Chảy nước dãi với nghệ thuật từ… bơ
Những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp được làm từ bơ này đã mang lại cho nước Anh một giải thưởng trong Thế vận hội ẩm thực.
Cựu đầu bếp Vipular Athukorale đã dành nhiều thời gian cho những tác phẩm điêu khắc thủ công này. Sản phẩm mới nhất của ông là một chiếc Volkswagen Beetle và một cảnh trong chuyện Cô bé quàng khăn đỏ, chúng đã đạt được các giải thưởng tại Thế vận hội ẩm thực ở Đức vào tuần trước.
Một cảnh trong câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”.
Ông nói: “Tôi bắt đầu điêu khắc bơ khoảng 30 năm trước khi tôi là một đầu bếp… Tôi yêu nghệ thuật và thích nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc từ hồi Đại học. Tôi nghĩ rằng nó có vẻ thú vị nên tôi quyết định thực hiện và nó dễ dàng hơn tôi nghĩ”.
Sau khi thử nghiệm với hàng chục nhãn hiệu bơ khác nhau, cuối cùng ông đã thực hiện chúng trên một loại bơ thực vật cho bánh ngọt. Ông tạo ra một cấu trúc cơ bản bằng thép không gỉ trước khi phủ bơ lên và đúc nó thành hình dạng một cách cẩn thận.
Những tác phẩm tuyệt đẹp đến từng chi tiết.
Vipular đến từ Belgrave, Leics đã sử dụng dao mổ loại nhỏ để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật. Người đàn ông 49 tuổi này đã bắt đầu công việc cho Thế vận hội ẩm thực từ 3 tháng trước và giờ đây ông có thể tự hào về thành quả công việc của mình.
Video đang HOT
Vipular nói thêm: “Đó là một công việc rất mệt mỏi. Tôi như bị lạc trong thế giới nhỏ bé của riêng mình. Khi tôi bắt đầu điêu khắc, tôi hoàn toàn nhập tâm vào nó. Tôi có một căn phòng nhỏ trong nhà dành riêng cho việc điêu khắc và một khi tôi ở trong đó, gia đình sẽ không thể gây được một chút chú ý nào nếu tôi chưa hoàn tất công việc”.
Những tác phẩm này có thể tồn tài trong nhiều năm nếu được bảo quản tốt.
Người nghệ sĩ này chia sẻ: “Tôi có thể dễ dàng dành tới 15 tiếng cho một tác phẩm điêu khắc. Vợ tôi rất kiên nhẫn và hiểu biết, cô ấy ủng hộ tôi trong công việc”.
Các tác phẩm nghệ thuật này có thể để được trong nhiều năm nếu nó được giữ tránh xa ánh nắng mặt trời.
Theo TTVN
Triển lãm khoai tây... cơ thể người
Những củ khoai tây này được tạo ra rất tỉ mỉ và mang nhiều ý nghĩa.
Nghệ sĩ người Italia Giuseppe Penone đã tìm ra một vật liệu mới cho công việc sáng tạo của mình, đó chính là những củ khoai tây.
Vừa qua, người nghệ sĩ này đã cho ra mắt một cuộc triển lãm mới tại Thụy Sĩ. "Nhà điêu khắc khoai tây" này đã đem đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng những củ khoai với hình dạng của các bộ phận trên khuôn mặt con người như: đôi mắt, mũi và miệng. Những sản phẩm này được tạo ra với sự trợ giúp của các khuôn mẫu bằng đồng được thiết kế đặc biệt.
Các tác phẩm được triển lãm đều là khoai tây tươi.
Cuộc triển lãm mang tên Patate, diễn ra tại Kunstmuseum Basel, trung tâm nghệ thuật lớn và quan trọng nhất tại đất nước Thụy Sỹ. Sự kiện truyền tải thông điệp về sự khai phá tự nhiên và hình dạng của quá trình tiến hóa dưới sự tác động của loài người.
Những củ khoai này có hình dạng của mắt, mũi, mồm...rất độc đáo.
Penone đã cố gắng thay đổi vòng phát triển của môi trường tự nhiên. Với ông, tự nhiên không phải là thế lực mà chúng ta phải thắng, mà là sự kết hợp của các hiện tượng, quá trình chuyển hóa, để tạo nên một hệ thống quy luật có thể chuyển tải thông qua ngôn ngữ và kiểu dáng nghệ thuật.
Triển lãm nhằm mang lại cái nhìn mới mẻ hơn về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Trông chúng thật nổi bật trước những củ khoai tây khác.
Tuy vậy, không phải ai cũng yêu thích những tác phẩm "điêu khắc" này.
Một số quan điểm cho rằng, những củ khoai tây với hình thù đặc biệt này còn đại diện cho năm giác quan. Tuy nhiên, một vị khách đến xem triển lãm tỏ ra khá bối rối trước những củ khoai tây: "Tôi nghĩ rằng tôi đã nhầm lẫn và đi lạc vào nhà bếp của một quán cà phê nào đó. Tôi có rất nhiều khoai tây ở nhà và tôi không cần phải đến một triển lãm để nhìn thấy chúng".
Kể từ khi triển lãm với những thực phẩm dễ hư hỏng này diễn ra, người ta đã phải thay thế một số củ khoai tây khi chúng bắt đầu thối rữa.
Đây không phải là lần đầu tiên Penone trưng bày những "tác phẩm điêu khắc" trên các loại củ. Ông đã tổ chức triển lãm "Patate" lần đầu tiên vào năm 1978 với những củ khoai tây phát triển trong hình dạng của một khuôn mặt con người.
Theo TTVN
Kì cục những người... đắp bột nhào lên mặt Thực ra đó là hoạt động nằm trong một dự án nghệ thuật thú vị. Søren Dahlgaard, một nghệ sĩ người Đan Mạch đã sử dụng một chất liệu vô cùng đặc biệt trong loạt ảnh mới nhất của mình. Nghệ sĩ đa phương tiện này đã sử dụng bột để tạo ra các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt được đánh...