Cháy rừng giảm số lượng nhưng tăng về quy mô
Dù năm 2020 chứng kiến những thảm họa cháy rừng lịch sử ở Australia và bang California (Mỹ), số lượng các vụ cháy rừng xảy ra năm nay ít hơn mức trung bình so với các năm trước.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Jamul, California, Mỹ, ngày 6/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus (CAMS) thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 14/12 tổng kết như trên, đồng thời cho biết năm 2020 là một trong những năm ít xảy ra đám nhất trên toàn cầu.
Số liệu do CAMS thu thập được trong một năm qua cho thấy lượng khí thải CO2 từ các đám cháy trong năm nay ước tính thấp hơn các năm trước. Tuy nhiên, nếu tính riêng tại các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, tần suất đám cháy xảy ra cao hơn, dẫn tới việc thải ra khoảng 1,7 tỷ tấn CO2. Con số này trong năm 2019 là 1,9 tỷ tấn.
Theo nhà khoa học cấp cao và chuyên gia về cháy rừng tại CAMS, Mark Parrington, dù năm 2020 là một năm thảm họa tại những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng tổng lượng khí thải trên toàn cầu lại thấp hơn nhờ cách xử lý hỏa hoạn và các biện pháp giảm nhẹ thiên tai. Ông cho biết số vụ cháy trên toàn thế giới đã giảm dần từ năm 2003, khi bắt đầu triển khai hoạt động giám sát. Tuy nhiên, nhà khoa học này cho biết không nên vội mừng vì các đám cháy ở khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất tăng kỷ lục về cường độ vì khí hậu khô hơn và nóng hơn. Ông cũng nói thêm rằng: “Tình trạng này dẫn tới sự gia tăng các chất ô nhiễm, bay đi xa hàng nghìn dặm, ảnh hưởng đến chất lượng không khí của hàng triệu người”.
Video đang HOT
Theo CAMS, có 4 khu vực đặc biệt bị ảnh hưởng của cháy rừng. Tại miền Tây nước Mỹ, các số liệu cho thấy một số vùng bị cháy rừng nghiêm trọng do khí hậu nắng nóng bất thường trong tháng 8 và tháng 9. Khói từ cháy rừng ở California, Oregon và Washington lan ra khắp Đại Tây Dương, đến tận Bắc Âu, thải ra hơn 30 triệu tấn CO2 vào khí quyển. Tính đến đầu tháng 9, khí thải từ cháy rừng ở Bắc Cực vượt kỷ lục của mọi năm trước đó. Cụ thể, lượng khí thải trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 244 triệu tấn, so với mức 181 triệu tấn của cả năm 2019. Trong khi đó, khu vực Caribe cũng có lượng khí thải kỷ lục từ các đám cháy ở Guatemala và cao hơn mức thải khí trung bình của toàn khu vực.
Còn tại Australia, các đám cháy rừng đã gây ra khoảng 400 triệu tấn CO2, với những đám khói lớn đủ để bao phủ toàn nước Nga.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu: Trung Quốc, EU cất tiếng nói chung
5 năm sau khi thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu là Hiệp định Paris được ký kết vào năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng Khí hậu diễn ra mới đây dưới hình thức trực tuyến để thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu mà cộng đồng quốc tế đã hướng tới.
Cảnh khô hạn trên cánh đồng tại thị trấn Walgett, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại hội nghị này, các nhà lãnh đạo thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi Trung Quốc và các nước châu Âu đang tìm kiếm thêm điểm chung và cơ hội hợp tác.
Hàng chục nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và quan chức hàng đầu của các doanh nghiệp đã tham gia hội nghị trên do Liên hợp quốc (LHQ), Vương quốc Anh và Pháp phối hợp tổ chức cùng với Chile và Italy nhằm khẳng định trước cộng đồng quốc tế cam kết mạnh mẽ hướng đến một xã hội không về khí thải.
Ngay trước hội nghị, ngày 11/12, cả 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận trong việc nâng mức cắt giảm khí thải trước 2030 lên thành 55%, so với mức 40% trước đây.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khai mạc hội nghị với cam kết cắt giảm ít nhất 68% khí thải trước năm 2030, hứa hẹn Anh sẽ chấm dứt "ngay khi có thể" việc cung cấp tài chính cho các hoạt động sản xuất năng lượng hóa thạch. Đây là một tín hiệu rõ ràng rằng Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đang phát huy hiệu quả để đẩy mạnh các hành động và tham vọng về khí hậu.
Martin Albrow, một nhà xã hội học người Anh, nhận định rằng, những thách thức như tình trạng Trái Đất nóng lên có thể đưa các quốc gia, các nhóm và cá nhân xích đến gần nhau vì một mục tiêu chung. Điều này thúc đẩy các quốc gia như Trung Quốc và các nước châu Âu tiếp tục hành động. Trung Quốc dự kiến lượng khí thải CO2 của nước này sẽ lên tới mức cao nhất vào trước năm 2030 và phấn đấu đưa mức phát thải carbon về 0% trước năm 2060. Nước này cũng cam kết đóng góp nhiều hơn vào việc giải quyết thách thức khí hậu toàn cầu đến năm 2030.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ giảm 65% lượng khí phát thải carbon trên một đơn vị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) so với mức năm 2005, tăng tỷ trọng sử dụng nhiên liệu không hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng lên khoảng 25%, tăng trữ lượng rừng lên 6 tỷ m3 so với năm 2005, nâng tổng công suất lắp đặt điện gió và điện Mặt Trời lên hơn 1,2 tỷ KW.
Các nước châu Âu cũng đang có những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận cắt giảm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính của khối trong khu vực vào cuối thập niên tới so với mức năm 1990.
Các quốc gia thành viên EU đã "bật đèn xanh" cho đề xuất của Ủy ban châu Âu nhằm tăng cường mục tiêu trung hạn của khối như một phần của mục tiêu dài hạn nhằm đưa mức phát thải khí carbon về 0% vào năm 2050.
Laurence Tubiana, từng là nhà đàm phán hàng đầu của Pháp về biến đổi khí hậu, cho biết, EU và Trung Quốc đều cam kết đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0%, tạo ra điểm chung cho sự hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên. Sự hợp tác này không nhất thiết phải giới hạn ở cấp quốc gia, mà còn tạo dựng quan hệ đối tác giữa các thành phố, khu vực, tỉnh và các ngành nghề.
Vào tháng 9/2020, tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen Group China thông báo rằng họ đang có kế hoạch đầu tư tổng cộng khoảng 15 tỷ euro (khoảng 17,5 tỷ USD) cùng với các liên doanh trong lĩnh vực xe điện từ năm 2020 đến năm 2024.
Theo đuổi chiến lược điện khí hóa và số hóa, Volkswagen đã lên kế hoạch sản xuất tổng cộng 15 mẫu xe sử dụng năng lượng mới (NEV) vào năm 2025, với 35% danh mục sản phẩm tại Trung Quốc là các mẫu xe chạy hoàn toàn bằng điện.
Cháy rừng thiêu rụi gần một nửa diện tích hòn đảo di sản thế giới Fraser Đám cháy rừng lớn trên đảo Fraser ngoài khơi bờ biển phía Đông của bang Queensland (Australia) vẫn đang dữ dội và tình hình nguy hiểm hiện nay được dự báo sẽ kéo dài sang tuần tới. Đảo Fraser, nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới và cồn cát, nằm trong danh sách di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục,...