Chảy máu nhiều ở vùng kín sau khi quan hệ
Trong quá trình “chăn gối”, đôi khi người phụ nữ gặp phải những sự cố ra huyết âm đạo nhiều sau khi quan hệ. Đây là một cấp cứu phụ khoa.
Tại sao có sự ra máu nhiều ở vùng kín?
Bình thường ống âm đạo được xếp sát với nhau bởi mặt trước và mặt sau. Hệ sinh dục nữ giới cũng chịu tác động theo chu kỳ kinh nguyệt, có sự thay đổi theo chu kỳ.
Khi có sự ” thăng hoa” các mạch máu sẽ dồn về vùng hệ sinh dục, giúp các cơ quan nơi đây giãn nở, đặc biệt là thành ống âm đạo giãn nở tối đa, đồng thời sự tiết chất nhờn từ các ống cửa tuyến như tuyến Bartholine, tuyến Skene và các tế bào tuyến thành âm đạo giúp cho sự “thăng hoa” được trọn vẹn. Vì một nguyên nhân do lực tác động mạnh làm tổn thương, do kỹ thuật không đúng cách hay sử dụng các công cụ hỗ trợ, có thể gây chấn thương bất kỳ vị trí nào của hệ sinh dục với những tổn thương như rách, giập nát, thủng mà hệ quả là gây ra chảy máu nhiều.
Ảnh minh họa
Những nguyên nhân thường gặp: rách màng trinh ngay ở vị trí mạch máu gặp những trường hợp quan hệ lần đầu với các động tác vồ vập quá mức; rách thành âm đạo; rách cùng đồ; rách tầng sinh môn và rách cùng đồ phức tạp gây thủng lên ổ bụng do những động tác thô bạo; những tư thế nguy hiểm không phù hợp giải phẫu của người nữ giới hay sử dụng những công cụ gắn những vật dụng, hòn bi sắt, râu hùm…
Ngay sau khi quan hệ, thấy hiện tượng ra máu nhiều thấm ướt cả quần nhỏ; những trường hợp tổn thương ở phía ngoài như rách màng trinh, rách thành âm đạo ngoài thì không có triệu chứng của đau, chỉ thấy có cảm giác rát ở vùng âm hộ. Trường hợp tổn thương sâu hơn như rách âm đạo – cùng đồ, hay rách cùng đồ sau, ngoài triệu chứng ra máu từ trong âm đạo nhiều, ra máu đỏ tươi và máu cục, kèm theo đau bụng nhiều vùng dưới.
Trường hợp ra máu nhiều dẫn đến người bệnh chóng mặt, ngất xỉu, vã mồ hôi, huyết áp tụt da niêm xanh nhợt biểu hiện mất máu nhiều.
Video đang HOT
Cách xử trí
Ngay sau khi quan hệ xong, thấy tình trạng ra máu nhiều bắt buộc phải đến cơ sở y tế có khoa sản. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá thương tổn để có hướng xử trí kịp thời.
Trường hợp rách màng trinh đang chảy máu, rách thành ngoài âm đạo ngoài ta chỉ cần gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% rồi may cầm máu lại bằng chỉ chromic 2.0 là đủ.
Trường hợp rách thành âm đạo sâu bên trong, kèm rách cùng đồ. Có thể tiền mê bằng Atropin 0,25mg hoặc Dolargan 100mg và may lại chỗ rách bằng chỉ chromic 2.0 hay chỉ vicryl 2.0 để cầm máu.
Trường hợp ra máu nhiều, gây tụt huyết áp phải hồi sức bằng dịch truyền mặn đẳng trương như Natrichlorua 0,9% kết hợp truyền máu cùng nhóm bằng hồng cầu lắng, rồi chuyển lên phòng mổ thám sát và xử trí tại phòng mổ. Trong những trường hợp này tổn thương sâu, rách phức tạp hay người bệnh đến trễ gây mất máu nhiều.
Khi thám sát âm đạo có những trường hợp có tổn thương phức tạp thương tổn có thể rách sâu lan lên ổ bụng thì phải phẫu thuật nội soi ổ bụng thám sát và khâu cầm máu lỗ thủng. Sau khi xử trí khâu cầm máu, cần nằm theo dõi, dùng thuốc kháng sinh toàn thân ngừa nhiễm trùng như Cephalexin, Augmentin, Negacef, đối với trường hợp nhẹ, thương tổn ít, dùng kháng sinh tiêm trong những trường hợp thương tổn nặng như Cefuroxim, Zadim, Alfacef. Kết hợp giảm đau như Paracetamol, Tatanol, Efferalgan. Sát trùng bằng dung dịch Betadine.
Cách ngăn ngừa
Những phụ nữ quan hệ lần đầu, cần có sự trao đổi những cách thức “yêu” thật hợp lý trước khi “lâm trận”. Cách động tác ban đầu nhẹ nhàng và uyển chuyển, tránh thô bạo. Không nên áp dụng những tư thế làm người bạn tình thấy khó chịu, bất an.
Đối những phụ nữ trung niên trở lên có thể dùng chất bôi trơn để tránh khô rát dễ gây tổn thương thành âm đạo. Tuyệt đối tránh các công cụ “sextoy” hay công cụ tự chế, ngoài việc gây ra tổn thương còn gây ra nhiễm trùng đường sinh dục rất nguy hiểm.
Việc sự cố trong quan hệ đã ảnh hưởng đối với hạnh phúc và đời sống lứa đôi sau này rất lớn. Nó không chỉ làm cho người phụ nữ không thấy hứng thú trong quan hệ tình dục nữa, mà còn sợ gần chồng, sợ và từ chối quan hệ khiến người bạn đời của họ cũng bị ức chế, giảm hứng thú vi lo lắng.
Để xóa tan đi nỗi ám ảnh đó điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt – ăn uống – nghỉ ngơi, càng thuận theo tự nhiên càng tốt; tham gia các hoạt động ngoài trời như dã ngoại, thể dục… cho đến khi tìm được sự cân bằng tinh thần để sẻ chia, chấm dứt được ký ức đã qua.
Theo BS.CKII. Nguyễn Hữu Thuận/Suckhoedoisong.vn
Chị em không nên làm việc này trước khi 'quan hệ' để tránh mắc bệnh ở 'vùng dưới'
Có những việc có thể làm trước hoặc sau khi quan hệ tình dục nhưng cũng có những việc nên tránh sẽ tốt hơn nhiều cho sức khỏe, nhất là sức khỏe của chị em.
Những phụ nữ đi tiểu trước khi quan hệ tình dục có thể có nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiểu (UTIs) nhiều hơn, một chuyên gia y tế tuyên bố.
Phụ nữ đi tiểu trước khi quan hệ tình dục có thể có nguy cơ phát triển bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
David Kaufman, một chuyên gia về tiết niệu tại New York, đã trao đổi với Yahoo Health về chuyện nên hay không nên đi tiểu trước khi quan hệ tình dục. Theo ông, đi tiểu trước khi quan hệ tình dục là nguyên nhân số một gây nhiễm trùng đường tiểu sau khi quan hệ, còn được gọi là viêm bàng quang tuần trăng mật.
Tại sao bạn không nên đi tiểu trước khi quan hệ tình dục? Đó là vì nếu không có nước tiểu trong bàng quang, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Hơn nữa, trong thời gian giao hợp, vi khuẩn từ âm đạo có thể bị đẩy vào niệu đạo nên nguy cơ càng tăng lên.
Bác sĩ Kaufman giải thích: 'Các vi khuẩn có những hạt xoắn nhỏ xíu hoạt động như các móc nối, gắn vào lớp lót niệu đạo. Đi vệ sinh sau khi quan hệ làm cho vi khuẩn có thể bị bong ra, ngăn không cho nó di chuyển đến bàng quang. Vì vậy, nếu bạn cần đi tiểu, hãy lưu trữ đủ nước tiểu để đẩy tất cả các vi khuẩn ra ngoài sau khi có quan hệ tình dục'. Nếu bạn không đi vệ sinh sau khi quan hệ tình dục, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bàng quang và phát triển thành một bệnh nhiễm trùng.
Các vi khuẩn có những hạt xoắn nhỏ xíu hoạt động như các móc nối, gắn vào lớp lót niệu đạo.
Tiến sĩ Hilda Hutcherson, giáo sư sản khoa và khoa sản tại Đại học Columbia University College of Physicians and Surgeons, nói với SheKnows rằng mặc dù cô không khuyên tất cả phụ nữ cần phải đi tiểu trước khi quan hệ tình dục, nhưng cô thường khuyên họ nên đi tiểu trước và sau khi giao hợp để giảm khả năng phát triển UTI.
Thật không may, phụ nữ dễ bị UTIs hơn nam giới vì cấu tạo sinh học của họ. Niệu đạo nữ được tách ra từ âm đạo và hậu môn chỉ bằng một khoảng cách nhỏ, làm cho các vi khuẩn từ âm đạo hoặc hậu môn có thể dễ dàng tiếp cận đến bàng quang.
Sở dĩ người phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu và nhiễm trùng 'vùng kín' là bởi vì 'vùng kín' của chị em có cấu tạo dạng mở nên vi trùng dễ xâm nhập vào bên trong. Hơn nữa, phụ nữ dễ bị viêm bàng quang gấp 25 lần nam giới do niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn. Vì vậy, chị em cần hết sức đề phòng các bệnh viêm nhiễm này.
Theo WebMD, 50% phụ nữ sẽ phải đối phó với nhiễm trùng đường tiểu trong một số thời điểm trong cuộc đời của họ. Tiến sĩ Kaufman giải thích, một số phụ nữ có nhiều khả năng mắc UTIs hơn nếu có những vết thương ở vị trí gần với niệu đạo và cũng có một số bệnh nhân mắc UTI hầu như sau mỗi lần họ quan hệ tình dục.
Phụ nữ dễ bị viêm đường tiết niệu và nhiễm trùng 'vùng kín' là bởi vì 'vùng kín' của chị em có cấu tạo dạng mở.
Loại nhiễm trùng này do vi khuẩn trong hệ thống tiết niệu gây ra và rất hay gặp ở phụ nữ. Bệnh xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng bất cứ nơi nào trong đường tiết niệu, nhiễm trùng trong bàng quang và thận là phổ biến hơn cả.Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu cần chú ý:- Cảm giác căng thẳng khi bạn gần như đi tiểu xong- Cảm giác nóng hoặc đau trong khi đi tiểu- Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm- Cảm thấy như không thể đi tiểu hết- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc đục- Dòng nước tiểu nhỏ hơn so với bình thường - thường gặp ở nam giới- Đau lưng, đau bụng, sốtĐiều trị, phòng bệnh nhiễm trùng đường tiểu:- Uống nhiều nước: Uống nước giúp loại bỏ vi trùng đi ra ngoài một cách dễ dàng và mau chóng.- Đi tiểu khi cần, nhất là ngay sau khi quan hệ tình dục.- Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
Nguồn: Indepedent/DailyMail
Theo N. Thúy / Theo Helino/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Tại sao bị đau thắt lưng sau khi quan hệ? Tôi năm nay 38 tuổi, một tháng gần đây sau khi quan hệ bị đau thắt lưng rất nhiều. Câu hỏi: Đến sáng hôm sau tôi vẫn còn đau, không ngồi dậy nổi. Có phải do thận của tôi bị yếu như người ta thường nói không? (Trung). Ảnh minh họa: Menshealth. Trả lời: Chào bạn, Trong quá trình quan hệ, thắt lưng...