tăng.
Tại nhóm Ngân hàng, dù BID ( 0,64%) cùng VCB ( 0,6%) suy yếu thì CTG ( 3,75%) vẫn giữ được sức hút khi giá trị giao dịch cả phiên lên tới 235 tỷ đồng. Ngoài ra, các mã TCB ( 2,18%), MBB ( 1,17%) vẫn có nỗ lực kéo lại về cuối phiên.
Với câu chuyện thị trường lúc này vẫn xoay quanh các mã lớn, các mã vốn hóa trung bình và nhỏ đã có một phiên giao dịch có phần bị lu mờ.
Theo thống kê, có tới 12 mã được giao dịch trên 100 tỷ đồng trong cả phiên hôm nay. Tổng giá trị của HOSE đạt 8.060 tỷ đồng, tương đương 385,27 triệu đơn vị.
Tại HNX, ACB ( 1,38%) cuối phiên là trở nên khá đơn độc khi SHB (-4,03%) trượt dốc còn PVS (0%) bị bán ra. Chỉ số HNX-Index tăng 0,26% lên 108,83 điểm. Thanh khoản sàn đạt 58,3 triệu đơn vị, tương đương 567 tỷ đồng.
Còn với UPCoM, không khí giao dịch trái lại vẫn sôi động. ACV ( 4,9%), CTR ( 4,2%), VEA ( 3,4%), NTC ( 3,1%) vẫn tăng giá rất tích cực. Chỉ số UPCoM-Index cuối phiên vẫn tăng 0,96% lên 53,8 điểm. Thanh khoản sàn đạt 47,18 triệu đơn vị, tương đương 1.338 tỷ đồng trong đó KHA có thỏa thuận lên tới 761 tỷ đồng.
=========
Nhịp rướn lên trong 1 tiếng đầu đang có được sự gia cố từ các mã trụ. Lúc này, các mã lớn đang có sự dàn xếp khá chặt chẽ. VHM ( 2,9%) tạm thời vươn lên đảm nhận vai trò tiên phong rồi sau đó là VNM ( 2,4%).
Giao dịch của VHM cũng đang bứt phá mạnh mẽ, đạt tới 189 tỷ đồng và chỉ còn đứng sau HPG. Thanh khoản của VHM hứa hẹn cả phiên hôm nay sẽ bùng nổ bởi so với 3 phiên gần nhất, riêng phiên sáng nay đã hoàn toàn vượt lên.
Trong khi đó, với nhóm Ngân hàng, VCB ( 1,3%) lùi lại nhưng là để nhường lại sự chú ý cho các mã khác. CTG ( 3,98%) hiện đang hút tiền rất tốt và có được 145 tỷ đồng. Và các mã như STB ( 2,77%), TCB ( 3,15%), MBB ( 1,76%) cũng dành được sự chú ý hơn của nhà đầu tư.
Một số mã vốn hóa trung bình và nhỏ đã có biểu hiện cũng ít nhiều được cởi trói khi các trụ lớn thể hiện sự quyết tâm như GEX ( 3,58%), HDC ( 3,27%), DPG ( 6,2%).
VN-Index cuối phiên sáng tăng 15,77 điểm ( 1,88%) lên 852,78 điểm. Giao dịch đã đạt tới 5.163 tỷ đồng, tương đương 227,81 triệu đơn vị.
VIC đã xuất hiện các giao dịch thỏa thuận lên tới 1.351 tỷ đồng đẩy giá trị thỏa thuận toàn sàn đạt 1.974 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu loại đi cả thỏa thuận, HOSE vẫn đang có các diễn biến bùng nổ về mặt khớp lệnh với giá trị phiên sáng đã đạt trên 3.000 tỷ đồng.
Tại HNX, ACB ( 2,29%), PVS ( 1,54%) tạm thời duy trì đà tăng khá ổn định. Chỉ số HNX-Index đang tăng 0,81% lên 109,42 điểm. Thanh khoản sàn đạt 32,72 triệu đơn vị, tương đương 335 tỷ đồng.
=========
Trong đêm qua, chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch đầy hứng khởi sau khi công ty Moderna công bố kết quả thử nghiệm vắc xin cho thấy loại vắc xin mới nhất đã có thể tạo ra hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Điều này đã giúp cho Dow Jones và S&P 500 tăng tới hơn 3% còn giá dầu cũng tăng rất mạnh.
Ngay từ đầu phiên, VN-Index cũng đã cho thấy phản ứng đầy hưng phấn. Chỉ số được kéo ngay gần 15 điểm sau phiên ATO tương đương mức tăng hơn 1,6%. Đây cũng là diễn biến rất đồng thuận với các chỉ số khu vực như NIKKEI 225 ( 1,91%), STI ( 2,02%), JSX ( 1,91%)...
Các đầu tàu đang góp mặt khá đầy đủ với VCB ( 2%) đóng góp nhiều nhất, kế đến là VHM ( 1,7%), HPG ( 6%), VNM ( 1,7%) trong đó HPG đã tăng mạnh ngay đầu phiên.
Đã có lúc HPG còn tăng trần sáng nay và đồng thời giao dịch tiếp tục bùng nổ, đạt trên 250 tỷ đồng - đứng đầu sàn HOSE. Nhờ đó, HSG ( 4,65%), NKG ( 2,9%) vẫn có động lực để tăng tiếp.
Tuy nhiên, câu chuyện cần chú ý sẽ lại các mã Ngân hàng, nhóm Vingroup và cổ phiếu Dầu khí. Theo ghi nhận, các nhóm cổ phiếu quan trọng trên mới chỉ hưởng ứng nhưng vẫn chưa thực sự thể hiện sức mạnh.
Tại nhóm Ngân hàng, theo sau VCB, mới chỉ có các mã CTG ( 3%), TCB ( 2,9%) còn tăng quyết liệt trong khi BID ( 1,5%), MBB ( 1,5%), STB ( 1,9%), VPB ( 1,4%) vẫn khá chậm chạp trong việc nhập cuộc.
Tương tự là VIC ( 0,8%), VRE ( 1,4%) cũng đều chưa quá khẩn trương. Đặc biệt cần phải lưu ý tới nhóm Dầu khí khi GAS ( 2%), PVD ( 2,3%) chưa có sự tương xứng với diễn biến giá dầu đêm qua. Dầu thô WTI đã tăng 1,55 USD/thùng tương ứng 4,87% lên 33,37 USD/thùng; Dầu Brent tăng 2,31 USD/thùng tương ứng 7,11% lên mức 34,81 USD/thùng.
Các biểu hiện đang khiến cho thị trường phân hóa nhẹ trong nhịp tăng. Các mã vốn hóa nhỏ và trung bình phần lớn cũng chỉ tăng nhẹ ngoại trừ một vài mã cá biệt như DBC ( 3,9%),
Tính đến 10h, VN-Index tăng 1,59% lên 850,28 điểm. Giá trị giao dịch sau 1 tiêng đã hơn 1.500 tỷ đồng.
Còn HNX-Index cũng tăng 0,7% lên 109,3 điểm. Các mã ACB ( 1,83%) và PVS ( 1,54%) hiện vẫn còn đang tăng thăm dò chờ tín hiệu mạnh mẽ hơn từ HOSE.
Xu hướng đầu tư thời công nghệ số Những nhà đầu tư lựa chọn xu hướng đầu tư tiết kiệm thời công nghệ số luôn biết cách tận dụng tối đa những lợi ích mà công nghệ, Internet cũng như những chính sách miễn giảm phí của công ty chứng khoán mang lại nhằm phục vụ cho giao dịch đầu tư chứng khoán của mình. Internet và công nghệ đang thay...